Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì vẫn còn không ít những hạn chế. Chính sách của Chính quyền Clinton vẫn mang tính bảo hộ, bao gồm một loạt các quyết định và hành động thiếu xác đáng và thiếu sự phối hợp, mà trong thực tế, chỉ đƣợc thiết lập nhằm vào các lợi ích của Mỹ và cho hình ảnh của cá nhân Tổng
100
thống. Sự thiếu vắng một chính sách đối ngoại tích cực và đồng bộ khiến cho chính sách châu Phi của Mỹ đƣợc mô tả là ―chính sách đối ngoại nhƣ công tác xã hội‖, vì nó là tập hợp các hành động và quyết định nhân đạo để giúp châu Phi trong một số trƣờng hợp. Về vấn đề dân chủ hóa, Chính quyền Clinton đã không thực sự phát triển một chính sách cụ thể để hỗ trợ châu Phi trong việc xây dựng một hệ thống quản lý điều hành, Mỹ đã chọn vấn đề dầu mỏ nhiều hơn là vấn đề dân chủ. Về mặt kinh tế, tuy có AGOA là biểu hiện thành công trong thƣơng mại giữa Mỹ và châu Phi nhƣng những trao đổi thƣơng mại này lại mang tính chọn lọc cao với những đối tƣợng tham gia cũng nhƣ các sản phẩm liên quan khi chỉ có số ít các quốc gia chủ yếu là những nhà sản xuất dầu lớn chiếm phần lớn nhập khẩu, xuất khẩu và đầu tƣ của Mỹ ở châu Phi. Phần lớn các nhà nƣớc châu Phi không có khả năng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ các phƣơng tiện sản xuất cho thị trƣờng quốc tế. Liên quan đến vấn đề viện trợ của Mỹ đối với việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột ở châu Phi, Tổng thống Clinton đã cho thấy sự im lặng và vắng mặt của Mỹ trong nạn diệt chủng ở Rwanda năm 1994. Mỹ đã không đánh cuộc sinh mạng của những binh sĩ Mỹ vì họ không có bất kỳ lợi ích nào trong lĩnh vực an ninh quốc gia cũng nhƣ kinh tế ở đất nƣớc này.
Dƣới thời Tổng thống Bush, nhiều nƣớc châu Phi và cộng đồng quốc tế đã chỉ trích Mỹ không hành động kiên quyết nhằm ngăn chặn nạn diệt chủng ở Darfur, Sudan. Các tổ chức y tế và nhân đạo vẫn kêu gọi Mỹ tăng thêm trợ giúp cho các chƣơng trình phòng ngừa bệnh dịch và chống đói nghèo ở châu Phi. Mặc dù Tuyên bố Doha với việc các sáng chế về thuốc sẽ không là cản trở với các nƣớc nghèo tiếp cận chăm sóc y tế cần thiết đƣợc thông qua vào tháng 10/2001, nhƣng Washington liên tục phản đối những nỗ lực giảm nhẹ các quy định trong lĩnh vực bằng sáng chế. Thực tế là Mỹ đã không chấp nhận những loại thuốc an toàn và hiệu quả đƣợc chấp thuận của Tổ chức Y tế thế giới, vì mối liên hệ chặt chẽ giữa Chính quyền Bush và các công ty dƣợc phẩm lớn, vốn là nhà tài trợ quan trọng cho Đảng Cộng hòa Mỹ. Tháng 3/2002, Tổng thống Bush đề xuất tăng ngân sách viện trợ thông qua Sáng kiến ―Quỹ thách thức Thiên niên kỷ‖, tuy nhiên quỹ này lại hỗ trợ rất ít các quốc gia
101
châu Phi vì hiếm có những nƣớc đáp ứng đƣợc các điều kiện về chính trị và kinh tế chặt chẽ kèm theo. Có thể thấy rằng, nó đã không thực sự giúp đỡ đƣợc nhiều cho cuộc chiến giảm nghèo đói ở châu Phi vì rất ít quốc gia đủ điều kiện để nhận đƣợc khoản tài trợ cho mục đích này. Những ngƣời ủng hộ tự do buôn bán thì chỉ trích Mỹ bảo hộ mậu dịch và cô lập thị trƣờng châu Phi, do không chịu nhƣợng bộ trong vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Nhiều chính phủ châu Phi nói rằng họ ngạc nhiên khi không đƣợc Mỹ tham khảo ý kiến trƣớc khi công bố kế hoạch thành lập Bộ chỉ huy quân sự châu Phi (AFRICOM) để thống nhất điều phối các vấn đề an ninh và quân sự ở châu lục này. Bộ chỉ huy này, do Tƣớng William Ward lãnh đạo, đang cùng Bộ Ngoại giao Mỹ tìm cách đối phó với nhiều vấn đề an ninh mà Mỹ quan tâm nhƣ: chủ nghĩa khủng bố ở vùng Sừng châu Phi, bảo vệ đầu tƣ của Mỹ ở các mỏ dầu trong Vịnh Guinea, các cuộc xung đột ở Sudan, Somalia và CH Congo, đồng thời giải quyết các vấn đề y tế, an ninh và phát triển của châu Phi. Tuy nhiên, Tổng thống Ghana John Kufour cho rằng Mỹ không dễ thuyết phục các nƣớc châu Phi về ý định của mình. Ông lƣu ý rằng AFRICOM nên tham khảo các nhà lãnh đạo khu vực, trƣớc khi triển khai lực lƣợng và các hoạt động của mình ở châu Phi. Ngay cả ngoại trƣởng Nam Phi, quốc gia đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Phi cận Sahara, cũng phản đối sự hiện diện về quân sự của Mỹ ở châu lục này và cảnh báo rằng điều này có thể ―gây mất ổn định‖ cho châu Phi.
Đến nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, bất cứ chính sách nào Mỹ áp dụng đối với các quốc gia thuộc nhóm Mùa xuân Arab đều là sự mạo hiểm. Mỹ phải tiếp tục duy trì Chƣơng trình đàm phán của Bộ tham mƣu quân sự Mỹ, những cuộc thảo luận song phƣơng về các vấn đề chiến lƣợc với các quốc gia đối tác nếu không các quốc gia này sẽ không còn là những đồng minh tin cậy lâu dài.
Có ý bình luận cho rằng Mùa xuân Arab là một giai đoạn tiếp theo của quá trình thực hiện ―Đề án Đại Trung Đông‖ của Mỹ với tham vọng vẽ lại bản đồ khu vực ―Đại Trung Đông‖ nhằm đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi Địa Trung Hải và Trung Đông; tách Nga khỏi Nam Capca và Trung Á; còn Trung Quốc sẽ mất đi một
102
nguồn cung cấp năng lựơng có ý nghĩa chiến lƣợc. Nhƣng tham vọng này của Mỹ không thực hiện đƣợc khi tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông đã vƣợt qua tầm kiểm soát của Mỹ với sự nổi lên của các phong trào Hồi giáo. Việc đại sứ Mỹ ở Lybia và ba nhân viên nữa bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ cho thấy một điều rằng các lực lƣợng của Mùa xuân Arab và Hồi giáo cực đoan dƣờng nhƣ đang quay lại chống Mỹ. Tình hình chính trị phức tạp tại Ai Cập, Tunisia; sự thiếu an ninh ở Libya là những khó khăn và thách thức đối với chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama. Mong muốn Mùa xuân Arab mang lại dân chủ cho các nƣớc Bắc Phi hậu chính biến vẫn còn rất xa so với thực tiễn.