Hỗ trợ giải quyết bệnh dịch và phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 54)

Hiện nay châu Phi là châu lục có tỷ lệ bệnh dịch hoành hành lớn nhất thế giới, đặc biệt là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Trên thế giới có 15 nƣớc có tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao nhất thì có tới 12 nƣớc thuộc châu Phi. Vì vậy, chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh của Mỹ dành cho châu Phi rất thiết thực với những hỗ trợ tích cực nhất về kỹ thuật, y tế… cho cuộc đấu tranh chống lại đại dịch AIDS ở châu lục này.

55

Mỹ đã khởi xƣớng Sáng kiến bảo vệ bà mẹ và trẻ em tránh lây nhiễm HIV với số tiền đóng góp 500 triệu USD. Mỹ cũng khởi xƣớng Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS (Global AIDS Fund) và là đối tác có đóng góp sớm nhất, lớn nhất cho quỹ khoản tiền 500 triệu USD với đối tƣợng chính là các nƣớc có nguy cơ cao ở châu Phi. Trong năm tài khóa 2002- 2003, Mỹ đóng góp cho quỹ 988 triệu USD, tăng 36% so với năm tài khóa 2000- 2001. Tới năm tài khóa 2003- 2004, tổng số tiền Mỹ góp cho quỹ này lên đến 1,1 tỷ USD [3].

Một trong những chính sách của cựu Tổng thống Bush có ảnh hƣởng tích cực nhất ở châu Phi là Kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp phòng chống AIDS ( President Bush’s Emergency Plan for AIDS Relief- PEPFAR) nhằm đẩy lùi căn bệnh thế kỷ AIDS tại 15 quốc gia đang phát triển có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, trong đó có 12 quốc gia châu Phi. Kế hoạch này kéo dài 5 năm, bắt đầu thực hiện năm 2004 với tổng giá trị 15 tỷ USD nhằm tăng cƣờng những cam kết của Mỹ đối với hoạt động phòng chống AIDS, đặc biệt là với châu Phi. Khoản tiền này đƣợc dùng để hỗ trợ Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS nhằm thực hiện một loạt các hoạt động nhƣ ngăn chặn 7 triệu trƣờng hợp lây nhiễm mới, cung cấp thuốc điều trị cho ít nhất 2 triệu ngƣời nhiễm AIDS, trợ cấp các nhu cầu thiết yếu cho khoảng 10 triệu ngƣời lớn và trẻ mồ côi mắc AIDS… PEPFAR là một cam kết lớn nhất do một quốc gia đơn phƣơng thực hiện nhằm hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe trên quy mô quốc tế.

Thông qua PEPFAR, Mỹ đã hỗ trợ châu Phi khá hiệu quả trong hoạt động phòng chống AIDS, mang lại lợi ích cho khoảng 1,4 triệu ngƣời, hầu hết là ở châu Phi. Trƣớc PEPFAR, việc hạn chế bệnh dịch HIV/AIDS ở châu Phi dƣờng nhƣ vô vọng, PEPFAR đã đem lại cho những nạn nhân AIDS châu Phi hy vọng mới về sự sống. Nếu nhƣ vào thời điểm Mỹ tuyên bố về PEPFAR chỉ mới có 50.000 ngƣời bị nhiễm HIV ở châu Phi đƣợc hƣởng Phƣơng pháp điều trị chống kháng thuốc (ART để kéo dài sự sống thì sau 2 năm thực hiện PEPFAR, từ năm 2004 đến năm 2005 đã có 395.000 ngƣời nhiễm HIV ở châu Phi cận Sahara đƣợc tiếp cận phƣơng pháp điều trị này. Sự hoạt động tích cực của PEPAR đã đem lại sự sống cho 42 triệu phụ nữ bằng việc nhận đƣợc thuốc chữa bệnh để ngăn sự lây nhiễm từ mẹ sang con và

56

cứu đƣợc 47.100 trẻ em dƣới 7 tuổi không bị lây nhiễm HIV. Với sự lãnh đạo của Tổng thống Bush, Mỹ đã có sáng kiến điều trị với quy mô lớn cho châu Phi, biến đổi không chỉ cuộc sống mà còn hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ví dụ nhƣ giúp xây dựng các cơ sở hạ tầng y tế cần thiết để hỗ trợ điều trị từ 50.000 ngƣời lên đến hơn 550.000 ngƣời ở châu Phi cận Sahara chỉ trong 2 năm[25]. Năm 2005, PEPFAR đã tiến hành các khóa đào tạo và đào tạo lại cho 536.000 ngƣời thực hiện các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS ở 15 quốc gia trong khuôn khổ PEPFAR và trọng tâm là các quốc gia châu Phi. Trong PEPFAR, USAID ƣu tiên hỗ trợ đặc biệt thanh niên các nƣớc châu Phi thực hiện phòng chống HIV/AIDS bởi xác định rằng chính thanh niên sẽ là lực lƣợng tích cực hạn chế đại dịch này.

