Tình hình nuôi thương phẩm tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 47)

Nghề nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa trong 05 năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn và không ổn định, điều này thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1: Tình hình chung nghề nuôi tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Số lồng nuôi (lồng) 22.803,0 27.100,0 27.000,0 20.829,0 20.320,0

Sản lượng (tấn) 1.266,0 863,0 712,0 600,0 1.150,0

Giá trị (tỷ VND) 759,6 586,8 576,7 592,2 1.458,1

Số lao động (người) 1.520,0 1.693,0 1.588,0 1.096,0 1.016,0 Số lượng lồng nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hoà trong 5 năm gần đây không được ổn định. Năm 2007 tăng khá nhiều so với năm 2006 (cụ thể tăng 4.297 lồng). Nguyên nhân, trong giai đoạn 2004 đến 2006 nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hoà phát triển khá nhanh, nên số lượng lồng nuôi năm 2007 cũng tăng theo đà tăng trưởng đó. Năm 2007 và 2008 tương đương nhau. Nhưng năm 2009 và 2010, số lượng lồng nuôi giảm rất mạnh. Vì cuối năm 2006 và đầu năm 2007, bệnh "tôm hùm sữa" xuất hiện đã gây thiệt hại rất lớn đó với nghề nuôi tôm hùm lồng; tiếp tục theo đó, cơn bão cuối năm 2009, lại tiếp tục gây ra nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề của cả vùng Nam Trung bộ nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng. Bên cạnh các nguyên nhân trên, việc quy hoạch lại vùng nuôi của tỉnh năm 2009, cũng làm suy giảm một phần nào số lượng lồng nuôi thuộc toàn tỉnh. Chính vì các nguyên nhân trên nên số lượng lồng của nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hoà đã không ổn định trong 5 năm gần đây.

Về sản lượng tôm hùm nuôi lồng tỉnh Khánh Hoà, trong khoảng từ 2006 đến 2007, sản lượng nuôi tôm hùm của tỉnh Khánh Hoà giảm rất mạnh (403 tấn). Nguyên nhân, do bệnh "tôm hùm sữa" xuất hiện cuối năm 2006 và đầu năm 2007, đã làm chết một số lượng lớn tôm hùm nuôi nên sản lượng tôm hùm nuôi lồng tỉnh Khánh Hoà năm 2007 đã giảm rất mạnh so với năm 2006. Theo đà suy giảm đó, sản lượng tôm hùm nuôi năm 2008 và 2009 cũng giảm nhưng nhờ sự can thiệp của các cơ quan, ban ngành liên quan và các nhà khoa học, chính vì vậy sự suy giảm này

không còn mạnh như năm 2007. Năm 2010, sản lượng tôm hùm nuôi lại tăng, nguyên nhân chính là do bệnh "tôm hùm sữa" đã trị được.

Giá trị kinh tế nghề nuôi tôm hùm lồng của tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây cũng không được ổn định, điều này một phần do ảnh hưởng của sản lượng. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế năm 2010 đột ngột tăng mạnh, ngoài lý do là sản lượng tăng, còn do sự khủng hoảng về kinh tế nên khiến giá các loại hàng hóa ở Việt Nam cũng tăng mạnh, vì thế, giá tôm hùm thương phẩm cũng tăng theo. Chính các nguyên nhân trên đã khiến giá trị kinh tế của nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hòa năm 2010 tăng mạnh.

Số lượng lao động trong nghề nuôi tôm hùm lồng tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây cũng không ổn định. Năm 2007 tăng so với năm 2006, điều này cũng tương tự vấn đề biến động về lồng nuôi, theo đà phát triển của nghề nuôi tôm hùm nên năm 2007, số lượng lao động tăng hơn so với năm 2006, nhưng do cuối 2006 và đầu năm 2007 xuất hiện bệnh “tôm hùm sữa” đã khiến nghề nuôi tôm hùm lồng suy giảm dẫn đến số lượng lao động trong nghề nuôi tôm hùm lồng năm 2008 giảm. Bên cạnh đó, năm 2009, tỉnh Khánh Hòa quy hoạch lại vùng nuôi nên số lượng các hộ nuôi tôm hùm tính trên toàn tỉnh cũng giảm, chính các nguyên nhân trên đã khiến số lượng lao động trong nghề nuôi tôm hùm lồng tỉnh Khánh Hòa năm 2009 và 2010 giảm mạnh hơn so với các năm trước đó.

Qua các phân tích trên, ta thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra sự không ổn định trong nghề nuôi tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây là do dịch bệnh (cụ thể là bệnh “tôm hùm sữa”), bên cạnh đó, là các nguyên nhân khác. Và tiếp theo đây là thông tin chung về các hộ nuôi tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa.

