2.2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu gồm có 2 nội dung: điều tra tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông (P. ornatus) ở tỉnh Khánh Hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm Bông trong ao đất phủ bạt bằng thức ăn công nghiệp.
Hình 2.1: Sơ đồ khối phương pháp nghiên cứu
Tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông ở tỉnh
Khánh Hòa
Điều tra và thu thập số liệu (sơ
cấp và thứ cấp)
Xử lý số liệu
Thử nghiệm nuôi tôm hùm Bông bằng thức
ăn công nghiệp trong ao đất phủ bạt
Ao 01: Thức ăn công
nghiệp
Ao 02: Thức ăn tươi
Theo dõi & thu thập số liệu (sinh trưởng, sử dụng thức ăn, môi trường & các chỉ tiêu kinh tế)
Nội dung nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp điều tra và thu số liệu về tình hình sử dụng thức ăn
và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm Bông (P. ornatus) ở tỉnh
Khánh Hòa.
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân nuôi tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa. Việc phỏng vấn trực tiếp người nuôi tôm hùm lồng đã được tiến hành dựa trên phiếu câu hỏi được xây dựng sẵn nhằm đạt được mục đích điều tra.
Nguồn số liệu thứ cấp là các số liệu đã tổng hợp về phân bố vùng nuôi tôm hùm lồng, số hộ nuôi và số lượng lồng nuôi được thu thập từ các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, các Phòng kinh tế của huyện: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Ủy ban Nhân dân phường Vĩnh Nguyên. Thông qua các số liệu trên làm cơ sở để xác định: vùng điều tra, phân bố số mẫu điều tra (dựa trên nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên).
Hình 2.3: Lồng nổi nuôi tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa
*Phương pháp tính chi phí giống
CS = SR × SC × PS
CS: chi phí giống
SR: mật độ giống thả/lồng
SC: số lồng thả giống của 1 hộ
PS: giá con giống
*Phương pháp tính chi phí thức ăn
CF = SR × SC × Sr × FCR × PF
CF: chi phí thức ăn
Sr: tỷ lệ sống
FCR: hệ số thức ăn của tôm hùm
*Phương pháp tính chi phí lao động
CL = (SCT/15) × PLA × NoM
CL: chi phí lao động
SCT: tổng số lồng nuôi của một hộ
PLA: giá lao động
NoM: số tháng nuôi/vụ
*Phương pháp tính các chi phí khác
CO = Ce + Cm
CO: chi phí khác
Ce: chi phí năng lượng
Ce = (SCT/10) × 14,060(*) × 30 × NoM (*): giá dầu diesel tại thời điểm điều tra.
Cm: chi phí thuốc
Cm = (SCT/10) × 100,000(*) × NoM
(*): chi phí thuốc cho 10 lồng nuôi/ tháng.
*Tổng các chi phí sản xuất theo vụ
CT = CS + CF + CL + CO + CM
CM: chi phí phát sinh (5% của CT)
*Tổng các chi phí sản xuất theo năm
Ct = (CT×12)/n
Ct: Tổng các chi phí sản xuất theo năm
*Trung bình giá các loại thức ăn tươi
PFtb(t) = ∑PFi/100
PFi: giá loại thức ăn i
*Giá thức ăn tươi cho tôm hùm nuôi lồng ở tỉnh Khánh Hòa
PF:: giá thức ăn tươi cho nuôi tôm hùm lồng ở tỉnh Khánh Hòa
PFtb(t)(f): giá thức ăn tươi trung bình của cá
PFtb(t)(c): giá thức ăn tươi trung bình của giáp xác
PFtb(t)(m): giá thức ăn tươi trung bình của nhuyễn thể
PFtb(t)(o): giá thức ăn tươi trung bình của các loại khác
*Chi phí thức ăn để sản xuất 1kg tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa
PF(1kg) = PF × FCR
PF(1kg): Chi phí thức ăn để sản xuất 1kg tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa
*Tổng thu nhập theo vụ
TR = WH × PH
TR: tổng thu nhập
WH: trọng lượng tôm lúc thu hoạch
PH: giá tôm lúc thu hoạch
*Tổng thu nhập theo năm
Tr = (TR×12)/n
Tr: Tổng thu nhập theo năm
n: Thời gian của một vụ nuôi (trung bình là 17)
*Lợi nhuận theo vụ
NR = TR - CT
NR: Lợi nhuận theo vụ
*Lợi nhuận theo năm
NR(y) = (NR×12)/n
NR(y): Lợi nhuận theo năm
n: Thời gian của một vụ nuôi (trung bình là 17)
*Tỷ suất lợi nhuận
BCR: tỷ suất lợi nhuận
r: suất chiết khấu
Bt: Doanh thu năm thứ t
Vt: Vốn đầu tư bỏ ra ở năm t
Ct: Chi phí cho hoạt động ở năm t
B, V & C: Doanh thu, vốn đầu tư và chi phí hoạt động bỏ ra một lần
*Lượng Nitơ thải ra môi trường
N(thải) = N(thức ăn) – N(tôm hùm)
N(thải): Nitơ thải ra môi trường
N(thức ăn): Nitơ có trong thức ăn cho tôm hùm ăn N(thức ăn) = [P(thức ăn) × 6,25]/100
*P(thức ăn): Lượng protein có trong thức ăn tươi
N(tôm hùm): Nitơ có trong tôm Hùm
*P(tôm hùm): Lượng protein có trong tôm hùm
2.3. Bố trí thí nghiệm và thu số liệu thử nghiệm ương nuôi tôm hùm
Bông (P. ornatus) trong ao đất phủ bạt.
