Nội dung đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 66)

kinh tÕ quèc tÕ

3.3.2 Nội dung đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa

Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa

Đặc điểm nổi bật của hệ thống tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa hiện thời mang đậm dấu ấn của một hệ thống được khởi xướng từ Nhà nước theo phương thức tiếp cận từ trên xuống. Hệ thống này hoàn toàn thích hợp với nền kinh tế tập trung, trong đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh (chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh) đều phải bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành. Cho dù đến nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền

kinh tế thị trường, song hệ thống tiêu chuẩn của chúng ta vẫn chưa theo kịp với cơ chế quản lý nền kinh tế mới. Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành được xây dựng chủ yếu phục vụ cho yêu cầu quản lý của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư nguồn tài chính. Có rất ít sự đóng góp, tham gia của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp liên doanh. Chính vì vậy, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam chưa phản ánh thực tế nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong môi trường kinh tế mới, đối tượng chủ yếu của tiêu chuẩn hóa là các doanh nghiệp với quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh kể cả trong việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Hoạt động tiêu chuẩn hóa phải được thay đổi từ phương pháp tiếp cận mang tính chất “áp đặt” sang phương pháp mang tính “lôi cuốn”, hướng dẫn và tạo sân chơi bình đẳng để các bên liên quan cùng tham gia. Để giải quyết vấn đề trên, trước hết tiêu chuẩn hóa phải thiết lập được một diễn đàn công khai phải ánh được các ý kiến và quan điểm của các ngành sản xuất, người tiêu dùng và các bên liên quan trong hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Trong môi trường kinh tế mới, cần phải xác định rõ vị trí và vai trò của Nhà nước trong hệ thống tiêu chuẩn hóa, trên cơ sở đó quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn hóa được tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Xây dựng các chính sách cơ bản về tiêu chuẩn hóa của quốc gia và tổ chức triển khai các chính sách đó trong phạm vi quốc gia bằng chương trình hành động cụ thể;

- Quản lý thống nhất việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia, đặc biệt là hệ thống quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo tính thống nhất về kỹ thuật và quản lý trong phạm vi quốc gia và phù hợp với yêu cầu của các thỏa ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Thiết lập cơ chế để phản ánh được các ý kiến của các ngành sản xuất, người tiêu dùng và các bên liên quan trong hoạt động tiêu chuẩn hóa, chuyển giao dần nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho các bộ phận khác nhau của xã hội để Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia chỉ đóng vai trò của nhà tổ chức “diễn đàn” để đồng thuận các tiêu chuẩn ở tâm quốc gia;

- Tiến hành các hoạt động tiêu chuẩn hóa liên quan đến việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn mà các bộ phận của nền kinh tế không thể thực hiện hoặc không quan tâm như những lĩnh vực tiêu chuẩn hóa mà có ảnh hưởng xã hội một cách đáng kể, vì lợi ích chung của quốc gia về mặt an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường;

- Thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn thông qua việc tổ chức và hướng dẫn việc đánh giá, chứng nhận sự phù hợp theo tập quán quốc tế nhằm đạt tới sự thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá và chứng nhận sự phù hợp để tạo thuận lợi trong thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước.

Xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa

Xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa, thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở. Nhiệm vụ trọng yếu của Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia là tổ chức xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn Việt Nam là các tiêu chuẩn “tiêu biểu” cho mỗi lĩnh vực, mang được tính phổ cập nhất, cập nhật trình độ khoa học và công nghệ của đất nước và phản ánh được nhu cầu các ngành sản xuất, các bên liên quan. Để thực hiện được sứ mệnh trên của hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia, chỉ riêng Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia sẽ không thể làm được, mà cần có sự hỗ trợ tích cực của Ngành, Cơ sở, các

