Môi trường trong hệ thống ao nuôi thí nghiệm

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 61)

Kết quả phân tích các yếu tố môi trường của 2 ao trong quá trình thí nghiệm tương đối không sai khác do 2 ao thí nghiệm được bố trí cùng một địa điểm, được chăm sóc và quản lý tương tự nhau; và các kết quả đó được thể hiện qua bảng 3.12.

Bảng 3.12: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống ao ương nuôi thí nghiệm.

Độ mặn (‰) Nhiệt độ (0C) pH NH3 + (mg/L)

NO2- (mg/L)

Oxy hoà tan (mg/L) 27 – 35 32,4 ± 0,68 25 – 33,6 30,7 ± 1,62 7,4 – 8,5 0 – 0,01 0 – 1,3 0,3 ± 0,27 5 – 6 5,7 ± 0,2

Ghi chú: Giá trị trên bảng là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Độ mặn trung bình của 2 ao ương nuôi là 32,4 ± 0,68 (‰), thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm hùm Bông. Tuy nhiên, khoảng dao động 27 – 35 là khá lớn, các nguyên nhân chính là do 2 ao nuôi khá nhỏ (500m2) và trong thời gian thí nghiệm đã xuất hiện một số đợt mưa lớn, đặc biệt là đợt lũ lụt cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 đã khiến độ mặn trong ao giảm nhanh một cách đột ngột và không thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật để can thiệp. Đây chính là một vấn đề chúng ta cần phải nghiên cứu thêm để giải quyết.

Hình 3.2: Hình ảnh ao đất phủ bạt nuôi tôm hùm Bông

Hình 3.3: Một số hình ảnh ao đất phủ bạt nuôi tôm hùm Bông bị lũ lụt (a: 31/10/2010; b: 01/11/2010).

Chỉ số pH trong suốt thời gian thí nghiệm cũng khá ổn định, dao động trong khoảng 7,4 – 8,5 điều này đã giúp tôm hùm được ương nuôi sinh trưởng và phát triển khá ổn định.

Chỉ số NH3có giá trị bằng 0-0,01 mg/L tôm hùm Bông ương nuôi không bị ảnh hưởng.

Chỉ số NO2 -

có giá trị trung bình 0,3 ± 0,27 mg/L, trong suốt quá trình ương nuôi chỉ số này biến động không lớn, từ 0 – 1,3 mg/L, nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm hùm ương nuôi.

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước dao động trong khoảng 5 – 6 mg/L, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm được ương nuôi trong 2 ao.

Nhìn chung, các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, hàm lượng NH3 và NO2-, oxy hòa tan đều dao động trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm hùm Bông, chỉ yếu tố độ mặn là có dao động khá lớn. Tuy nhiên, không có những biến động đáng kể có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Bên cạnh đó, thời gian một vụ sản xuất của tôm hùm Bông rất dài (tính từ khi ương nuôi với kích thước trung bình là 3 – 5 g/ cá thể, thời gian trung bình

a a

khoảng 17 tháng/vụ), nên sẽ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên rất là lớn. Và với điều kiện khí hậu của Việt Nam, một năm chúng ta có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa; vào mùa mưa thường có một lượng mưa rất lớn, tập trung trong một thời gian rất ngắn (đặc biệt là miền Trung – Việt Nam, nơi tập trung nghề nuôi tôm hùm). Nên nếu tiến hành nuôi tôm hùm trong ao đất ngoài trời, vào mùa mưa độ mặn sẽ giảm rất lớn và rất nhanh; mà độ mặn là một yếu tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và phát triển của tôm hùm. Đây là một vấn đề không hợp lý nếu chúng ta tiến hành nuôi tôm hùm theo mô hình này. Tác giả đề xuất nên tiến hành nghiên cứu thêm về một số mô hình nuôi tôm hùm trên cạn, ví dụ: với mô hình nuôi tôm hùm trong bể xi – măng trong nhà,...

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi thương phẩm tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) tại khánh hòa và thử nghiệm ương nuôi tôm hùm bông bằng thức ăn viên trong ao đất phủ bạt (Trang 61)