Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với Chương trình tự do và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư TILF

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 53)

với Chương trình tự do và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư TILF

Ngày 1/1/1995, Hội nghị Bộ trưởng thường niên của APEC họp tại Osaka - Nhật bản đã thông qua Chương trình hành động Osaka cụ thể hóa các bước đi nhằm mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển kinh tế giữa các nền kinh tế thành viên APEC. Chương trình này đã đề ra mục tiêu và Kế hoạch Hành động tập thể cho 15 lĩnh vực cần có sự nỗ lực chung của tất cả các thành viên thông qua các Kế hoạch Hành động riêng của mình.

Trong lĩnh vực tiêu chuẩn và sự phù hợp, kế hoạch hành động tập thể đã đề mục tiêu đảm bảo công bố rõ các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn giữa các nền kinh tế thành viên; hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia của các nền kinh tế thành viên với các tiêu chuẩn quốc tế theo danh mục do APEC quy định, đạt được sự thừa nhận lẫn nhau giữa các nền kinh tế thành viên về

đánh giá phù hợp tiêu chuẩn ở các lĩnh vực do APEC quy định và các lĩnh vực do các thành viên tự nguyện tham gia.

Để thực hiện mục tiêu trên, Tiểu ban Tiêu chuẩn và Sự phù hợp của APEC (SCSC) đưa ra kế hoạch hành động cụ thể hàng năm để các nền kinh tế thành viên cùng thực hiện. Kế hoạch này bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Thực hiện hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế theo các lĩnh vực ưu tiên đã được thỏa thuận; tích cực tham gia vào các hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực; thúc đẩy việc áp dụng các nguyên tắc về thực hành xây dựng các quy định kỹ thuật. - Triển khai thực hiện và tham gia vào các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp (MRAs) đã được thông qua trong các lĩnh vực bắt buộc và tự nguyện; nghiên cứu đưa vào các lĩnh vực ưu tiên mới để soạn thảo tiếp các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau áp dụng trong khu vực.

- Thúc đẩy hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các chương trình, dự án của APEC nhằm tạo thuận lợi cho các nền kinh tế thành viên trong việc tham gia ngày càng rộng rãi vào các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau.

- Đảm bảo sự minh bạch trong tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp, duy trì thường xuyên các cơ quan liên lạc để thông báo cho nhau về các tiêu chuẩn và các quy định kỹ thuật hiện hành cũng như về các tổ chức đánh giá sự phù hợp

Ngoài Chương trình tự do và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, APEC còn có các chương trình khác hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật như hợp tác phát triển nguồn nhân lực, về khoa học và công nghệ, hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hợp tác về năng lượng, giao thông, du lịch và viễn thông, bảo tồn tài nguyên biển, nghề cá...

Việt Nam tham gia APEC từ tháng 11/1998, từ đó, chúng ta đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc thực hiện các chương trình của APEC trong đó có phần hoạt động về tiêu chuẩn hóa. Việt Nam tham gia tích cực hoạt động của Tiểu ban tiêu chuẩn và phù hợp SCSC, thực hiện chương trình hài hòa tiêu chuẩn cho 10 nhóm sản phẩm chủ yếu của APEC.

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)