Giai đoạn 1986 đến nay:

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 36)

Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, công tác tiêu chuẩn hoá đã có những cải tiến và bước đột phá.

Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng tăng của hoạt động tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế của nước ta, ngày 27/12/1990 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh chất lượng hàng hóa. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn Việt Nam tự nguyện áp dụng. Pháp lệnh còn nêu ra những quy định về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Theo tinh thần của Pháp lệnh, những cải tiến và đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hoá đã được thực hiện, hướng hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói chung và hoạt động tiêu chuẩn hoá nói riêng đi theo quỹ đạo của cơ chế thị trường, định

hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước và đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở sản xuất-kinh doanh-dịch vụ.

Tiêu chuẩn Việt Nam được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành như là các văn bản kỹ thuật khuyến khích áp dụng. Các tiêu chuẩn Việt Nam đề cập tới những vấn đề liên quan đến lợi ích Nhà nước và toàn xã hội như: an toàn, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và các yêu cầu quản lý trọng yếu của từng thời kỳ sẽ được các Bộ quản lý chuyên ngành xem xét, quyết định và công bố bắt buộc áp dụng với những chế tài kiểm tra, thanh tra và xử lý kèm theo. Tổng số tiêu chuẩn Việt Nam được xây dựng và ban hành đến tháng 11/2002 là khoảng 8000, trong đó gần 5200 tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Cơ cấu của Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Hiện nay, trong tổng số 6000 tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, số lượng tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng chỉ chiếm dưới 5%, còn lại là tiêu chuẩn Việt Nam tự nguyện áp dụng.

Việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài thành tiêu chuẩn Việt Nam là một bước đi thích hợp để tiến tới xóa bỏ các rào cản về kỹ thuật trong thương mại, làm cho các cơ sở sản xuất-kinh doanh-dịch vụ của nước ta tiếp cận với thị trường quốc tế. Cho đến tháng 11/2002, đã có 1273 tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, CAC), tiêu chuẩn Châu Âu (EN) và các tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến (ASTM, JIS, ...). Tuy số lượng tiêu chuẩn Việt Nam được ban hành trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tăng nhanh trong những năm gần đây, song vẫn còn chiếm tỷ lệ chưa cao (25%) trong tổng số tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Các phương pháp chấp nhận khác nhau (phương pháp chấp thuận, phương pháp tờ bìa, phương pháp xuất bản lại) đã được nghiên cứu để đưa vào áp dụng trong thời gian tới song

song với việc xuất bản tiêu chuẩn Việt Nam song ngữ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam ngày càng theo sát các yêu cầu quản lý và yêu cầu nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam để cạnh tranh với hàng ngoại nhập ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế và khu vực.

Bảo vệ và quản lý môi trường đã trở thành một trong những vấn đề trọng điểm của hoạt động tiêu chuẩn hoá hiện nay. Đến nay chúng ta đã ban hành được gần 300 tiêu chuẩn Việt Nam đề cập đến khá toàn diện các khía cạnh khác nhau của vấn đề bảo vệ môi trường như: tiêu chuẩn môi trường xung quanh, tiêu chuẩn thải, hệ thống quản lý môi trường, các phương pháp thử và phương pháp phân tích-đánh giá chất lượng môi trường... Đặc biệt, đến nay, chúng ta đã chấp nhận 6 tiêu chuẩn và sẽ tiếp tục chấp nhận những tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thành tiêu chuẩn Việt Nam làm cơ sở cho việc thiết lập và vận hành Hệ thống Quản lý môi trường ở các doanh nghiệp và tổ chức trong nước.

Trong kế hoạch hành động Quốc gia về Tiêu chuẩn và sự phù hợp theo chương trình của APEC, chúng ta cam kết dành ưu tiên cho việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn Việt Nam. Đó là cơ sở cho việc thực hiện hài hòa và tiệm cận hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam của nước ta với tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với những hướng dẫn của ASEAN và APEC về vấn đề này. Kết quả hoạt động xây dựng và ban hành tiêu chuẩn Việt Nam trong vài năm gần đây đã minh chứng cho việc thực hiện nghiêm túc cam kết của nước ta. Trong tổng số tiêu chuẩn Việt Nam được xây dựng và ban hành mới hàng năm thì trên 80% là tương đương hoàn toàn với tiêu chuẩn quốc tế.

Chúng ta đã chú trọng đến việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam cho các đối tượng tiêu chuẩn hoá mới như: đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường, mã số-mã vạch vật phẩm, tài chính và tiền tệ, công nghệ thông tin... Tiêu chuẩn Việt Nam còn là căn cứ kỹ thuật để tiến hành hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn và công bố tiêu chuẩn chất lượng... Từ năm 1996 đến nay, số lượng tiêu chuẩn Việt Nam ban hành hàng năm có xu hướng tăng dần, trong đó có những tiêu chuẩn Việt Nam được xây dựng trong thời hạn rất ngắn để đáp ứng các yêu cầu quản lý cấp bách đối với các đối tượng như: xăng không pha chì, mũ bảo vệ cho người đi mô tô, xe máy...

Từ năm 1993, theo hướng dẫn của ISO, chúng ta đã thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam thông qua các Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn với thành viên là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm từ các Viện nghiên cứu, các Cơ quan quản lý, các Doanh nghiệp và đại diện cho người tiêu dùng. Việc sử dụng phương pháp mới này đã mang lại những kết quả rõ rệt: thời gian xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam được rút ngắn, chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam được nâng cao, huy động sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn với sự điều phối của các cán bộ nắm vững nghiệp vụ tiêu chuẩn hoá của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng. Đến nay, chúng ta đã thành lập gần 100 Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn và 38 tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn hài hòa với các ban kỹ thuật của ISO/IEC.

