8. Bố cục luận văn
2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân
* Nhu cầu tin của người dùng tin tuy đã phát triển nhưng còn phiến diện
Nhu cầu tin về một số lĩnh vực quan trọng trong môi trường giáo dục hiện đại còn quá ít. Ví dụ nhu cầu đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài còn hạn chế so với yêu cầu đào tạo: tiếng Trung chỉ chiếm 20,4%, tiếng Nhật (18,9%), trong khi đây là 2 ngành được đào tạo chính quy của khoa Ngoại ngữ trong nhiều năm. Mặt khác, để nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ đội ngũ giảng viên mà cả sinh viên cũng cần phải tăng cường khả năng tiếp thu thông tin bằng tiếng nước ngoài, bởi đây là kênh thông tin quan trọng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam.
*Hoạt động thông tin thư viện còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của người dùng tin trong giai đoạn hiện nay
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện chưa thực sự phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo. Cụ thể như thông tin tóm tắt, chuyên đề, tổng thuật, lược thuật là những sản phẩm thông tin có giá trị đối với người làm công tác nghiên cứu khoa học nhưng trên thực tế, những sản phẩm này chưa được triển khai. Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc là dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin nhưng hiện tại Thư viện chưa có dịch vụ này.
Thư viện chưa triển khai nhiều hình thức tuyên truyền quảng bá rộng rãi nên người dùng tin chưa biết đến thư viện cũng như một số sản phẩm dịch vụ tại Thư viện như: Bộ sưu tập tài liệu số, Thư mục các khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và luận văn thạc sỹ.
Những sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện được triển khai chưa có chất lượng cao. Kho tra cứu tài liệu tại Thư viện có tới 53,4% ý kiến cho biết là khó tìm tài liệu và có tới 53,4% ý kiến cho biết đã từng bị từ chối khi mượn tài liệu tại Thư viện. Vì trước đây Thư viện chỉ thuần túy sử dụng mục lục truyền thống, trong khi tài liệu được xử lý mang tính chủ quan của người cán bộ biên mục, chưa tuân theo một khung phân loại nào dẫn đến việc bị mất tin, khó tìm.
Nguyên nhân của những điểm yếu trên
- Tính tích cực trong giảng dạy và học tập chưa được nâng cao
Quá trình áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Phương Đông đến nay đã triển khai được gần 5 năm, tuy nhiên nhận thức về học chế tín chỉ của cán bộ giảng viên nói chung và cán bộ thư viện nói riêng còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa thực sự nắm rõ về phương thức đào tạo theo tín chỉ là phương thức hướng sinh viên tự học, tự nghiên cứu là chủ yếu, do đó sự định hướng cho sinh viên lên thư viện nghiên cứu còn mơ màng, chưa nghiêm túc. Về phía sinh viên, họ chưa thực sự có ý thức cao trong việc tự học tập, tự nghiên cứu để tích lũy kiến thức cho bản thân.
Các tài liệu nước ngoài có tại Thư viện mặc dù chưa thực sự phong phú và đa dạng nhưng với số lượng tài liệu còn hạn chế đó cũng vẫn chưa được sử dụng hiệu quả nguyên nhân là do trình độ ngoại ngữ của người dùng tin còn hạn chế nên chưa khai thác và tận dụng được nguồn thông tin quý giá trên.
- Kinh nghiệm triển khai các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện hiện đại còn yếu
Nguồn nhân lực tuy có chất lượng cao nhưng chưa có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm và dịch vụ đặc thù phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu, trình độ công nghệ thông tin chưa đồng đều.
Về cơ sở vật chất: có 58,1% ý kiến cho rằng chưa đáp ứng yêu cầu; về dịch vụ thông tin: có 50,1% lựa chọn đọc tại chỗ và chỉ có 11,8% lựa chọn dịch vụ hướng dẫn sử dụng thư viện. Với câu hỏi về địa điểm khai thác thông tin, chiếm 58,8% lựa chọn tại Thư viện Trường, tỷ lệ này tương đối thấp, cần phải có chính sách thu hút hơn nữa người dùng tin sử dụng và khai thác thông tin tại Thư viện Trường.
Như vậy, Thư viện cần phải đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu tin hiện tại của người dùng tin, đồng thời kích thích nhu cầu tin của họ phát triển hơn nữa. Đó chính là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG VÀ KÍCH THÍCH NHU CẦU TIN PHÁT TRIỂN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHƢƠNG ĐÔNG
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN 3.1.1. Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin
Cùng cố và phát triển nguồn lực thông tin chính là đảm bảo cho nguồn lực thông tin phát triển và hoàn thiện cả về chất lượng và số lượng.
