Hỗ trợ an ninh quân sự

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 87)

Một vấn đề khác mà Chính quyền Obama quan tâm ở châu Phi chính là vấn đề an ninh quân sự. Nhận thức tầm quan trọng chiến lƣợc ngày càng tăng của châu Phi đối với lợi ích an ninh, từ năm 2007, Mỹ bắt đầu thúc đẩy dự án Bộ chỉ huy quân sự châu Phi (AFRICOM). Tuy nhiên, hầu hết các nƣớc châu Phi phản đối dự án này vì lo ngại Mỹ lấy cớ ―chống khủng bố‖ để quân sự hóa các hoạt động nhân đạo, kinh tế, đe dọa an ninh, ổn định trong khu vực. Trong chuyến thăm 7 nƣớc châu Phi năm 2009, bà Hillary đã thảo luận hàng loạt hành động cụ thể nhằm giải quyết xung đột ở Sudan, nội chiến ở Congo, bạo lực ở Nigeria, hải tặc ngoài khơi Somalia,... cũng nhƣ các chƣơng trình cứu trợ, cung cấp dịch vụ y tế, phòng chống HIV/AIDS. Bằng cách này, Mỹ muốn đàm phán, thuyết phục các nƣớc về vai trò của AFRICOM, với hy vọng về lâu dài, AFRICOM có thể đứng chân trên lãnh thổ một nƣớc châu Phi nào đó, nhằm từng bƣớc tăng cƣờng sự hiện diện quân sự của Mỹ trên toàn khu vực. Chuyến công du dài ngày tới châu Phi của Ngoại trƣởng Mỹ là thông điệp cho thấy, Mỹ đã để mắt tới vùng cận Sahara.

Tiếp đó, trong chuyến công du 11 ngày đến châu Phi năm 2012, Ngoại trƣởng Mỹ đã đến Uganda hội đàm với Tổng thống nƣớc chủ nhà Yoweri Museveni để trao đổi về tình hình bùng phát virút Ebola đã làm 14 ngƣời thiệt mạng tại nƣớc này. Tổng thống Museveni cam kết sẽ quyết tâm ngăn chặn sự lây lan của loại virút nguy hiểm này. Hai bên cũng thảo luận về vấn đề an ninh khu vực, về vai trò của

88

Uganda nhƣ ―một đối tác chính của Mỹ trong việc thúc đẩy an ninh khu vực‖. Ngoại trƣởng Hillary Clinton đã ca ngợi chính phủ của Tổng thống Yoweri Museveni vì tiếp tục hỗ trợ quân sự ở nƣớc láng giềng Somali. Ngoại trƣởng Mỹ cũng thăm một căn cứ quân sự ở Uganda - nơi Mỹ đang triển khai các máy bay không ngƣời lái để tấn công các phiến quân Somalia[15].

Đến năm 2013 Tổng thống Obama thăm châu Phi lần đầu tiên sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai. Trong chuyến đi này ông Obama đã nhắc đến các vấn đề quân sự. Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Phi lâu nay thƣờng không gây nhiều sự chú ý cho dƣ luận, tuy nhiên, với khoảng 4.000-5.000 quân trên bộ có thể triển khai vào bất cứ lúc nào thì hiện Mỹ có số lƣợng quân ở châu Phi nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi nƣớc này can thiệp vào Somalia hai thập kỷ trƣớc[48]. Quân đội Mỹ đã trở lại châu Phi một cách nhẹ nhàng. Có hai lý do chính đằng sau việc Mỹ tập hợp lực lƣợng ở "lục địa Đen", một là để chống lại tổ chức khủng bố Al Qaeda và các nhóm phiến quân khác và hai là để gây ảnh hƣởng tại lục địa này - nơi có thể trở thành một thị trƣờng quan trọng cho thƣơng mại và đầu tƣ của Mỹ. Ngoài việc triển khai các lực lƣợng đặc nhiệm và phát động các cuộc không kích vào các cơ sở của phiến quân Hồi giáo ở Somalia, các chiến dịch nhỏ và các chƣơng trình hỗ trợ cộng đồng của Mỹ diễn ra trong thời gian gần đây thƣờng có sự xuất hiện của quân lính là điểm mấu chốt trong chiến lƣợc của Mỹ nhằm gây ảnh hƣởng ở lục địa này. Tại Angola, Nammibia, Cộng hòa Dân chủ Congo và các nƣớc khác, các kỹ sƣ Mỹ đã giúp các đối tác địa phƣơng tập huấn công tác dọn sạch bom mìn. Tại phía Nam của châu Phi, các bác sĩ quân y Mỹ đã giúp lực lƣợng quân đội địa phƣơng giải quyết nạn nhiễm HIV, tại Mauritani, Mỹ tập trung vào viện trợ thuốc thú y cho các trại chăn nuôi gia súc địa phƣơng. Các tàu chiến chống cƣớp biển ngoài bờ Đông và bờ Tây châu Phi cũng tăng cƣờng viếng thăm các cảng địa phƣơng. Lực lƣợng Không quân Mỹ cũng đã cung cấp rất nhiều phƣơng tiện cho lực lƣợng tiếp viện của châu Phi và Pháp ở Mali. Khoảng 100 binh lính Mỹ đƣợc triển khai ở Niger để thiết lập căn cứ không quân. Tuy nhiên, không giống nhƣ ở phía Đông của lục địa Đen này,

