Hiệp hội các quốc gia Đông Na mÁ (ASEAN) với chương trình AFTA

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 50)

AFTA

Sự ra đời và phát triển của các tổ chức hợp tác kinh tế và thương mại khu vực như EU ở châu Âu, NAFTA ở Bắc Mỹ... sẽ làm cho hàng hóa ASEAN vấp phải những trở ngại khi thâm nhập vào các thị trường này. Chính sách mở cửa và ưu đãi rộng rãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài cộng với lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, Trung quốc, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành các thị trường đầu tư hấp dẫn hơn so với các nước ASEAN. Để đối phó với các thách thức trên, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore năm 1992 đã quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) theo sáng kiến của Thái Lan nhằm đưa hợp tác kinh tế của ASEAN lên một tầm cao mới, với các mục tiêu kinh tế sau :

-Tăng cường trao đổi buôn bán trong nội bộ khối bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế.

-Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị trường thống nhất.

-Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là việc phát triển các thỏa thuận thương mại khu vực trên thế giới.

Để thực hiện thành công Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN (AEM) đã quyết định ký Hiệp định về “Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT)” năm 1992 thỏa thuận trong vòng 10 năm sẽ giảm thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN xuống còn từ 0 - 5% đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan. Hiệp định bắt đầu được thực hiện từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. Những yêu cầu về cắt giảm thuế về cơ bản đã được hoàn thành vào thời hạn trên, ngoại trừ các thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar được kéo dài thêm một số năm sau.

Việc loại bỏ các hạn chế định lượng và một số rào cản phi thuế quan khác như về số lượng nhập khẩu, các phụ thu... nhìn chung cũng có thể được thực hiện tương đối đơn giản. Tuy nhiên, việc loại bỏ các rào cản kỹ thuật, đặc biệt là các vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng thường có nhiều phức tạp vì có rất nhiều lý do để duy trì chúng như các lý do về an ninh xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe... Trong các trường hợp này, việc loại trừ các rào cản kỹ thuật sẽ có nghĩa là phải thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, hay các nước phải thỏa thuận để đi đến công nhận tiêu chuẩn của nhau. Vì vậy, Hiệp định CEPT đã quy định “Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng

và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau”.

Việt Nam gia nhập ASEAN từ 1995. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, trình độ kỹ thuật, công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa còn yếu kém, nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi về cơ cấu và phương thức quản lý theo cơ chế thị trường, do đó, chúng ta đã đưa ra một lộ trình thực hiện AFTA của Việt Nam, phù hợp với Hiệp định CEPT cũng như các quy định của WTO được các nước chấp thuận với 4 loại danh mục hàng hóa:

- Danh mục hàng hóa cần bảo hộ cao;

- Danh mục hàng hóa cần bảo hộ trung bình; - Danh mục hàng hóa cần bảo hộ thấp;

- Danh mục hàng hóa không cần bảo hộ.

Các loại hàng hóa trong danh mục trên sẽ có quá trình cắt giảm thuế quan khác nhau nhưng đều đảm bảo mục tiêu đến 2003 thuế tối đa là 20% và đến 2006 chỉ còn từ 0 đến 5%. Đối với các hàng rào phi thuế quan, trong giai đoạn 1996 đến 2001 sẽ xúc tiến điều chỉnh lại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam để tạo các công cụ hỗ trợ cho sản xuất và thị trường trong nước. Xây dựng bổ sung các chính sách phi thuế mà ta chưa có và áp dụng các chính sách phi thuế được WTO thừa nhận. Giai đoạn 2001-2006, các hàng rào phi thuế quan sẽ giảm dần tương ứng với việc giảm thuế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế gây cản trở trong thương mại. Những biện pháp không gây cản trở thương mại vẫn được áp dụng như giảm dần các biện pháp phi thuế (giấy phép cấp quyền kinh doanh, quy định đầu mối quản lý chuyên ngành); duy trì các biện pháp như đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất, nhập khẩu, quota định lượng, quota bằng thuế, tăng cường các biện pháp kỹ thuật như kiểm tra trước khi xếp hàng, kiểm dịch động thực vật, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra về an toàn cho con người và bảo vệ môi trường.

Công cụ quan trọng để thực hiện các biện pháp kỹ thuật là xây dựng chi tiết các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng hóa, các quy định chặt chẽ về vệ sinh, an toàn, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn này phải thích hợp để quản lý nhập khẩu, phù hợp với mức độ cần bảo hộ khác nhau đối với từng loại hàng hóa sản xuất trong nước ở từng thời kỳ, đồng thời chúng lại phải phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các

biện pháp này vẫn mang tính thụ động và đối phó trong điều kiện yếu kém về khoa học và công nghệ của nước ta khi tham gia vào AFTA. Để tham gia có hiệu quả vào AFTA phải tập trung các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho các ngành sản xuất mũi nhọn để đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu và vươn ra thị trường ASEAN thông qua việc nâng cao chất lượng và giảm chi phí sản xuất.

Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của ASEAN về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp, đóng góp cho hoạt động của Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng của ASEAN (ACCSQ). Thực hiện các chương trình hài hòa tiêu chuẩn của ASEAN, đặc biệt ưu tiên cho các loại hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam với các nước ASEAN. Thực hiện chương trình thừa nhận lẫn nhau kết quả thử nghiệm, chứng nhận đối với sản phẩm điện, điện tử.

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)