2.3.1. Nguồn tôm hùm Bông thí nghiệm.
Tôm hùm Bông thí nghiệm được mua từ những người dân bán tôm hùm giống. Các tiêu chí lựa chọn tôm hùm: tôm khỏe, cơ thể tôm cân đối, màu sắc sáng, đầy đủ các phần phụ, không bị tổn thương các phần phụ như an – ten, đuôi.
Sau khi mua về, tôm hùm giống sẽ được nuôi và thuần thức ăn công nghiệp cho đến khi quen rồi mới bố trí thí nghiệm.
Kích thước tôm thí nghiệm:
Ao sử dụng thức ăn công nghiệp: 16 ± 4,65 (g/cá thể)
Ao sử dụng thức ăn tươi: 16,7 ± 4,29 (g/cá thể)
Hình 2.4: Hình ảnh tôm hùm Bông ương giống trước khi đem vào thí nghiệm
2.3.2. Nguồn nước nuôi tôm hùm Bông thí nghiệm.
Nước biển sau khi kiểm tra các yếu tố môi trường (cụ thể là độ mặn) được bơm vào ao lắng, để lắng hết phù sa khoảng 2 – 3 ngày, sau đó nước sẽ được bơm vào ao chứa để chứa sẵn đó cho đến khi nào cần sẽ được bơm vào ao ương nuôi thí nghiệm tôm hùm Bông.
Nước biển Ao lắng
Ao chứa
2.3.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.
Thiết bị theo dõi và đo các yếu tố môi trường: nhiệt kế, tỷ trọng kế và các bộ Test – kit: pH, Nitrite, Nitrate, DO.
Thiết bị cân tôm và cân thức ăn: cân điện tử độ chính xác 0,01g và các loại thau chậu, rổ rá.
Dụng cụ cho tôm ăn và vệ sinh ao: các nhá loại nhỏ có hình vuông, vợt bắt tôm, kính lặn, ống siphon, máy bơm.
Ngoài ra còn có một số thiết bị khác: máy sục khí, máy quạt khí, tủ đông, đèn pin,...
2.3.4. Chăm sóc và quản lý tôm hùm Bông ở các ao thí nghiệm
Tôm hùm Bông ương nuôi thí nghiệm được cho ăn 1 lần/ngày, vào buổi chiều, khoảng 5 – 5h30’.
Thức ăn thừa được vớt vệ sinh sạch vào buổi sáng, khoảng 6h30’ – 9h30’. Quạt nước được bật 2 lần/ngày: lần thứ nhất được bật sau khi vệ sinh thu thức ăn thừa xong đến 2h30’; lần thứ hai là từ 22h tối đến 6h sáng hôm sau.
Ngoài ra, công tác siphon sạch đáy ao được tiến hành tùy theo điều kiện đáy ao.
Tất cả các thao tác và hoạt động trong chăm sóc và quản lý thí nghiệm cần phải thực hiện đúng giờ, đảm bảo vệ sinh và đúng kỹ thuật. Qua đó đảm bảo được số liệu thu thập trong quá trình chăm sóc và quản lý tôm hùm ương nuôi thí nghiệm.
2.3.5. Thức ăn tươi
Nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam sử dụng các loại thức ăn tươi: các loại cá tươi (cá mối, cá ngân, cá liệt, cá sơn,...), các loại giáp xác (các loại tôm biển nhỏ, cua, ghẹ, rạm,...), các loại nhuyễn thể (sò đá, giá áo, sò giấy,...) và mực,... để nuôi tôm hùm. Vì vậy, chúng tôi phối trộn và sử dụng các loại thức ăn có sẵn trên thị trường, đã được người nuôi tôm hùm sử dụng rộng rãi tạo thành thức ăn cho tôm trong ao sử dụng thức ăn tươi.