Tổ chức tiêu chuẩn hóa khác nhau, gọi chung là hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia. Điều đó có nghĩa rằng hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia chỉ có thể phát triển trên cơ sở nền tảng của hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở. Do đó cần phải có cơ chế cởi mở để thúc đẩy thực sự hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở cả về mặt tổ chức cũng như về mặt nghiệp vụ. Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở sẽ là một “hậu phương” cung cấp các nguyên liệu và chuyên gia cho hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia, ở đây phải kể đến vai trò của các tổ chức ngành nghề, các hiệp hội trong hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Kết hợp hài hòa giữa các yêu cầu quản lý kinh tế-xã hội của Nhà nước với nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Nhà nước có chính sách để tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài chủ động tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đề xuất hoặc tham gia xây dựng dự thảo đề nghị của tiêu chuẩn, góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tham gia các hoạt động đánh giá sự phù hợp và tự chịu trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp trước Nhà nước và trước người tiêu dung. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, vì đó là công cụ phục vụ yêu cầu quản lý các hoạt động của mình, công bố tiêu chuẩn, chất lượng và công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi tổ chức và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam, chia sẻ nguồn lực mà lâu nay chủ yếu là của nhà nước cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia các hoạt động tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là công tác tuyên truyền, tư vấn và các hoạt động dịch vụ khác.

Đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động tiêu chuẩn hóa

Tiêu chuẩn hóa là hoạt động mang tính thống nhất cao, không chỉ trong phạm vi một tổ chức, một ngành, một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: mỗi quốc gia có một Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia có nhiệm vụ ban hành tiêu chuẩn quốc gia và đại diện cho quốc gia đó tại các tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa. Ở hầu hết các quốc gia, việc tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia tập trung vào Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia.

Để đảm bảo sự thống nhất về kỹ thuật và nghiệp vụ trong việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia, để phù hợp với các quy định của WTO và ISO và tập quán quốc tế, để phù hợp với xu hướng cải cách hành chính và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tiêu chuẩn hóa 45 năm qua, việc giao cho một Bộ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tiêu chuẩn hóa, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia là cần thiết. Với chức năng nhiệm vụ thì Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối giúp Chính phủ phụ trách vấn đề này.

Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ và chất lượng khi xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia, cần phải nâng cao trách nhiệm của các Bộ quản lý chuyên ngành tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Khai thác nguồn lực kỹ thuật của các tổ chức khoa học, công nghệ, các chuyên gia của các Bộ quản lý chuyên ngành để nghiên cứu đề xuất dự thảo đề nghị tiêu chuẩn quốc gia và tham gia các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia.

Cần làm rõ hơn vai trò, tác dụng của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Trong xu thế mà các hoạt động thương mại đang diễn biến theo xu hướng toàn cầu hóa với sự thay đổi đáng kể trong chính sách thuế quan theo hướng giảm tối đa nhằm tạo thuận lợi trong thương mại thì các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ và các tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng nhằm kiểm soát và hạn chế nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường đã trở thành các rào cản kỹ thuật trong hoạt động thương mại quốc tế.

Trước những thách thức gia tăng của các rào cản kỹ thuật trong thương mại liên quan trực tiếp đến công tác tiêu chuẩn hóa, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã ký kết hai Hiệp định quan trọng là Hiệp định TBT và Hiệp định SPS nhằm thống nhất các nguyên tắc cơ bản trong các ứng xử thương mại liên quan đến rào cản kỹ thuật. Nước ta là thành viên của WTO, do đó phải cam kết thực hiện các Hiệp định WTO trong đó có hai Hiệp định này. Thực hiện hai Hiệp định trên đòi hỏi hoạt động tiêu chuẩn hóa phải tuân thủ các điều khoản sau:

-Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia chấp nhận và tuân thủ các quy chế về thủ tục xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn;

-Cơ quan Chính phủ TW “không được soạn thảo, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật để tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại”. Các quy chuẩn kỹ thuật của các cơ quan nhà nước địa phương phải nhận sự điều chỉnh trực tiếp của các quy chuẩn kỹ thuật của các Cơ quan nhà nước trung ương;

-Tuân thủ các hiệp định trên, hoạt động tiêu chuẩn hóa cần xác lập lại vị trí của tiêu chuẩn Việt Nam và các quy chuẩn kỹ thuật gắn liền với việc

áp dụng tiêu chuẩn để có những quyết sách thích hợp cho quá trình soạn thảo, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trước hết Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia phải giúp Chính phủ thống nhất quản lý không chỉ hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mà cả hệ thống quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản phẩm quá trình sản xuất vốn gắn liền với việc áp dụng tiêu chuẩn.

Quy chuẩn kỹ thuật là các quy định mang tính chất pháp lý nhằm xác lập và thực hiện các yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình sản xuất, vận hành, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, sử dụng và cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên theo xu hướng hiện nay, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật được xếp vào loại hình văn bản pháp quy với yêu cầu bắt buộc thi hành trong khi tiêu chuẩn là các quy định kỹ thuật tự nguyện áp dụng.

