Những thay đổi trong chính sách châu Phi của Mỹ qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 91)

Giai đoạn sau chiến tranh thế giới II đến khi kết thúc chiến tranh Lạnh, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi bị tác động mạnh mẽ bởi các phong trào độc lập tại châu Phi. Mục tiêu tối quan trọng của Mỹ vẫn là ngăn chặn ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng cộng sản lan truyền ở châu lục này. Châu Phi trở thành nơi cạnh tranh ảnh hƣởng Xô- Mỹ vì nơi đây tập trung những nhà nƣớc non trẻ đang trên đƣờng tìm kiếm tƣ tƣởng, mô hình và chiến lƣợc phát triển cho các quốc gia mới của mình. Nhƣng đến khi chiến tranh Lạnh kết thúc sự quan tâm của Mỹ đối với châu Phi cũng giảm đi. Thực tế là Tổng thống Bush (cha) đã không quan tâm nhiều đến vai trò của Mỹ ở châu lục này. Tuy nhiên đến năm 1993, sau khi đắc cử Tổng thống thì ông Clinton đã phát triển chính sách châu Phi với các nguyên tắc rõ ràng hơn. Cụ thể về kinh tế Tổng thống Clinton đã ban hành ―Đạo luật cơ hội và tăng trƣởng châu Phi- AGOA‖ với một loạt các điều khoản ƣu tiên thuế quan cho hơn 2000 mặt hàng xuất khẩu của 35 nƣớc châu Phi. Về mặt an ninh chính trị, chính quyền Clinton khuyến khích các nƣớc châu Phi xây dựng và cải cách dân chủ, giải quyết hòa bình các xung đột. Tuy nhiên, mặc dù có những quan tâm đến dân chủ hóa của châu Phi, nhƣng chính quyền Clinton lại không thực sự phát triển đƣợc các chính sách cụ thể để hỗ trợ châu Phi trong nỗ lực xây dựng một hệ thống quản lý điều hành dựa trên pháp quyền và tôn trọng nhân quyền.

Đến thời Tổng thống Bush (con), chuyến công du châu Phi vào cuối tháng 5/2001 của Ngoại trƣởng Mỹ Collin Powell đã phản ánh phong cách mới của chính phủ Mỹ. Có thể giải thích sự thay đổi này trong chính sách của Nhà Trắng liên quan đến hai cách tiếp cận đƣợc xác định rõ ràng trong chính sách của Tổng thống Bush đối với châu Phi: đó là ―cam kết có lựa chọn‖ và chính sách ―di sản‖.

92

Sau chiến tranh Lạnh, ―cam kết có lựa chọn‖ đã chiếm ƣu thế trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhƣng dƣới thời Tổng thống Geogre W.Bush, sự áp dụng cách tiếp cận này đối với châu Phi rõ ràng nhất. Các đặc tính của sự cam kết có lựa chọn là: 1/ Cam kết có lựa chọn giống nhƣ chủ nghĩa đơn phƣơng khiến Washington bỏ qua quan điểm cộng đồng quốc tế và đặc biệt là tác động của các can thiệp của mình đối với cộng đồng quốc tế. 2/ Cách tiếp cận của cam kết có lựa chọn khuyến khích sự phát triển của những chính sách dựa trên quan điểm ―nhà nƣớc chủ chốt‖, điều này làm Washington tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ với một số quốc gia đƣợc coi là các quốc gia chủ chốt hoặc trung tâm. Ở phía Nam châu Phi có Nam Phi, ở Tây Phi có Nigeria. Những nƣớc này nhận đƣợc sự đối xử ƣu ái từ Washington, nhằm thông qua các cƣờng quốc khu vực này bảo vệ lợi ích của Mỹ. 3/ Cách tiếp cận này buộc Mỹ từ bỏ trách nhiệm của mình với tƣ cách siêu cƣờng duy nhất đối với phần còn lại của thế giới. Washington đã từ chối các nguyên tắc và tiến trình đa phƣơng khi phải đối diện với một số thảm họa và vấn đề khẩn cấp toàn cầu[17].

Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, lợi ích quốc gia chủ yếu của Mỹ ở châu Phi vẫn liên quan đến vấn đề an ninh. Ngoài ra, các vấn đề kinh tế cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn từ cuối những năm 1990 và đầu năm 2000 với sự gia tăng của giá dầu trên thị trƣờng quốc tế, vì thế Mỹ đã chú ý nhiều hơn đến Nigeria và Gabon. Tiếp đó sau sự kiện 11/9/2001, cuộc chiến chống khủng bố đã trở thành nền tảng của mối quan hệ Mỹ- Phi thay cho sự ngăn chặn trƣớc đó. Đây là sự quay trở lại với một chính sách nguy hiểm của chiến tranh Lạnh, đƣa Washington đến việc hỗ trợ cho các nền độc tài châu Phi tham gia vào cuộc chiến chống sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản ở mức độ khác nhau. Trong giai đoạn này, các chính sách của Mỹ đều đƣợc tuyên bố là nhân danh cuộc chiến chống khủng bố. Cách tiếp cận cam kết lựa chọn khiến Mỹ chọn một số nƣớc châu Phi để phát triển mối quan hệ đặc quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế nhƣ: Nigeria, Nam Phi và Gabon; và lợi ích an ninh nhƣ: Djibouti, Kenya và Somalia.

