Quan hệ Nhật Bản châu Phi

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 31)

Tìm hiểu lịch sử mối quan hệ Á - Phi, có thể thấy Nhật Bản là nƣớc xác lập mối quan hệ với châu Phi rất sớm, từ giữa thế kỷ thứ XIV. Nhƣng do biến thiên của thời gian và biến động chính trị thế giới, nên hiệu quả mối quan hệ này ngày càng co lại so với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, từ sau chiến tranh Lạnh đến nay quan hệ ngoại giao, kinh tế của Nhật Bản với châu Phi đang có những bƣớc tiến mới, Nhật Bản đã quyết định trở lại thị trƣờng này với những chính sách thực dụng hơn.

Thời kỳ sau chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật Bản- châu Phi đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ với mốc quan trọng để lại dấu ấn đặc biệt là Hội nghị quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi (TICAD). Tháng 10 năm 1993, TICAD I diễn ra tại Tokyo do Chính phủ Nhật Bản, Liên hợp quốc và Liên minh toàn cầu vì châu Phi đồng tổ chức. Các đại biểu của TICAD I đều khẳng định cam kết của họ về vấn đề phát triển

32

châu Phi, tìm kiếm cho châu Phi một sự hợp tác phát triển năng động, phù hợp với chƣơng trình nghị sự mới của Liên hợp quốc vì sự phát triển của châu Phi trong những năm 90 của thế kỷ XX. TICAD đã trở thành nền tảng cho chính sách châu Phi của Nhật Bản, các quan hệ ngoại giao chính trị, kinh tế- xã hội của Nhật Bản- châu Phi đều đƣợc định hƣớng và phát triển trong khuôn khổ của TICAD. Do vậy, các hoạt động của Nhật Bản nhằm trợ giúp châu Phi, hợp tác với châu Phi và tăng cƣờng ảnh hƣởng vai trò của Nhật Bản tại châu Phi từ sau chiến tranh Lạnh đến nay đều đƣợc xem xét qua lăng kính của TICAD. Cho đến nay đã lần lƣợt diễn ra 5 hội nghị TICAD. Tiếp theo TICAD I, tháng 10 năm 1998 TICAD II đã đƣợc tổ chức. Trong chƣơng trình hành động đƣợc thông qua tại TICAD II, hợp tác Nam- Nam đã đƣợc coi là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của châu Phi. TICAD III đƣợc tiếp tục tổ chức vào tháng 9 năm 2003 sau khi Thủ tƣớng Nhật Bản lúc đó là Yoshiro Mori sang thăm các nƣớc châu Phi thuộc khu vực cận Sahara. Ông Mori đã tuyến bố rằng, chính sách châu Phi của Nhật Bản có hai mục tiêu chính, đó là viện trợ và ngăn chặn xung đột. Trong hội nghị TICAD IV diễn ra năm 2008, Thủ tƣớng Nhật lúc đó là Yasuo Fukuda đã tuyên bố viện trợ gói 4 tỷ USDđể châu Phi cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm kích hoạt lại các mối quan hệ sở hữu về nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng, thứ mà Nhật luôn thiếu[45] . Đi liền với chính sách ấy, Nhật cũng khẩn trƣơng xúc tiến công tác thƣơng mại và đầu tƣ sao cho có lợi nhất cho nhiệm vụ giành lại thị trƣờng tại châu lục này. Mới đây, vào ngày 16/03/2013 tại một cuộc gặp của các nhà tài trợ cho châu Phi tổ chức ở Ethiopia, Ngoại trƣởng Nhật Bản Fumio Kishida thông báo rằng Nhật Bản sẽ cung cấp thêm 550 triệu USD viện trợ[44]. Cuộc gặp là bƣớc chuẩn bị cho Hội nghị TICAD V diễn ra tại Nhật Bản trong 3 ngày từ 01/06/2013. Tầm quan trọng của hội nghị đƣợc chứng minh bằng sự có mặt tham gia của các quan chức của gần 70 quốc gia khắp thế giới, cùng hàng loạt tổ chức quốc tế do Thủ tƣớng Shinzo Abe chủ trì. Hội nghị thảo luận nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến Châu Phi. Tại Hội nghị, Nhật Bản chính thức công bố gói viện trợ mới trị giá khoảng 3.200 tỷ yen dành cho châu Phi, trong đó bao gồm 1.400 tỷ yen tiền viện trợ phát triển chính thức (ODA)

33

để biến lục địa Đen thành vùng đất của tăng trƣởng và cơ hội. Gói viện trợ trên còn bao gồm việc tăng khoảng 650 tỷ yen tiền nợ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản và thiết lập một chƣơng trình đào tạo mới cho thanh niên châu Phi giúp họ trở thành cầu nối giữa các nƣớc châu Phi với Nhật Bản trong tƣơng lai. Chƣơng trình này có tên gọi là Sáng kiến giáo dục kinh doanh châu Phi cho thanh niên, hay còn gọi là sáng kiến ABE, giúp khoảng 1.000 sinh viên châu Phi có cơ hội nghiên cứu tại các trƣờng đại học Nhật Bản và làm thực tập sinh tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhật Bản đang chuyển từ việc coi châu Phi nhƣ là một đối tƣợng nhận viện trợ thành một đối tác kinh tế và đầu tƣ trong bối cảnh lục địa này đƣợc cho là sẽ đạt triển vọng tăng trƣởng nhanh chóng và liên tục trong thời gian tới.

