Yêu cầu và nguyên tắc của đổi mớ

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 64)

kinh tÕ quèc tÕ

3.3.1 Yêu cầu và nguyên tắc của đổi mớ

Tiêu chuẩn hóa là công cụ phục vụ quản lý kinh tế xã hội, vì vậy hoạt động tiêu chuẩn hóa phải được đổi mới phù hợp với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2010” đã xác định “tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tiêu chuẩn, đo lường

và kiểm tra chất lượng sản phẩm” như là một trong những giải pháp nâng cao

năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp

lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng đề ra yêu cầu “triển khai khẩn trương và đồng bộ việc chuẩn bị đầy đủ điều kiện để giành thế chủ động trong hội nhập, nhất là sửa đổi và xây dựng mới các văn bản pháp luật phù hợp với yêu cầu hội nhập, tăng nhanh năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam”.

Đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn phát triển đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt nội dung và phương thức hoạt động tiêu chuẩn hóa, từ đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nước, phát triển các quan hệ kinh tế thương mại song phương với đa phương với các nước trong tiến trình hội nhập.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng thị trường, nhà nước chỉ tập trung quản lý những sản phẩm quan trọng của kinh tế quốc dân, những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, sự bền vững của môi trường, lợi ích quốc gia và lợi ích của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình.

Đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa phải trên cơ sở tham khảo các Hiệp định quốc tế và các Văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn hóa của một số nước trên thế giới như tài liệu của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT/WTO), Hiệp định áp dụng các biện pháp kiểm dịch động vật, thực vật (SPS/WTO), Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA).

Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, từ những năm đầu thành lập, Đảng và Nhà nước ta

đã chủ trương đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, tạo bước tiến về năng suất, chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nước thúc đẩy thương mại và chất lượng tăng trưởng của xã hội, đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính, đồng thời thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân. Kế thừa những kinh nghiệm hoạt động trong 45 năm qua, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước để vận dụng phù hợp với tình hình Việt Nam.

Với xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu, đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa sẽ góp phần tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại giữa nước ta với các nước trong khu vực và quốc tế. Đồng bộ và gắn kết hai mặt xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật vừa đảm bảo tính định hướng về mặt kỹ thuật của tiêu chuẩn, vừa đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, vừa đảm bảo những yêu cầu bắt buộc của quy chuẩn kỹ thuật-công cụ quản lý của các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường…

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)