Sau sự kiện tấn công khủng bố nƣớc Mỹ ngày 11/9/2001, Mỹ tăng cƣờng các hoạt động hợp tác và hỗ trợ châu Phi đảm bảo an ninh, ngăn chặn khủng bố bởi một số nƣớc châu Phi có chính phủ yếu kém và cộng đồng Hồi giáo đông đảo rất dễ có nguy cơ trở thành một trung tâm của các nhóm khủng bố liên quan tới tổ chức Al Qaeda. Có thể nói trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, tốc độ tăng viện trợ lớn nhất Mỹ dành cho châu Phi thuộc về lĩnh vực an ninh quốc phòng đạt mức 263%, trong khi tổng kinh phí tài trợ cho các hoạt động an ninh ngoài quốc gia của Mỹ chỉ đạt 163%. Toàn bộ nguồn tài chính này đƣợc chi để tiến hành các khóa đào tạo, mua vũ khí và thiết bị an ninh. Mối quan tâm và những nguyên tắc của Mỹ đều hƣớng đến một mục tiêu là hỗ trợ châu Phi đảm bảo hòa bình, an ninh, phát triển. Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ cùng với những đồng minh giúp đỡ chính phủ non yếu ở các nƣớc châu Phi trong một số hoạt động khác nhƣ đảm bảo biên giới quốc gia, ban hành và thực thi luật pháp, xây dựng cơ sở hạ tầng… nhằm một số mục tiêu nhƣ hỗ trợ châu Phi thoát khỏi lạc hậu, không để châu Phi, đặc biệt khu vực Sừng châu Phi, trở thành nơi trú chân thuận lợi cho các lực lƣợng khủng bố, hạn chế các cuộc nội chiến lan rộng thành chiến tranh khu vực…
Trƣớc tình hình Al Qaeda đang khuyến khích ―thánh chiến‖ tại Sừng châu Phi với nòng cốt là các chiến binh Hồi giáo tinh nhuệ đƣợc đào tạo ở Afghanistan và thủ lĩnh Al Qaeda hy vọng sẽ mở một mặt trận mới tại vùng Sừng châu Phi, các quan chức Lầu Năm Góc đã thành lập một bộ chỉ huy quân sự mới tại châu Phi nhằm không chỉ hỗ trợ châu Phi đảm bảo an ninh khu vực mà xa hơn là đối phó với
63
những thách thức có thể đe dọa an ninh nƣớc Mỹ. Bộ chỉ huy quân sự châu Phi – AFRICOM đƣợc thành lập với nhiệm vụ phối hợp với Cục tình báo Trung ƣơng Mỹ- CIA, Bộ Ngoại giao Mỹ để triển khai các chƣơng trình, chính sách quốc phòng của Mỹ ở châu Phi. Mục đích xa hơn là việc thành lập bộ chỉ huy này cho phép Mỹ tăng cƣờng hiện diện tại châu Phi. Việc thành lập một bộ chỉ huy thống nhất điều hành toàn bộ hoạt động quân sự trên khắp khu vực châu Phi là cần thiết nhằm đảm bảo các lợi ích chiến lƣợc, an ninh năng lƣợng của Mỹ tại đây. Hơn nữa, cũng giúp Mỹ phần nào kiềm chế ảnh hƣởng của một số cƣờng quốc mới nổi nhƣ Trung Quốc đối với nguồn nguyên liệu dồi dào ở khu vực.
Bên cạnh đó, Mỹ còn hỗ trợ chính phủ chuyển tiếp tại Somalia thành lập lực lƣợng tuần tra duyên hải để đảm bảo an ninh cho bờ biển dài hơn 1.000km của nƣớc này, hạn chế tình trạng mất trật tự đƣờng biển, cƣớp biển hoành hành và xu hƣớng gia tăng khủng bố. Lực lƣợng cảnh sát bờ biển của Mỹ cũng tăng cƣờng hợp tác tuần tra, tham gia các hoạt động huấn luyện, chia sẻ tin tức tình báo với các quốc gia nhƣ Ghana, Cape Verde, Benin, Guine Xích đạo… Bên cạnh đó, theo Sáng kiến chống khủng bố xuyên Sahara của Bộ Ngoại giao Mỹ, Mỹ đã tiến hành huấn luyện lực lƣợng quân đội tại Nigeria, Mauritanie, Mali, Chad… Mỹ cũng duy trì một căn cứ quân sự tại Djibouti để tiến hành hợp tác và chống khủng bố với khu vực. Mỹ cũng hỗ trợ tích cực Kenya, Ethiopia, Djibouti, Tanzania… nâng cao năng lực phòng chống khủng bố qua một số hoạt động cụ thể nhƣ đảm bảo an ninh tại hải cảng và sân bay, quản lý hiệu quả hoạt động tuần tra biên giới và bờ biển, nâng cao năng lực quản lý an ninh mạng, chia sẻ kinh nghiệm, quản lý ngăn chặn hoạt động của ngân hàng nhằm cắt nguồn tài chính của các tổ chức khủng bố.