Hoạt động tiêu chuẩn hoá chuyên ngành được tiến hành trong khuôn khổ các Ban chuyên ngành. Đã có 3 ban tiêu chuẩn hoá chuyên ngành được thành lập, đó là: Ủy ban Điện IEC-Việt Nam (thành lập năm 1994), Ủy ban Codex- Việt Nam (thành lập năm 1994), Ban Chuyên ngành Mã số-mã vạch Việt Nam (thành lập năm 1995, nay là Hội đồng Tư vấn chuyên ngành về Mã số- mã vạch). Các ban tiêu chuẩn hoá chuyên ngành này vừa chịu trách nhiệm tổ

chức xây dựng các chính sách, kế hoạch và hoạt động tiêu chuẩn hoá chuyên ngành, vừa đóng vai trò đầu mối trong quan hệ hợp tác với các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế có liên quan.

Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm 1997 là thành viên sáng lập Hội nghị Á-Âu (ASEM), năm 1998 gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), năm 2000 ký Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, tháng 11 năm 2006 gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đó là những mốc quan trọng đánh dấu việc Việt Nam quyết tâm thực hiện chủ trương là bạn với tất cả các nước, chủ động hội nhập về kinh tế với khu vực và quốc tế và ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động tiêu chuẩn hoá ở nước ta.

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động trong giai đoạn này được phát triển theo những định hướng và mục tiêu dài hạn có tầm chiến lược, phục vụ cho đường lối công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước. Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam đến 2010”; “Quy hoạch tổng thể phát

triển hoạt động tiêu chuẩn hoá công nghiệp, đo lường, thử nghiệm và quản lý

chất lượng ở Việt Nam trong các giai đoạn đến 2005 và 2010” do Cơ quan

Hợp tác Quốc tế của Nhật Bản (JICA) phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nghiên cứu xây dựng; Đề tài “Tầm nhìn đến 2020 và Chiến lược phát triển tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến 2010”; Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Hài hòa tiêu chuẩn quốc tế và khu vực” là cơ sở để đổi mới các cơ chế quản lý, đưa hoạt động tiêu chuẩn hoá ở nước ta phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, đồng thời phù hợp với các quy định và tập quán quốc tế.

Những nỗ lực cải tiến các mặt hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá ở giai đoạn này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được đánh giá cao trong các tổ chức khu vực và quốc tế, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và nước ngoài. Những nguyên tắc cơ bản cải tiến hoạt động tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã được thể chế hóa trong Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa (sửa đổi).

Đổi mới hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam là một nhiệm vụ trọng tâm trong hội nhập với quốc tế. Trước hết là việc loại bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam đã quá lạc hậu hay không phù hợp với đối tượng của tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu mới. Việc hài hòa các tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế cũng được đặc biệt chú trọng, trong đó ưu tiên hàng đầu là các tiêu chuẩn thuộc Chương trình hài hòa tiêu chuẩn của ASEAN, APEC và ASEM. Trong tổng số 1160 tiêu chuẩn Việt Nam được ban hành từ 1996 đến 2006 thì 85% là hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, nâng tỷ lệ tiêu chuẩn Việt Nam được hài hòa từ 15% năm 1995 đến 24% vào năm 2002, 35% năm 2006 trong tổng số 6000 tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành8. Đề tài cấp Nhà nước về “Hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn Quốc tế” sẽ là cơ sở lý luận cho việc đẩy nhanh tốc độ và nâng cao tỷ lệ tiêu chuẩn Việt Nam hài hòa với các tiêu chuẩn ISO, IEC, CODEX... Tuy nhiên, trước những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam cũng còn nhiều bất hợp lý cần được giải quyết bao gồm việc chuyển đổi cả cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn cũng như về nội dung kỹ thuật của các tiêu chuẩn.

Hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế cũng được quan tâm và phát triển. Hiện nay Việt Nam là thành viên của 17 tổ chức tiêu chuẩn và đánh giá sự

8

phù hợp của quốc tế và khu vực. Tiêu biểu là các tổ chức ISO, IEC, CAC, ITU, SCSC (APEC), ACCSQ (ASEAN), ILAC, APLAC, PAC, PASC... Việc góp ý cho các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế cũng như các hợp tác song phương với các tổ chức quốc tế, khu vực và quốc gia được duy trì thường xuyên đã mang lại những lợi ích thiết thực về nhiều mặt.

Ngày 6.5.2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 444/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Triển khai thực hiện Hiệp định Hàng rào kỹ thuật

trong thương mại (TBT)” nhằm mục đích thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Việt

Nam trong quá trình đàm phán và sau khi trở thành thành viên của WTO đối với Hiệp định TBT. Ngày 29.6.2006, Quốc hội đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và có hiệu lực thi hành từ 1.1.2007. Luật này đảm bảo sự tương thích của Luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật với các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT, tạo ra khung pháp lý quan trọng trong việc thực hiện Hiệp định này ở nước ta khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật là cơ sở quan trọng để đổi mới toàn diện nhận thức và nội dung hoạt động tiêu chuẩn hoá theo hướng hội nhập kinh tế thế giới.

45 năm qua, hoạt động tiêu chuẩn hoá ở nước ta luôn là một bộ phận quan trọng gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với các hoạt động khác của cơ chế quản lý kinh tế và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Tuy việc hình thành và phát triển của hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam luôn diễn biến trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội và sự đổi thay của cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ nhưng cho đến nay, chúng ta đã có một kho tư liệu về các tiêu chuẩn Việt Nam trên các lĩnh vực, đây chính là công cụ hữu hiệu phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế xã hội nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ nói riêng. Việc hình thành Cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia chỉ đạo thống nhất hoạt động tiêu

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (Trang 36)