Hiện nay các quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ quản lý nhà nước trong những lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật ban hành như các văn bản pháp quy kỹ thuật cấp Bộ. Với mục tiêu cải cách hệ thống quy chuẩn kỹ thuật liên quan nhằm xóa bỏ rào cản hành chính không cần thiết, loại trừ những sự trùng lặp, thậm chí mâu thuẫn nhau của hệ thống quy chuẩn kỹ thuật do nhiều Bộ ban hành, từng gây trở ngại cho hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như hoạt động thương mại quốc tế, Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia phải là cơ quan chịu trách nhiệm về hình thành chính sách kỹ thuật thống nhất trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa với nhiệm vụ xây dựng và quản lý thống nhất một hệ thống tài liệu pháp quy kỹ thuật bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật với các yêu cầu bắt buộc áp dụng và các tiêu chuẩn tự nguyện.

Với bản chất kỹ thuật thống nhất nhưng khác nhau về hiệu lực giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, cần thiết phải xác lập thủ tục, trình tự soạn thảo và ban hành thích hợp với 2 loại tài liệu kỹ thuật này, trong đó:

- Tiêu chuẩn quốc gia sẽ do Cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa công bố

- Các quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành và có thể giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật cho một số đối tượng cụ thể phù hợp với đặc thù của địa phương.

Đổi mới phương thức tổ chức hoạt động Ban kỹ thuật tiêu chuẩn

Việt Nam

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Việt Nam đã là một khâu cơ bản trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Việc tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo phương thức ban kỹ thuật đã bước đầu khẳng định tính ưu việt của phương thức này. Đó là nơi có thể xây dựng được các tiêu chuẩn quốc gia có trình độ tiêu chuẩn hóa cao thông qua trí tuệ của một tập hợp các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trong mỗi lĩnh vực tiêu chuẩn hóa.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Việt Nam của nước ta còn chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Ban kỹ thuật hầu như làm thay vai trò xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn của các tổ chức, cá nhân, trong khi nhiệm vụ chính là “đồng thuận hóa” các ý kiến của các bên liên quan đối với dự thảo tiêu chuẩn dường như bị mờ nhạt. Với vai trò của Ban kỹ thuật như hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, đó là vì ban kỹ thuật không đủ nguồn lực và quỹ thời gian để xây dựng tiêu chuẩn từ đầu đến cuối. Hơn nữa chỉ với nguồn

ngân sách nhà nước hạn hẹp cấp hàng năm cho Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia sẽ không đủ để thỏa mãn đầy đủ nhu cầu tiêu chuẩn hóa quốc gia.

Để khắc phục tình trạng trên, nhằm thúc đẩy hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia lên tầm vóc mới, vai trò của hệ thống ban kỹ thuật cần được điều chỉnh về đúng vị trí thích hợp của nó, cụ thể là chức năng, nhiệm vụ chính của ban kỹ thuật là tổ chức giúp cho Cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa thẩm định lại các dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trước khi công bố. Công việc thẩm định ở đây được hiểu là bước đưa dự thảo tiêu chuẩn được đề nghị từ các Bộ quản lý chuyên ngành, tổ chức, cá nhân để “đồng thuận” giữa các bên liên quan thành dự thảo tiêu chuẩn hoàn chỉnh. Ban kỹ thuật chỉ thực hiện công việc xây dựng tiêu chuẩn trong những trường hợp thật cần thiết.

Đổi mới về cấp tiêu chuẩn

Hiện nay trong hệ thống tiêu chuẩn của nước ta, tồn tại 3 cấp tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, Tiêu chuẩn ngành do các Bộ ban hành và Tiêu chuẩn cơ sở. Ba cấp tiêu chuẩn trên, thực tế tương đối độc lập với nhau cả về thủ tục trình tự, xây dựng cũng như trình độ của tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dưới hình thức như một tài liệu kỹ thuật để tự nguyện áp dụng. Trong khi tiêu chuẩn ngành do các Bộ ban hành lại được sử dụng như những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với Bộ, ngành đó. Về vị trí tiêu chuẩn ngành cũng có thể được coi là tiêu chuẩn Việt Nam (vì do Bộ quản lý nhà nước ban hành

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)