89

các máy bay không ngƣời lái của Mỹ ở đây không đƣợc trang bị vũ khí và chỉ đƣợc sử dụng vào việc do thám lần theo dấu vết các phiến quân Hồi giáo.

Tóm lại, khi Tổng thống Obama bƣớc vào Nhà Trắng và trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của nƣớc Mỹ, châu Phi đã vô cùng phấn khích và kỳ vọng vào ông. Họ hi vọng vị tổng thống mới sẽ có những chính sách ƣu tiên cho châu lục này, nhƣng cam kết của Tổng thống Obama đối với châu Phi thậm chí còn thấp hơn cả cựu Tổng thống Bush. Việc nƣớc Mỹ lâm vào khủng hoảng tài chính đã cắt giảm rất nhiều chính sách liên quan đến châu Phi trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, mặc dù vậy đích thân Tổng thống Obama đã can thiệp vào cuộc khủng hoảng Sudan và đã cử một đặc phái viên đến nơi này để giúp tiến hành cuộc trƣng cầu dân ý về nền độc lập của Nam Sudan vào năm 2011[28]. Tổng thống Obama cũng đã tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố của Tổng thống tiền nhiệm George W Bush ở Châu Phi và đã tập trung vào dân chủ và nhân quyền hơn thời chính quyền Bush. Có thể thấy chính sách của Mỹ đối với châu Phi dƣới thời Tổng thống Obama dƣờng nhƣ không thay đổi nhiều so với chính quyền cũ, tuy nhiên sau tuyên bố chiến lƣợc mới đối với châu Phi và đặc biệt là chuyến công du 11 ngày của Ngoại trƣởng Mỹ năm 2012, ngƣời dân châu Phi hi vọng Tổng thống Obama sẽ có những thay đổi đáng kể trong nhiệm kỳ hai. Vì thế chuyến thăm châu Phi sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai là cơ hội để ông Obama khẳng định với châu Phi rằng, Mỹ không hề ―bỏ rơi‖ lục địa này dù Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lƣợc sang châu Á. Mặc dù không có các hợp đồng bạc tỷ đƣợc ký kết nhƣng chƣơng trình nghị sự của chuyến thăm cho thấy, Washington đang khởi động một chiến lƣợc tổng thể, bao quát và rõ ràng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với lục địa Đen. Với chƣơng trình nghị sự đa dạng, ông Obama đã chứng tỏ Mỹ đang chọn cách tiếp cận bài bản nhằm duy trì vai trò ảnh hƣởng lâu dài ở châu Phi. Một lý do khác cho việc Tổng thống Obama quay trở lại châu Phi chính là việc một thập kỷ trƣớc, tờ The Economist đã tuyên bố châu Phi là ―lục địa vô vọng‖, nhƣng gần đây họ lại cho rằng châu Phi là một châu lục đang phát triển. Chính quyền Obama tin vào sự tiến bộ của châu Phi và tiềm năng của châu lục, nhƣng tiến bộ đó mong manh và không đồng đều. Những gì đạt đƣợc

90

của ngày hôm nay có thể bị mất vào ngày mai nếu không có hỗ trợ và thể chế hóa phù hợp. Vì thế, Mỹ nói rằng muốn đƣợc giúp đỡ hỗ trợ châu Phi đạt đƣợc những thành tựu bền vững không thay đổi.

91

CHƢƠNG 3

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU PHI VÀ TRIỂN VỌNG

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)