Nguồn lực thông tin là thành phần quan trọng để hình thành nên hoạt động thông tin – thư viện. Chất lượng nguồn lực thông tin ảnh hưởng tới việc thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin cho người dùng tin. Để củng cố và phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông cần phải làm tốt công tác bổ sung vốn tài liệu trên cơ sở nắm bắt rõ nhu cầu tin của người dùng tin để xây dựng chính sách bổ sung vốn tài liệu.
Bổ sung là công tác vô cùng quan trọng để tăng cường nguồn lực thông tin, chính khâu này quyết định nội dung của thông tin có trong Thư viện. Nếu bổ sung không được thực hiện tốt thì sẽ gây lãng phí, đồng thời làm giảm hiệu quả công tác thông tin – thư viện. Cần phải xây dựng chính sách bổ sung đúng đắn và hợp lý, trong đó xác định rõ nguyên tắc, kế hoạch bổ sung phù hợp với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của Nhà trường.
Hiện nay, bên cạnh nguồn bổ sung từ ngân sách nhà nước, Thư viện còn nhận được tài liệu tài trợ từ các tổ chức, các cơ quan thông tin, các cá nhân trong và ngoài nước, thu thập tài liệu nội sinh gồm các thiết kế tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ do các cán bộ, giảng viện trong Trường đã nghiên cứu… Quy trình bổ sung tài liệu được thực hiện bởi nhiều công đoạn, song công đoạn có nhiều ý nghĩa nhất đó là Thư viện
luôn gửi danh mục tài liệu mới cần bổ sung về các khoa để lấy yêu cầu của ban chủ nhiệm và tổ trưởng bộ môn trước khi bổ sung tài liệu. Công việc này giúp Thư viện lựa chọn tài liệu có định hướng, sát với chuyên ngành đào tạo của Trường, tránh lãng phí.
Để đáp ứng nhu cầu tin đa dạng, phong phú, công tác bổ sung nguồn lực thông tin của Thư viện cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh: Cần phải bổ sung tài liệu về tất cả các chuyên ngành như quản trị văn phòng, quản trị du lịch, tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán. Tuy nhiên, số lượng tài liệu phục vụ các chuyên ngành phải khác nhau, chuyên ngành nào có số lượng sinh viên nhiều cần được ưu tiên bổ sung với số lượng nhiều ví dụ như ngành tài chính – ngân hàng và kế toán – kiểm toán, các ngành có số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên đông đảo thì phải bổ sung nhiều tài liệu hơn (cả về đầu sách và bản sách). Riêng ngành quản trị doanh nghiệp, bắt đầu từ năm 2013 đã có thêm bậc đào tạo thạc sỹ nên nguồn lực thông tin dành cho ngành này cũng cần được ưu tiên bổ sung về chiều rộng lẫn cả chiều sâu, để đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên sâu hơn bậc đào tạo cử nhân.
- Về sách Đại cương – Chính trị Mác Lê Nin: Cần bổ sung thêm nhiều sách giáo trình về các lĩnh vực như Toán học, Vật lý, những sách về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước…
- Về khối kỹ thuật: Bên cơ sở 2 tập trung toàn bộ các ngành học kỹ thuật như công nghệ thông tin, điện – cơ điện tử và kiến trúc nên cần tập trung bổ sung nhiều sách có chuyên môn sâu về các ngành kỹ thuật mạng máy tính, các công trình xây dựng và kiến trúc, thiết kế. Đặc biệt với ngành xây dụng dân dụng hiện nay đã có thêm bậc đào tạo thạc sỹ nên cần phải trú trọng bổ sung tài liệu cả về số lượng và chất lượng.
tiếng Nhật, Anh, Trung nên bổ sung tương đối đầy đủ các giáo trình, bài giảng phục vụ 3 ngành học chính. Riêng ngành tiếng Anh thì không chỉ sinh viên khoa Ngoại ngữ mới học mà sinh viên toàn Trường đều học tiếng Anh vì vậy cần chú trọng đầu tư nhiều hơn về giáo trình cũng như tài liệu tham khảo cả về số đầu sách lẫn số bản sách.
- Hàng năm, Thư viện cần chú ý phát triển các loại hình tài liệu chuyên ngành và tài liệu cơ bản,... nhằm đảm bảo cho nhu cầu về giáo trình của tất cả các môn học, xóa bỏ tình trạng “học chay”, phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, Thư viện cũng nên chú trọng bổ sung thêm các loại tài liệu thuộc các lĩnh vực giải trí, văn học nghệ thuật nhằm đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường.
