Giải pháp về thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP quân đội MB (Trang 87)

b. Triển vọng và kế hoạch phát triển của MB trong tương lai.[4]

3.2.2.2 Giải pháp về thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp

™ Tăng chất lượng nguồn thông tin đầu vào

Thông tin chính là sự liên kết đầu tiên giữa ngân hàng và khách hàng. Thông tin được khách hàng cung cấp thông qua các báo cáo tài chính, các giấy tờ kinh tế liên quan là chủ yếu. Do vậy, để tránh sự sai biệt trong phương thức kế toán của doanh nghiệp và mức độđánh giá của bộ phận thẩm định, Cán bộ tín dụng cần phải:

- Nắm vững các quy định nghiệp vụ, có khả năng phân tích, tích cực tìm hiểu các quy định liên quan để đảm bảo kết quả thẩm định tốt nhất.

- Phải nghiên cứu kĩ hồ sơ do khách hàng nộp, tham khảo thêm các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN (CIC),

thông tin từđồng nghiệp và các nguồn khác đểđảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy cao.

- Đánh giá độ tin cậy của các chứng từ số liệu trong dự án, phương án kinh doanh, đầu tư trong báo cáo tài chính

- Đến nơi sản xuất kinh doanh tìm hiểu thực trạng hoạt động của khách hàng. - Trong quá trình thẩm định, NVTD phải hết sức khách quan. Trường hợp NVTD có quan hệ riêng tư với khách hàng có khả năng ảnh hưởng đến quan điểm đánh giá khách hàng thì không được tiến hành thẩm định khoản vay của khách hàng đó mà phải chủđộng đề nghị lãnh đạo phân công nhân viên khác.

™ Nâng cao chất lượng lập và thẩm định tờ trình vay vốn

Ni dung v quan h tín dng:

Cán bộ tín dụng cần phải nêu rõ được những chỉ tiêu sau:

- Thời gian từ khi bắt đầu quan hệ giao dịch (Tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán) và quan hệ tín dụng.

- Số khoản tín dụng đã phát sinh, thực hiện nghĩa vụ trả nợ lại cho ngân hàng, số lần gia hạn, quá hạn lần gần nhất là khi nào.

- Danh mục các khoản tín dụng còn số dư: Số tiền vay ban đầu, dư nợ. Trong đó, quá hạn gốc lãi thời hạn vay, mục đích vay, tên tài sản cốđịnh, giá trị định giá.

- Hoạt động tiển gửi và thanh toán, số dư tiển gửi hiện có tại ngân hàng. - Đánh giá chung về uy tín của khách hàng.

Ni dung v tài sn đảm bo

Khi lập tờ trình tín dụng, nhân viên cần tóm tắt các nội dung chính vể TSĐB có trong biên bản định gửi đểđưa vào tờ trình, bao gồm:

- Mô tả TSĐB: Nếu là bất động sản, cần nêu rõ vị trí, loại đường, khu phố, ngõ hẻm.

- Quan hệ của chủ sở hữu TSĐB đối với bên vay: Nếu chủ sở hữu TSĐB không có quan hệ sở hữu hoặc họ hàng thân thuộc với bên vay. (Kể cả các trường hợp khai bạn bè thân thiết) thì phải làm rõ mối quan hệ này, tránh trường hợp bên bảo lãnh vay ké hoặc lừa, nhiều trường hợp tương tựđã xảy ra trong thực tế tại Việt Nam.

- Kết quảđịnh giá tài sản: Trường hợp TSĐB đã định gía lại và có thay đổi giá trị thì cần nêu rõ lý do thay đổi mức giá (Do gái thị trường tăng, giảm hay do sự thay đổi về số lượng, chất lượng).

- Đánh giá về tình chuyển nhượng của TSĐB: dựa trên căn cứ tính giá của ngân hàng cộng với các quy định giá TSĐB của Ngân hàng nhà nước và địa phương.

Kim soát ni dung t trình

- Người kiểm tra, ký duyệt thông qua tờ trình (Phụ trách bộ phận, lạnh đạo chi nhánh) cũng cần phải rút kinh nghiệm, xem xét kĩ nội dung các tờ trình trước khi gửi lên Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng. Mỗi một tờ trình sai sót ngoài trách nhiệm trực tiếp của nhân viên tín dụng đều có trách nhiệm liên đới của những cán bộ đã kiểm tra, ký duyệt tờ trình.

- Các tờ trình thiếu thông tin hoặc có sai sót sẽ bị Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng trả lại để yêu cầu chỉnh sửa, bồ sung trước khi quyết định. Chất lượng tờ trình tín dụng sẽ là 1 trong những tiêu chí đánh giá cán bộ làm công tác tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP quân đội MB (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)