Các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được mua từ chợ, bao gồm: cá, tôm, ghẹ, sò đá,... Đối với các loại thức ăn không phải là nhuyễn thể thì sau khi được mua từ chợ về sẽ được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ngọt, rồi chia ra các túi nhỏ, lưu giữ trong tủ đông (-200C), khi nào cần thì lấy ra giải đông tự nhiên và cho tôm hùm ăn. Đối với thức ăn là nhuyễn thể, sau khi mua về sẽ được tách vỏ, lấy thịt sau đó cũng cho vào các túi nhỏ lưu giữ trong tủ đông, khi nào cần thì lấy ra cho tôm ăn
Đối với thức ăn tươi, số lượng mua về thì chỉ sử dụng trong 3 – 7 ngày, thường khoảng 3 ngày sẽ đi mua một lần.
Hình 2.7: Thức ăn tươi
2.3.6. Thức ăn công nghiệp
Loại thức ăn viên được sản xuất cho nuôi tôm hùm của công ty Lucky Star Co., Ltd của Đài Loan.
Hình 2.8: Thức ăn công nghiệp
2.3.7. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong 2 ao 500 m2. Đối với mỗi ao, dùng lưới ngăn lại thành 01 vùng có diện tích khoảng 100m2 để thả ương nuôi tôm.
Trước khi thả, tôm được đếm về số lượng thả ban đầu và cân hết cả đàn để tính khối lượng trung bình ban đầu của tôm. Sau khi kết thúc đề tài, tôm cũng được đếm lại về số lượng và cân hết để xác định khối lượng của từng cá thể.
Tôm hùm ương nuôi thí nghiệm được cho ăn hàng ngày và theo nhu cầu, nghĩa là khẩu phẩn cho ăn trong những ngày đầu khoảng 7,5 – 10% khối lượng thân, sau đó theo dõi và điều chỉnh thức ăn theo điều kiện thực tế: tôm ăn nhiều thì lượng thức ăn cho ăn tăng (thường trong những ngày trước khi tôm hùm lột xác tôm hùm sẽ ăn nhiều hơn vì vậy trong những ngày này ta cũng phải tăng lượng thức ăn cho tôm hùm ăn); tôm giảm ăn thì lượng thức ăn cho ăn cũng sẽ giảm.
2.3.8. Phương pháp thu số liệu trong thử nghiệm ương nuôi tôm hùm
trong ao đất phủ bạt bằng thức ăn công nghiệp
Thu mẫu nước mỗi ngày 02 lần vào lúc 06 giờ và 14 giờ, đo các yếu tố:
Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác đến 10C.
pH đo bằng Test – kit pH của công ty UniPresident.
Oxy hòa tan đo bằng Test – kit pH của công ty UniPresident.
Độ mặn được đo bằng tỷ trọng kế, độ chính xác đến 1‰.
Thu mẫu nước 07 ngày/lần cũng vào lúc 06 giờ và 14 giờ, đo các yếu tố:
Nitrite được đo bằng Test – kit pH của công ty UniPresident.
Nitrate được đo bằng Test – kit pH của công ty UniPresident.
Trọng lượng tôm hùm thí nghiệm được cân bằng cân điện tử 2.000g và độ chính xác đến 0,01g.
*Phương pháp tính hệ số thức ăn:
FCR= P/M Trong đó: FCR là hệ số thức ăn.
P : lượng thức ăn tôm hùm đã dùng. M : khối lượng tôm hùm tăng thêm. M = ( M2 – M1)
M1 : là khối lượng tôm khi vào thí nghiêm. M2 : là khối lượng tôm khi kết thúc thí nghiệm.
*Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng(GRw):
GRw = W2 – W1
Trong đó: GRw: sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng tại thời điểm t (g).
W1: khối lượng của Tôm Hùm tại thời điểm t1 (g).
W2: khối lượng của Tôm Hùm tại thời điểm t2 (g).
*Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGRw).
100 1 2 1 2 x t t LnW LnW SGRW (%/ngày)
Trong đó: SGRW: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (%/ngày).
W1: khối lượng Tôm Hùm ở thời điểm t1 (g).
W2: khối lượng Tôm Hùm ở thời điểm t2 (g).
*Tỷ lệ sống của tôm Hùm
SR =
Sđ Sc
x 100 Trong đó: SR: Tỷ lệ sống của Tôm Hùm (%).
Sc: Số Tôm Hùm còn lại khi kết thúc thí nghiệm (con). Sđ: Số Tôm Hùm ban đầu (con).