Bảng 3.2: Thông tin chung về các hộ nuôi

Chỉ tiêu Số lượng

Thời gian tham gia nuôi tôm hùm (năm) 10,60 ± 4,51 Thời gian nuôi một vụ (tháng/vụ) 16,90 ± 1,26 Số thành viên trong gia đình (người/hộ) 5,00 ± 1,23 Số thành viên nam trong gia đình (người/hộ) 2,60 ± 0,95

Bảng 3.2 cho thấy, thời gian tham gia nuôi tôm hùm trung bình của người nuôi ở tỉnh Khánh Hòa 10,6 ± 4.51 năm; thời gian một vụ nuôi trung bình 16,9 ± 1,26 tháng; số thành viên trong gia đình trung bình 5 ± 1,23 người; số thành viên nam trong gia đình trung bình 2,6 ± 0,95 người.

Với thời gian trung bình tham gia nuôi tôm hùm 10,6 ± 4,51 năm, kết quả này cũng phù hợp với những báo cáo được công bố trước đây. Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Khánh Hòa có thể xem là bắt đầu từ năm 1992 nhưng phát triển mạnh từ năm 2000 trở lại đây.

Thời gian trung bình của một vụ nuôi 16,9 ± 1,26 tháng. Thời gian này thấp hơn so với báo cáo của Elizabeth H. Petersen & Phương T. H (18,1 (16-21) tháng), điều này có thể giải thích là: Elizabeth H. P & Phương T.H điều tra cả 03 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận; trong 3 tỉnh đó thì tỉnh Phú Yên là nơi có nghề ương tôm hùm rất phát triển, thậm chí người nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên còn cung cấp con tôm hùm giống cho người nuôi tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa trong những năm gần đây. Còn trong báo cáo này, tác giả chỉ điều tra ở tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, ở Khánh Hòa, người nuôi tôm mua tôm giống có kích thước là khoảng 3 – 5g, của người ương tôm giống tỉnh Phú Yên sau đó về tiếp tục ương nuôi lên. Chính vì điều này nên một vụ trong cáo báo của Elizabeth & Phương có thời gian dài hơn.

Đối với tất cả các ngành nghề sản xuất, thông tin về nguyên liệu đầu, sản phẩm đầu ra, các chỉ số trong sản xuất,... rất quan trọng. Tương tự, đối với nghề nuôi tôm hùm Bông, thông tin về giá của tôm giống, giá tôm thương phẩm, tỷ lệ sống,... cũng rất quan trọng. Bảng 3.3 sẽ cung cấp các thông tin chung về giống, tỷ lệ sống, khối lượng tôm thương phẩm,...

Bảng 3.3: Thông tin chung về giống và thu hoạch năm 2010

Chỉ tiêu Số lượng

Giá tôm hùm Bông giống (VND/con) 296.800 ± 13.512

Tỷ lệ sống (%) 63,80 ± 9,98

Số lồng của một hộ nuôi (lồng/hộ) 30,40 ± 24,69 Khối lượng tôm hùm Bông lúc thu hoạch (kg/cá thể) 0,82 ± 0,03 Giá tôm hùm Bông lúc thu hoạch (triệu VND/kg) 1,268 ± 0,047

Ghi chú: giá trị trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 100)

Bảng 3.3 cho thấy, giá trung bình tôm hùm giống của tôm hùm Bông năm 2010 là 296.800 ± 13.512 VND/con; tỷ lệ sống 63,8 ± 9,98 %; trung bình số lồng

của một hộ nuôi 30,4 ± 24,69 lồng/ hộ; khối lượng trung bình tôm lúc thu hoạch 0,82 ± 0,03 kg/con; giá trung bình của tôm hùm Bông lúc thu hoạch 1,2679 ± 0,047 triệu VND/kg.

Trung bình giá giống của tôm hùm Bông năm 2010 là rất cao. Nguyên nhân là cuối năm 2009, các nghề ương nuôi tôm hùm ở Nam Trung bộ - Việt Nam bị một con bão tàn phá. Đặc biệt, tỉnh Phú Yên, nơi bị cơn bão này tàn phá rất nặng nề. Chính vì vậy, giá tôm hùm giống được đẩy lên cao do nhu cầu giống để tiến hành tái sản xuất. Bên cạnh đó, người nuôi tôm hùm Bông của tỉnh Khánh Hòa đa phần lấy giống từ Phú Yên. Kết hợp các nguyên nhân trên nên giá tôm hùm Bông giống năm 2010 ở tỉnh Khánh Hòa tăng lên rất cao so với các năm trước đây.

Về trung bình giá tôm hùm Bông thương phẩm năm 2010 cũng tăng lên, nguyên nhân cũng do các khó khăn về điều kiện tự nhiên nên tôm hùm Bông thương phẩm không có. Điều này dẫn đến giá thương phẩm của tôm hùm Bông tăng lên so với các năm trước.

Ngoài các vấn đề trên, trong những năm gần đây, do tác động của khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới nên nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, thể hiện rõ nhất là giá cả các mặt hàng ở Việt Nam đều tăng trong 2 năm, điều này đã khiến giá tôm hùm Bông giống và thương phẩm cũng tăng lên.