93

Cách tiếp cận thứ hai trong chính sách châu Phi của Tổng thống Bush là ―chính sách di sản‖ đƣợc xây dựng từ bản thân quan niệm về di sản hay kế thừa[17]. Theo đó, một chính sách hay sáng kiến sẽ gắn mãi mãi với tên tuổi một tổng thống. Chính sách đó sẽ chuyển tải các tƣ tƣởng hoặc thông điệp có lợi cho tổng thống vào thời điểm đó. Vì thế việc tiếp cận ―chính sách di sản‖ không chỉ cho phép chính quyền Bush nêu lên những lợi ích của Mỹ ở châu Phi mà còn cải thiện hình ảnh của Tổng thống với một bộ phận cử tri da đen ngƣời Mỹ.

Đến thời Tổng thống Obama, lúc đầu dƣờng nhƣ Mỹ vẫn tiếp tục những chính sách với châu Phi trƣớc đó. Theo dõi toàn bộ diễn biến các biến động chính trị-xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông từ cuối năm 2010, có thể thấy Mùa xuân Arab hầu nhƣ là một giai đoạn tiếp theo của quá trình thực hiện ―Đề án Đại Trung Đông‖ của Mỹ. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu, Tổng thống Bush thiên về sử dụng sức mạnh quân sự và bị thất bại thì ở giai đoạn này với những biến động chính trị ở Tunisia sau đó lan tới Ai Cập, Libya, Yemen và Syria thì tham vọng vẽ lại bản đồ khu vực ―Đại Trung Đông‖ của Mỹ chuyển sang biện pháp khác linh hoạt hơn. Nƣớc Mỹ luôn ủng hộ việc nhân rộng các chính phủ ít tham nhũng và dân chủ hơn tại khu vực Bắc Phi- Trung Đông vì theo Mỹ các chính phủ đó sẽ không theo đuổi đƣờng lối chính trị cấp tiến, trở nên ôn hòa hơn, ổn định hơn và tƣ duy rộng mở hơn, việc này đem lại nhiều lợi ích hơn cho Mỹ. Chính phủ Mỹ coi các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi trong khu vực nhƣ những đồng minh. Các tƣớng lĩnh quân đội Mỹ cũng quan tâm tới việc tham gia các cuộc diễn đàn đa phƣơng nơi xuất hiện các đại diện của các phong trào chống đối mà Mỹ không công nhận. Điển hình nhƣ trƣờng hợp của Libya, Mỹ đã không quan hệ với Libya trong 41 năm, nhƣng khi phiến quân nổi dậy lật đổ chính quyền của Gaddafi, Mỹ đã quyết định công nhận Hội đồng dân tộc lâm thời (TNC) và cung cấp vũ khí cho phiến quân tại Libya. Đến tháng 6/2012, Tổng thống Barack Obama đã công bố chiến lƣợc mới đối với vùng phía Nam sa mạc Sahara với bốn trụ cột: củng cố các định chế dân chủ; thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ; thúc đẩy hòa bình và an ninh; khuyến

94

khích phát triển. Đây có thể coi là dấu hiệu cho việc chính quyền của Tổng thống Obama sẽ có những quan tâm hơn nữa đến châu Phi trong thời gian sau đó.

Có thể nói, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Bush vẫn là một chính sách mang tính cơ hội. Nếu nhƣ sau chiến tranh thế giới II, cuộc chiến chống sự bành trƣớng của chủ nghĩa cộng sản nằm ở trung tâm chính sách châu Phi của Mỹ, thì sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, tầm quan trọng địa chính trị của châu Phi giảm đi. Chính sách châu Phi của Tổng thống B.Clinton có những thay đổi dựa trên những nền tảng mang tính lý tƣởng chủ nghĩa nhƣng về cơ bản vẫn mang nặng tính bảo hộ, khai thác tài nguyên hơn là xây dựng. Dƣới thời Tổng thống Bush, lại là sự quay lại với những chiến lƣợc của chiến tranh Lạnh khi Mỹ đã không ngần ngại tài trợ cho những chế độ độc tài châu Phi nhân danh cuộc chiến chống khủng bố và về mặt kinh tế lại ít lợi ích cho châu Phi.

Trong khi đó chính sách của Chính quyền Obama đối với châu Phi chƣa rõ ràng bởi ông còn phải tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính, tái cân bằng sự tập trung của Mỹ đối với một châu Á ngày càng lớn mạnh, tìm lối thoát cho các bất ổn tại khu vực Trung Đông, đồng thời phải dành phần lớn tâm trí để hoàn thành kế hoạch mà ông "thừa kế" từ ngƣời tiền nhiệm là chấm dứt hai cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông. Vì thế, trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, châu Phi là khu vực mà Tổng thống Obama chƣa thực sự dành nhiều thời gian và sự quan tâm hợp lý. Tuy nhiên các chính sách châu Phi của Tổng thống Obama cũng đƣợc cho là tích cực tuy kết quả lại không nhƣ mong đợi. Bên cạnh đó, châu Phi đòi hỏi một khu vực tƣ nhân mạnh mẽ hơn so với hiện tại. Dù sao, Chính quyền Obama cũng đã tiếp nối những thành công ở châu Phi của Chính quyền Bush, trong đó có Kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp phòng chống AIDS của tổng thống (PEPFAR), Chƣơng trình thách thức hợp tác thiên niên kỷ (MCC) và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Phi (AFRICOM). Tổng thống Obama đƣợc đánh giá là một nhà lãnh đạo khôn ngoan khi không phủ nhận những thành công của chính quyền tiền nhiệm. Với các cơ hội kinh tế cùng nguồn tài nguyên năng lƣợng dồi dào của lục địa Đen đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Mỹ cần

95

phải có những chính sách thiết thực hơn, mãnh mẽ hơn với châu Phi để tái thiết lập sự can dự của Mỹ vào châu lục này.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)