Tỷ lệ sống của Tôm Hùm được xác định bằng phương pháp đếm.
2.4. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu được ở các thí nghiệm được xử lý trên phần mềm MS Excel 2007, sử dụng các hàm thống kê: Sum, Average, Min, Max,...
CHƯƠNG III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
3.1. Tình hình nuôi thương phẩm tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa.
Nghề nuôi tôm hùm Bông ở tỉnh Khánh Hòa trong 05 năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn và không ổn định, điều này thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1: Tình hình chung nghề nuôi tôm hùm Bông tỉnh Khánh Hòa
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Số lồng nuôi (lồng) 22.803,0 27.100,0 27.000,0 20.829,0 20.320,0
Sản lượng (tấn) 1.266,0 863,0 712,0 600,0 1.150,0
Giá trị (tỷ VND) 759,6 586,8 576,7 592,2 1.458,1
Số lao động (người) 1.520,0 1.693,0 1.588,0 1.096,0 1.016,0 Số lượng lồng nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hoà trong 5 năm gần đây không được ổn định. Năm 2007 tăng khá nhiều so với năm 2006 (cụ thể tăng 4.297 lồng). Nguyên nhân, trong giai đoạn 2004 đến 2006 nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hoà phát triển khá nhanh, nên số lượng lồng nuôi năm 2007 cũng tăng theo đà tăng trưởng đó. Năm 2007 và 2008 tương đương nhau. Nhưng năm 2009 và 2010, số lượng lồng nuôi giảm rất mạnh. Vì cuối năm 2006 và đầu năm 2007, bệnh "tôm hùm sữa" xuất hiện đã gây thiệt hại rất lớn đó với nghề nuôi tôm hùm lồng; tiếp tục theo đó, cơn bão cuối năm 2009, lại tiếp tục gây ra nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề của cả vùng Nam Trung bộ nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng. Bên cạnh các nguyên nhân trên, việc quy hoạch lại vùng nuôi của tỉnh năm 2009, cũng làm suy giảm một phần nào số lượng lồng nuôi thuộc toàn tỉnh. Chính vì các nguyên nhân trên nên số lượng lồng của nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hoà đã không ổn định trong 5 năm gần đây.
Về sản lượng tôm hùm nuôi lồng tỉnh Khánh Hoà, trong khoảng từ 2006 đến 2007, sản lượng nuôi tôm hùm của tỉnh Khánh Hoà giảm rất mạnh (403 tấn). Nguyên nhân, do bệnh "tôm hùm sữa" xuất hiện cuối năm 2006 và đầu năm 2007, đã làm chết một số lượng lớn tôm hùm nuôi nên sản lượng tôm hùm nuôi lồng tỉnh Khánh Hoà năm 2007 đã giảm rất mạnh so với năm 2006. Theo đà suy giảm đó, sản lượng tôm hùm nuôi năm 2008 và 2009 cũng giảm nhưng nhờ sự can thiệp của các cơ quan, ban ngành liên quan và các nhà khoa học, chính vì vậy sự suy giảm này
không còn mạnh như năm 2007. Năm 2010, sản lượng tôm hùm nuôi lại tăng, nguyên nhân chính là do bệnh "tôm hùm sữa" đã trị được.
Giá trị kinh tế nghề nuôi tôm hùm lồng của tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây cũng không được ổn định, điều này một phần do ảnh hưởng của sản lượng. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế năm 2010 đột ngột tăng mạnh, ngoài lý do là sản lượng tăng, còn do sự khủng hoảng về kinh tế nên khiến giá các loại hàng hóa ở Việt Nam cũng tăng mạnh, vì thế, giá tôm hùm thương phẩm cũng tăng theo. Chính các nguyên nhân trên đã khiến giá trị kinh tế của nghề nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hòa năm 2010 tăng mạnh.
Số lượng lao động trong nghề nuôi tôm hùm lồng tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm gần đây cũng không ổn định. Năm 2007 tăng so với năm 2006, điều này cũng tương tự vấn đề biến động về lồng nuôi, theo đà phát triển của nghề nuôi tôm hùm nên năm 2007, số lượng lao động tăng hơn so với năm 2006, nhưng do cuối 2006 và đầu năm 2007 xuất hiện bệnh “tôm hùm sữa” đã khiến nghề nuôi tôm hùm lồng suy giảm dẫn đến số lượng lao động trong nghề nuôi tôm hùm lồng năm 2008 giảm. Bên cạnh đó, năm 2009, tỉnh Khánh Hòa quy hoạch lại vùng nuôi nên số lượng các