a. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
2.1.2.4 Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Đồng Nai Bảng 2.5: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Đồ ng Nai.
Đvt: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 So sánh chênh lệch Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị Giá trị
Vốn huy động 145,432 346,407 200,975 Dư Nợ 198,640 285,355 86,715 Nợ quá hạn 7,090 7,770 680 Nợ xấu 2,972 2,273 -699 Lợi nhuận ròng -500 2,400 2,900 Tổng tài sản có 200,398 517,664 317,266 Doanh số thu nợ 142,662 416,041 273,379 Dư nợ bình quân 20,980 43,338 22,358 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 136.59% 82.38% -54% Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ 3.57% 2.72% -1% Tỷ lệ nợ xấu 1.50% 0.80% -1% Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 6.8 9.6 2.8
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản -0.25% 0.46% 0.71% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của MBBank – Chi nhánh Đồng Nai).[2]
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của MBBank – Chi nhánh Đồng Nai).[2]
Biểu đồ 2.5: Hiệu quả hoạt động tín dụng năm 2009 – 2010
¾ Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 cụ thể là 82.38% so với 136.59%, điều này cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng trong năm 2010 tăng so với năm 2009.
¾ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay thì cho ta thấy được công tác quản lý thu hồi nợ của chi nhánh có tốt hay không, công tác thẩm định khách hàng của các chuyên viên thẩm định có chất lượng hay không và uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng như thế nào. Trong các hoạt động của chi nhánh thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận nên nợ quá hạn là một yếu tố mà bất cứ ngân hàng nào mong muốn gặp phải nhưng nó vẫn tồn tại, đây là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng. Năm 2009 chỉ tiêu này có tỉ lệ 3.57%, năm 2010 giảm hơn 2009 là 0.85%. Điều này cho thấy Ngân hàng đã hoạt động hiệu quả trong việc hạn chế nợ quá hạn trong tình hình dư nợ tín dụng.
¾ Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2010 là 0.80% giảm nhẹ so với năm 2009 là 1.50%, với công tác thẩm định luôn bám sát các quy định của NHNN và Hội sở
MB, cùng với kinh nghiệm là việc của nhân viên thẩm định, Chi nhánh Đồng Nai đã đạt mục tiêu hạn chế nợ xấu.
¾ Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đo lường ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. Vòng quay vốn của chi nhánh trong năm 2010 tăng từ 6.8 vòng lên 9.6 vòng so với năm 2009, điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu hồi nợ của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm, như vậy sự an toàn của việc đầu tư tín dụng qua các năm càng được nâng cao.
¾ Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có xu hướng tăng qua các năm cụ thể năm 2010 tăng từ mức âm (-0.25%) lên đến mức lợi nhuận dương 0.46% so với năm 2009, chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả khả năng tạo ra thu nhập từ tài sản có của ngân hàng ngày càng tăng, nhưng so với trung bình ngành ngân hàng thì ROA là 1.3% thì chỉ số này của chi nhánh còn thấp.
Hiệu quả hoạt động của chi nhánh Đồng Nai trong năm 2010 đánh giá chung có xu hướng đang tăng hiệu quả hoạt động. Điều này được dẫn chứng cụ thể bởi khi chi nhánh được thành lập vào năm 2008, lợi nhuận hoạt động trong hai năm 2008 và 2009 được báo cáo lỗ bởi lượng khách hàng chưa cao và uy tín của Ngân hàng đối với địa bàn Đồng Nai còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, với những chính sách hoạt động được đề ra từ Hội sở và Chi nhánh từ sự nhận định thị trường và đánh giá nhu cầu khách hàng, Chi nhánh đã từng bước tiếp cận nhu cầu và tìm hướng đi riêng sao cho phù hợp với tính địa bàn và từ đó, trong năm 2010, Ngân hàng đã báo lời 2,400 triệu đồng. Đây được coi là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển tiếp theo của Chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh cần quan tâm hơn tới công tác thẩm định vì như thế sẽ làm cho tình hình nợ xấu, nợ quá hạn được hạn chế từ đó nâng cao chất lượng tài chính tín dụng tại Chi nhánh.