Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 1 Giải pháp về thẩm định tư cách khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP quân đội MB (Trang 86)

b. Triển vọng và kế hoạch phát triển của MB trong tương lai.[4]

3.2.2Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 1 Giải pháp về thẩm định tư cách khách hàng

3.2.2.1 Giải pháp về thẩm định tư cách khách hàng

™ Quan tâm đến việc lập hồ sơ khách hàng

Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng, phát triển về quy mô thì phải tựđảm bảo tính an toàn và tính hiệu quả của việc cấp tín dụng. Muốn vậy người quản trị, ban điều hành phải có những thông tin đầy đủ, chính xác, toàn diện về khách hàng mà cán bộ tín dụng của mình đang trực tiếp quản lý. Việc xây dựng một hồ sơ chung về các khách hàng của mình chính là một giải pháp giúp ngân hàng tổng hợp và quản lý đầy đủ và xác thực nhất.

Công việc lập hồ sơ khách hàng được thực hiện như sau: Mỗi cán bộ tín dụng sau khi gặp mặt nếu nhận thấy nhu cầu phù hợp với điều kiện cho vay thì chuyển khách hàng bản danh mục các hồ sơ tài liệu mà khách hàng cần hoàn tất để ngân hàng xét cho vay. Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc lập phương án kinh doanh cũng như cách thức lập các mẫu biểu theo yêu cầu của Ngân hàng thì NVTD có thể hướng dẫn cụ thể để giúp khách hàng sớm lập và cung cấp hồ sơ, tài liệu cần thiết. Khi nhận được hồ sơ nhân viên tín dụng cũng phải có những phân tích cụ thể và đánh giá về hoạt động của khách hàng.

Hồ sơ cần để trong các tập file văn phòng, được ghi tên, đánh dấu mã số theo dõi, mã số này có thể là mã thẩm quyền riêng của NVTD đã và đang theo dõi. Hồ sơ nên được đánh dấu phân loại theo chữ cái lớn và sắp xếp theo phân khu chữ cái. Việc này sẽ tiện cho NVTD khi muốn coi lại hồ sơ.

™ Tổ chức, thành lập tổ tư vấn khách hàng riêng biệt

Khách hàng là đa dạng và nhu cầu là phong phú. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng thực sự biết rõ về nhu cầu của chính mình vì gặp hạn chế trong trình độ và khả năng quản lý. Mặt khác, nền kinh tế luôn thay đổi do tác động trực tiếp từ nền kinh tế thế giới, sự thay đổi chính sách, điều lệ hoạt động của Nhà nước khiến cho Doanh nghiệp gặp khó khăn hơn.

Về phía ngân hàng, đa phần công tác thẩm định chỉ mới dựa vào những gì khách hàng cung cấp rồi đem đi phân tích. Nếu kết quả phân tích tốt thì đồng ý cho vay.

Và sau khi cho vay thường ít khi tham gia tư vấn cho khách hàng mà chỉ chú trọng đến việc giải ngân và giám sát món vay thôi. Việc này có thể gây ra cái nhìn không tốt của khách hàng như cho rằng Ngân hàng chỉ chú trọng đến tiền của mình hoặc ngân hàng làm sao cho vay thật nhiều rồi thu lãi.

Để tránh suy được những suy nghĩ tiêu cực như thế thì ngay từ đầu Ngân hàng cần tư vấn tốt dịch vụ mà khách hàng quan tâm, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng. Sau khi thẩm định, phân tích cho khách hàng những điểm hạn chế mà khách hàng chưa biết, tư vấn phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả cho khách hàng. Việc làm này sẽ làm cho khách hàng thấy mình gần gũi hơn với ngân hàng, từđó mạnh dạn tiếp xúc vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả.

Đối với ngân hàng, nên phân loại trình độ và điểm mạnh của nhân viên tín dụng, xếp họ vào những tổ tư vấn phù hợp chuyên môn và trình độ. Có những khoản lương công việc theo quy định pháp luật và những khoản trợ cấp dành cho Nhân viên tư vấn. Điều này sẽ làm tăng chi phí cho Ngân hàng trước mắt nhưng sẽ khuyến khích tính sáng tạo cũng như niềm vui công việc cho nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy mình thành công trong việc giúp đỡ hướng đi cho doanh nghiệp, thể hiện qua tính hiệu quả của khoản vay thì tựđộng hàng sẽ có thêm được nhiều khách hàng mới ngay từ những khách hàng cũ của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP quân đội MB (Trang 86)