Các khía cạnh kinh tế của nghề nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam.

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 28)

thức ăn tổng hợp của tôm Sú (thức ăn CP), kết quả là sau 60 ngày nuôi tôm đã chết hoàn toàn [10].

Kích cỡ và hình dạng thức ăn tổng hợp cho tôm hùm được sử dụng ở dạng viên cứng như là thức ăn trong nuôi tôm he, hoặc dạng viên ẩm [36]. Tính chất vật lý của thức ăn ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi và lượng thức ăn được sử dụng của tôm hùm chưa được nghiên cứu. Brown & ctv (1995) đã sử dụng bánh đậu nành đã được nén có kích thước 30mm x 75mm x 300mm để làm thức ăn cho tôm hùm nuôi ở Caribbean. Thức ăn viên được thiết kế cho tôm he Nhật bản P. japonicus nhìn chung có kích thước là đường kính 3mm, dài 6mm còn chưa có thông tin nào công bố về hình dạng và kích cỡ viên thức ăn tối ưu cho tôm hùm [20].

1.4. Các khía cạnh kinh tế và môi trường của nghề nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam. thế giới và Việt Nam.

1.4.1. Các khía cạnh kinh tế của nghề nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam. Việt Nam.

Ngành công nghiệp tôm hùm trên thế giới thường tập trung chính vào khai thác, các nghiên cứu phân tích về khía cạnh kinh tế tập trung vào hoạt động khai thác hơn là hoạt động nuôi [30].

Trên thế giới, tôm hùm gai thường được xuất khẩu dưới 3 loại sản phẩm chính: còn sống, tươi và đông lạnh, Việt Nam thường xuất khẩu dạng sản phẩm tôm hùm sống, và thị trường chính là Trung Quốc (41%), Hồng Kông (32%) và Đài Loan (26%). Tuy nhiên, thị trường nội địa trong những năm gần đây cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các thành phố lớn: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Hội [34].

Hoạt động nuôi tôm hùm lồng được đánh giá là một hoạt động sinh lợi cao các vùng biển ven bờ Việt Nam [16].

Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển và trở thành một ngành công nghiệp có có tiềm năng. Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế cho những địa phương vùng ven biển miền Nam – Trung bộ Việt Nam, ngành công nghiệp này đã tạo ra một số vấn đề liên quan đến môi trường các vùng biển này, điều thể hiện rõ nhất là việc sử dụng các loại thức ăn tươi sống làm thức ăn để nuôi đối tượng này đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên của các vùng biển này [4547].

Trong bảy loài tôm hùm gai được xác định ở Việt Nam, có bốn loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, màu sắc tươi sáng và có giá trị xuất khẩu cao, cụ thể: tôm hùm Bông (P. ornatus), tôm hùm Xanh (P. homarus), tôm hùm Sỏi (P. stimpsoni) và tôm hùm Đỏ (P. longipes).

Bảng 1.2: Đặc điểm kinh tế và sinh học của các loài tôm hùm gai ở Việt Nam

Loài Tốc độ tăng trưởng Kích thước

thương mại Giá trị thương phẩm (USD/kg) Tôm hùm Bông (P. ornatus) Nhanh (>1kg/18 tháng) Lớn 36 – 44 Tôm hùm Xanh (P. homarus) Trung bình (0,35 – 0,4kg/18tháng) Trung bình 20 – 24 Tôm hùm Sỏi (P. stimpsoni); Tôm hùm Đỏ (P. longipes) Chậm (0,25 – 0,35kg/18tháng) Nhỏ 15 – 18

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007)

Trong nhóm tôm hùm trên, tôm hùm Bông và tôm hùm Xanh là 2 loài được nuôi nhiều nhất và ước tính khoảng hơn 40%.

Hình 1.3: Bốn loài tôm hùm Gai nuôi nhiều nhất ở Việt Nam

Nghiên cứu về khía cạnh kinh tế của ngành nuôi tôm hùm gai ở việt Nam, Nguyễn Thị Ý Ly (2009), đã đưa ra “chuỗi giá trị kinh tế” của ngành này, theo đó chuỗi giá trị thành 5 gồm phần: thành phần đầu tiên của chuỗi giá trị là những người ngư dân đánh bắt tôm hùm con; thành phần thứ hai của chuỗi giá trị là những người thu mua và bán giống, những người này sẽ mua tôm hùm giống từ các ngư dân, lưu giữ khoảng vài ngày (1 – 3 ngày) sau đó bán lại cho thành phần thứ ba của chuỗi; thành phần thứ ba của chuỗi giá trị là những người sẽ mua tôm hùm giống từ những người thu mua, họ sẽ tiếp tục ương thêm một thời gian nữa (tùy theo thị trường) rồi sẽ bán cho những người nuôi thương phẩm tôm hùm; thành phần thứ tư trong chuỗi giá trị chính là những người nuôi thương phẩm tôm hùm, tại đây, tôm hùm sẽ được nuôi lên đạt kích thước thương phẩm rồi bán cho người các thương nhân thu mua và xuất khẩu tôm hùm.

Theo Nguyễn Thị Ý Ly (2009), sau khi điều tra các hộ nuôi ở 3 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, dựa trên thu nhập là chỉ thị, thì lợi nhuận của ngành nuôi tôm hùm là rất cao, thu nhập trung bình hàng năm 32.602 USD/năm (thấp nhất là 3.000USD/năm và cao nhất là 167.619USD/năm).

Bảng 1.3: Hộ nuôi và tổng thu nhập hàng năm của các hộ nuôi tôm hùm ở 3

tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Hộ nuôi (số thành viên) Tổng thu nhập hàng năm của hộ nuôi

(USD)

Tỉnh

Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Thấp nhất Trung bình Cao nhất

Phú Yên 1,0 5,3 8,0 4.535 44.982 148.114

Khánh Hòa 2,0 4,4 9,0 3.291 29.519 167.619

Ninh Thuận 2,0 4,6 7,0 3.000 15.758 42.429

Trung bình 1,9 4,7 8,0 3.000 31.602 167.619

(Nguồn: Nguyễn Thị Ý Ly, 2009)

Khi nghiên cứu về mặt kinh tế - sinh học của nghề nuôi tôm hùm gai ở Việt Nam, Elizabeth H. Petersen và Trương Hà Phương (2010), các trang trại nuôi tôm

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 28)