b. Triển vọng và kế hoạch phát triển của MB trong tương lai.[4]
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là Ngân hàng của các ngân hàng, có chức năng ổn định chính sách tiền tệ, giám sát các hoạt động của NHTM và các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, quản lý tính thanh khoản và phát hành tiền mặt. Do đó, NHNN cần tổ chức hệt thống NHNN từ Trung Ương đến địa phương theo hướng tập trung, tránh sự chồng chéo lên nhau.
Hệ thống Ngân hàng Việt Nam tuy xuất hiện trong nước cũng đã lâu nhưng so với tuổi thọ của hệ thống Ngân hàng thế giới thì còn khá trẻ. Đặc biệt, với sự áp dụng Công nghệ thông tin chưa nhiều nên đã phát sinh nhiều bất cập. NHNN cần phải trích lập một quỹ tiền nhằm mục đích phục vụ cho công tác hiện đại hóa Ngân hàng. Quỹ này sẽ phục vụ cho việc đổi mới triệt để và toàn diện, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ cao, đặc biệt là dảnh cho hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thanh toán liên Ngân hàng, hệ thống chuyển khoản nhanh như Western Union, Master Visa,…và hệ thống giám sát từ xa. NHNN cần thường xuyên quan tâm hỗ trợ đến công tác đổi mới, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào lĩnh vực Ngân hàng, chú trọng giới thiệu cập nhật những thành tựu mới này cho các Ngân hàng tuyến dưới.
Ngoài ra, với nhu cầu xây dựng và phát triển ngày càng cao của xã hội đã kéo theo nhu cầu về nguồn vốn lớn. Việc có sẵn trong tay một nguồn vốn lớn không phải đơn giản và bất kể doanh nghiệp nào cũng có được. Vì thế, để hỗ trợ hơn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn, hạn chế rủi ro thì NHNN cũng cần thường xuyên giúp các NHTM trong công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên hoạt động trong ngành, đặc biệt là nhân viên thẩm định tín dụng.
Kinh doanh ngân hàng, nỗi lo lớn nhất chính là gặp phải rủi ro. Rủi ro có thể do nhiều yếu tố gây ra, có thể do khách hàng, do môi trường kinh doanh thay đổi. Nói chung, rủi ro là nên tránh. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, NHNN cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cho từng khối khách
hàng, sau đó gửi kèm trích dẫn đến cho từng NHTM, TCTD. Và các hệ thống chỉ tiêu này cần phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn nền kinh tế Việt Nam.
Cuối cùng, NHNN cũng nên tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC hơn nữa bằng việc bắt buộc các NHTM thành viên phải thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình thông qua việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và thường xuyên các thông tin của khách hàng, cung cấp hồ sơ kinh tế doanh nghiệp đầy đủ. Thứ hai, nguồn thông tin đầu ra cần phải được đa dạng hóa, chắc chắn có thể phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo được. Việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định phải được căn cứ từ nguồn thông tin đầu ra có chất lượng.