Có thể thấy, trong quan hệ hợp tác kinh tế với châu Phi thì viện trợ là lĩnh vực mà Nhật Bản dành sự ƣu tiên đặc biệt, nhất là đối với các nƣớc ở khu vực cận Sahara. Kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất năm 1973, viện trợ của Nhật Bản cho châu Phi bắt đầu gia tăng. Cụ thể là trong giai đoạn từ năm 1978 đến 1980 mức tăng này đạt 8,7% so với mức 1,1% ở giai đoạn 1965- 1972. Từ năm 1988, ODA của Nhật Bản cho châu Phi chiếm tỷ lệ lớn trong số các khu vực khác trên thế giới, chỉ đứng sau châu Á. Cũng từ năm 1993- 2001, Nhật Bản đã cấp hơn 11 tỷ USD cho châu Phi thông qua ODA song phƣơng, đứng thứ 4 (sau Pháp, Mỹ và Đức) trong số các nƣớc chủ chốt trong Ủy ban Viện trợ phát triển của OECD. Nhật Bản đã cấp khoảng 30 triệu USD cho cuộc chiến chống khủng hoảng lƣơng thực tại khu vực Trung Phi vào nửa sau năm 2002. Ngoài ra Nhật Bản cũng đã viện trợ lƣơng thực trị giá 11 triệu USD cho Ethiopia và Eritoria tháng 2 năm 2003. Nhật Bản còn quyết định cấp một khoản viện trợ lƣơng thực bổ sung trị giá 55 triệu USD cho các nƣớc khác ở châu Phi[6]. Từ khi Trung tâm hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp nhất với Ngân hàng Vì sự phát triển quốc tế (JBIC) vào ngày 01/10/2008, thì Nhật Bản càng đẩy nhanh tốc độ viện trợ, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển theo hình thức ODA. Trƣớc năm 2006, châu Á luôn là nơi nhận đƣợc viện trợ ODA nhiều nhất. Nhƣng từ năm đó, lần đầu tiên châu Phi nhận đƣợc phần viện trợ tăng 34,2%, vƣợt qua châu Á (chỉ có 26,8%), nghĩa là tăng 2,5 lần so

34

với năm 2000. Năm 2010, Bộ Tài chính Nhật Bản cho Kenya vay 300 triệu USD để xây dựng hai nhà máy địa nhiệt sản xuất điện đến năm 2030[49]. Nhiều công ty khác của Nhật Bản cũng ồ ạt đến châu lục này để giành quyền khai thác dầu mỏ, khoáng sản và tìm kiếm thị trƣờng mới cho hàng hóa của mình. Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào châu Phi, Chính phủ Nhật Bản ủng hộ họ bằng các khoản vay của các ngân hàng Nhà nƣớc.

Khoản tài trợ 1,8 tỷ USD (năm 2010) dành cho nông nghiệp và cơ sở hạ tầng - lĩnh vực từ lâu đánh dấu sự có mặt của Nhật Bản tại châu Phi đã đƣợc thực hiện. Khác với trƣớc đây, ngày nay Chính phủ Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc mình đầu tƣ vào châu Phi nhờ những khoản cho vay của các ngân hàng công. Chẳng hạn, công ty Toyota hiện quan tâm đến cả dự án đƣờng ống dẫn khí đốt từ miền Nam Sudan đến bờ biển Kenya với chi phí ƣớc tính 1,5 tỷ USD. Những bảo đảm tài chính của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản sẽ đóng góp nhiều cho sự thành công của dự án. Ngày nay, lĩnh vực tƣ nhân của Nhật Bản chủ yếu hiện diện tại châu Phi qua hoạt động khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng năng lƣợng. Ví dụ hãng Sojitz đã có mặt ở Angola, Nigeria và Gabon hay tập đoàn Japan LNG Corp vừa thông báo sẽ cho xây dựng một nhà máy khí hoá lỏng tại Nigeria[49].

Nếu so sánh với châu Âu và Mỹ thì châu Phi không phải là địa bàn hoạt động có truyền thống lâu đời của Nhật Bản. Mặc dù cũng có mục đích tiếp cận các nguồn dầu mỏ, khí đốt và các nguồn khoáng sản khác và tuy đến châu Phi muộn hơn, song quan hệ Nhật Bản- châu Phi đã ngày càng có những bƣớc phát triển vững mạnh và thu đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp. Sở dĩ làm đƣợc nhƣ vậy là vì Nhật Bản đã có nhận thức đúng đắng về châu Phi, có sự đánh giá khách quan về châu Phi, đƣa ra đƣợc chiến lƣợc và các chính sách rất rõ ràng về châu Phi.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)