Đối với nghề nuôi tôm hùm Bông thương phẩm tỉnh Khánh Hòa, một chu kỳ sản xuất chia ra 3 giai đoạn, sau đây là thông tin chung về lồng nuôi của 3 giai đoạn.

Bảng 3.4: Thông tin chung về lồng nuôi

Chỉ tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Số lồng của hộ nuôi (lồng/hộ) 8,4 ± 6,95 10,3 ± 8,58 11,8 ± 9,68 Chiều dài & chiều rộng của lồng (m) 3,7 ± 0,4 3,7 ± 0,4 3,7 ± 0,4 Chiều sâu của lồng (m) 3,5 ± 1,67 3,9 ± 1,69 4 ± 2,2 Giá của lồng (triệu VND/lồng) 4,138 ± 0,794 4,138 ± 0,794 4,138 ± 0,794 Thời gian thay thế lồng (năm/lồng) 5,1 ± 1,79 5,1 ± 1,79 5,1 ± 1,79

Ghi chú: giá trị trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 100)

Trung bình số lồng của một hộ nuôi ở giai đoạn 01 là 8,4 ± 6,95 (lồng/ hộ), giai đoạn 02 là 10,3 ± 8,58 (lồng/hộ) và giai đoạn 03 là 11,8 ± 9,68 (lồng/hộ). Nguyên nhân có sự phân chia thành 3 giai đoạn và sai khác nhau về số lồng của

từng giai đoạn, do khi nuôi tôm hùm lồng, người nuôi phải tiến hành san thưa tôm hùm theo thời gian nuôi; và ở Khánh Hòa, người nuôi thường tiến hành 2 đợt san thưa trong một chu kỳ nuôi điều này được giải thích cụ thể ở bảng 3.4.

Chiều dài và chiều rộng trung bình của lồng: 3,7 (m); chiều sâu trung bình của lồng ở các giai đoạn là 3,5 ± 1,67 : 3,9 ± 1,69 : 4 ± 2,2 (m), vì các lồng nuôi tôm hùm thường là hình hộp chữ nhật có đáy hình vuông nên chiều dài và chiều rộng của các lồng thường bằng nhau. Sự sai khác của chiều sâu là do trong quá trình nuôi khi tôm hùm càng lớn, người nuôi tôm thường đưa tôm xuống sâu hơn. Điều này cũng phù hợp với đời sống ngoài tự nhiên của tôm hùm.

Trung bình giá lồng nuôi tôm hùm 4,138 ± 0,794 (triệu VND/lồng), đây là giá trị tính theo thời điểm tác giả điều tra (năm 2010), cao hơn so với báo cáo của Elizabeth & Phương [30], nguyên nhân do năm 2010 giá cả các loại vật liệu (sắt, lưới, cước,...) làm lồng đều tăng so với các năm trước.

Tương tự như bảng 3.4, bảng 3.5 cung cấp thông tin chung về kích thước, thời gian và mật độ tôm hùm Bông trong 3 giai đoạn nuôi thương phẩm.

Bảng 3.5: Thông tin chung về kích thước, thời gian và mật độ các giai đoạn

Chỉ tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Kích thước tôm hùm Bông bắt đầu &

kết thúc các giai đoạn (g/cá thể) 5 – 100 100 – 300 ≥ 300

Thời gian nuôi (tháng) 3,70 ± 0,59 6,10 ± 0,98 7,10 ± 1,09 Mật độ (cá thể/lồng) 211,00 ± 42,09 117,30 ± 29,32 67,00 ± 9,16

Ghi chú: giá trị trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 100)

Bảng 3.5 cho thấy, kích thước bắt đầu & kết thúc mỗi giai đoạn ương nuôi: 5–100 : 100 – 300 : ≥300 (g/con); thời gian nuôi trung bình của các giai đoạn: 3,7 ± 0,59 : 6,1±0,98 : 7,1 ± 1,09 (tháng) và mật độ nuôi trung bình theo lồng của các giai đoạn: 211 ± 42,09 : 117,3 ± 29,32 : 67 ± 9,16 (cá thể/lồng) (tương đương với giai đoạn 1:2:3).

Thời gian trung bình của các giai đoạn nuôi: 3,7 ± 0,59 : 6,1 ± 0,98 : 7,1 ± 1,09

(tháng), ta thấy càng về sau, thời gian của các giai đoạn nuôi càng dài. Nguyên nhân, khi tôm hùm có kích thước càng lớn thì thời gian của 01 chu kỳ lột xác của tôm hùm càng dài.

Mật độ nuôi trung bình theo lồng theo các giai đoạn: 211 ± 42,09 : 117,3 ± 29,32 : 67 ± 9,16 (cá thể/lồng), điều này cũng phù hợp vì tôm hùm khi lớn càng giảm mật độ để tránh hiện tượng ăn lẫn nhau. Ngoài ra, san thưa tôm hùm cũng để giúp môi trường ương nuôi trong lồng thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho tôm hùm phát triển.

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 47)