Chƣơng trình nhằm mục đích ngăn ngừa 7 triệu ngƣời nhiễm mới, điều trị cho 2 triệu ngƣời nhiễm HIV và chăm sóc cho 10 triệu ngƣời bị nhiễm hoặc bị ảnh hƣởng với HIV/AIDS. Tổng thống Bush đã đề nghị Quốc hội Mỹ phân bổ ngân sách 30 tỷ USD trong vòng 5 năm, tức là 6 tỷ USD mỗi năm, cho PEPFAR ngoài khoản đề nghị tăng thêm 300 triệu USD cho Sáng kiến phòng chống bệnh sốt rét, lao và cúm gia cầm của Tổng thống. Sáng kiến phòng chống sốt rét của Tổng thống Bush cũng huy động các nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại dịch bệnh nguy hiểm tấn công chủ yếu vào trẻ em châu Phi. Sốt rét cần phải đƣợc ngăn ngừa và chữa trị, nhƣng mỗi năm nó giết gần 1,2 triệu ngƣời. Ƣớc tính thiệt hại kinh tế hàng năm do sốt rét vào khoảng 12 tỷ USD, gần 1,3% tổn thất hàng năm trong tăng trƣởng GDP ở những quốc gia mà bệnh sốt rét hoành hành. Mỹ hƣớng đến hỗ trợ cho 175 triệu ngƣời ở 15 quốc gia châu Phi bằng việc tăng kinh phí phòng chống và điều trị sốt rét lên đến 1,2 tỷ đô la Mỹ trong vòng 5 năm. Chính phủ các nƣớc châu Phi cùng với các nhà tài trợ, các công ty tƣ nhân, các quỹ, các tổ chức từ thiện làm việc cùng nhau, có thể đạt mục tiêu giảm 50% số ngƣời chết vì sốt rét ở mỗi quốc gia. Ông Bush cũng đã đề nghị Quốc hội chi 2,2 tỷ USD cho Chƣơng trình thách thức hợp tác thiên niên kỷ (Milennium Challenge Cooparation- MCC) để tài trợ cho các chƣơng trình phát triển ở những nƣớc mà chính phủ ở đó có khả năng quản trị tốt,

57

có trách nhiệm và minh bạch. 8 nƣớc châu Phi, trong đó có Benin và Ghana đang nhận đƣợc các khoản trợ giúp từ chƣơng trình này.

Ngoài những hỗ trợ giải quyết đại dịch HIV/AIDS, lao, sốt rét thì Tổng thống Bush còn quan tâm đến vấn đề phát triển giáo dục ở châu Phi. Ông cho rằng ―Tiến trình phát triển của châu Phi phụ thuộc rất lớn vào công tác giáo dục trẻ em… Do vậy, trẻ em châu Phi phải có cơ hội đƣợc học tập‖. Theo quan điểm đó, Tổng thống Bush đã có Sáng kiến giáo dục cho châu Phi (AEI: Africa Education Initiative). AEI do Vụ châu Phi thuộc USAID quản lý, bắt đầu thực hiện vào năm 2002 với tổng kinh phí là 600 triệu USD đƣợc thực hiện trong 9 năm. Theo sáng kiến này, AEI sẽ đầu tƣ tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng và phƣơng pháp tiếp cận giáo dục cho hàng triệu trẻ em ở khu vực châu Phi cận Sahara. Chƣơng trình hỗ trợ giáo dục của USAID trong khuôn khổ AEI đã đƣợc thực hiện ở nhiều quốc gia châu Phi nhƣ Benin, CHDC Congo, Djibouti, Ethiopia, Ghana, Guine, Kenya, Malawi, Mali, Namibia, Nigieria, Senegal, Nam Phi, Sudan, Tanzania, Uganda, Zambia. Ngân sách của AEI trong giai đoạn 2006-2010 đƣợc sử dụng để đào tạo giáo viên, trao tặng học bổng, xây trƣờng, mua sách vở, cung cấp dụng cụ học tập, mở rộng các cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh cả trong và ngoài lớp học… Mục tiêu dài hạn tới 2015 của USAID là tất cả trẻ em châu Phi trong độ tuổi đến trƣờng đƣợc bắt đầu tham gia cấp tiểu học.

Các nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo dục châu Phi trong AEI gồm: 1) Đào tạo 500.000 giáo viên và ngƣời quản lý giáo dục; 2) Cung cấp 300.000 suất học bổng theo chƣơng trình học bổng nữ sinh, tạo điều kiện để các bé gái đƣợc đi học; 3) Xuất bản và cung cấp khoảng 10 triệu cuốn sách và những giáo cụ liên quan đến công tác dạy và học; 4) Nâng cao năng lực cho giáo viên và học sinh trong học tập, sử dụng dụng cụ học tập, tiếp cận phƣơng pháp đào tạo mới; 5) Tạo điều kiện để trẻ thất học, trẻ mồ côi, trẻ lang thang… có thể đƣợc đi học; 6) Xây dựng nền tảng để học sinh dễ dàng tiếp cận các chƣơng trình đào tạo và phát triển kỹ năng tay nghề sau này; 7) Tạo môi trƣờng cởi mở và gần gũi để khuyến khích và tăng cƣờng sự tham gia, hỗ trợ, góp ý của phụ huynh học sinh vào các hoạt động học tập; 8) Giảm

58

thiểu tác động của đại dịch AIDS đến môi trƣờng giáo dục[3]. Sáng kiến giáo dục châu Phi (AEI) của Tổng thống Bush đã đào tạo hơn 220 nghìn giáo viên ở 15 quốc gia, phân phát hơn 1,8 triệu sách giáo khoa và trao 85.000 suất học bổng cho các nữ sinh ở 38 quốc gia[25].

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)