Số lượng tài liệu ngoại văn của Thư viện được bổ sung ít do giá cả cao và nguồn kinh phí có hạn. Tài liệu ngoại văn trong kho chủ yếu do nhận tặng biếu từ tổ chức, cơ quan. Tuy nhiên, do nhu cầu thiết thực của bạn đọc nên Thư viện cần có biện pháp hợp lý để tăng nguồn bổ sung tài liệu này, đặc biệt là các tài liệu về kinh tế, kiến trúc – xây dựng, công nghệ thông tin,... Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại báo, tạp chí ngoại văn về các chuyên ngành kinh tế, xây dựng, giao thông và công nghệ thông tin.
Hiện nay, số lượng tài liệu chuyên ngành do các cán bộ, giảng viên trong Trường biên soạn tương đối nhiều, Thư viện cần phối hợp và khai thác một cách tốt nhất để tăng cường vốn tài liệu này. Số lượng các công trình khoa học, bài viết, bài tham luận của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên hiện nay ở Trường có nhiều, song cần có quy định, các biện pháp cụ thể để đăng ký, thu thập, quản lý... làm giàu thêm vốn tài liệu đặc trưng của Thư viện Đại học Phương Đông.
Đại học Phương Đông cơ bản chỉ dựa trên nguồn tài chính của Nhà trường thông qua sự giám sát và phân bổ của nhà trường. Hàng năm, để chuẩn bị nguồn kinh phí hoạt động cho năm sau thì ngay từ cuối năm trước Thư viện phải có kế hoạch dự trù mua tài liệu cho năm sau, với số lượng và số kinh phí cụ thể trình Ban Giám Hiệu để Nhà Trường căn cứ vào kế hoạch cụ thể của Thư viện mà cấp. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng để có nguồn kinh phí ổn định lâu dài đảm bảo công tác bổ sung từng năm của Thư viện.
Ngoài nguồn kinh phí chính do Trường cấp thì Thư viện phải tranh thủ nguồn kinh phí do các tổ chức quốc tế và các tổ chức viện trợ để thu thập tài liệu như: Quỹ sách Châu Á, dự án Bỉ... Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại Thư viện mới chỉ nhận được nguồn tài trợ từ Quý Châu Á, Quỹ tặng sách Ngoại văn và một số sách được tặng từ cá nhân và tập thể quan tâm.
Thư viện cần đề nghị với Ban Giám hiệu có chính sách khuyến khích cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài tặng sách cho thư viện.
Song song với việc bổ sung tài liệu, Thư viện cần có kế hoạch thanh lọc tài liệu, loại bỏ những tài liệu không thuộc diện phục vụ như thừa bản, trùng bản, tài liệu có nội dung không còn phù hợp với hiện tại và không còn ý nghĩa sử dụng. Đặc biệt với kho tài liệu tiếng Nga, tiếng Đức, Thư viện cần loại bỏ những tài liệu lỗi thời, không phù hợp vì hiện tại 2 ngành này cũng không còn được đào tạo.
Với tài liệu được nhiều người dùng tin sử dụng cần tiến hành số hóa, như các tài liệu giáo trình do cán bộ của Trường viết, một số luận án có giá trị được nhiều người dùng tin quan tâm, sử dụng. Hàng năm Thư viện cần duy trì hoạt động bảo quản và tu sửa tài liệu.
Thư viện cần hoàn thiện hơn bộ sưu tập tài liệu số hiện có vì hiện nay do quá trình chuyển đổi chuẩn nghiệp vụ nên chất lượng nội dung các biểu
ghi trong CSDL vẫn chưa thống nhất, phân loại và từ khóa còn thiếu sót ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng của người dùng tin.
Tài liệu điện tử hiện có tại Thư viện vẫn còn ít, chỉ bao gồm mấy trăm đĩa CD- ROM và hơn 400 đầu tài liệu số. Trong giai đoạn tới, Thư viện cần chú trọng bổ sung hợp lý nguồn tài liệu điện tử, đặc biệt là các phần mềm học ngoại ngữ, các CSDL chuyên ngành,.. Bên cạnh đó để nguồn lực thông tin phong phú hơn Thư viện cần xây dựng các CSDL bài trích, các CSDL toàn văn cho luận văn, luận án, sách giáo trình và một số tài liệu quý hiếm có giá trị.
Trong thời gian tới Thư viện cần xây dựng thêm các CSDL mới như: CSDL sách toàn văn, CSDL toàn văn cho các tạp chí khoa học, CSDL toàn luận văn, luận án , CSDL dữ kiện… Hiện nay do kinh phí đầu tư cho việc mua các CSDL là rất đắt nên giải pháp tốt nhất đối với các thư viện có nguồn kinh phí bổ sung còn hạn chế như Trường ĐHPĐ đó là chúng ta có thể mua bản quyền để truy cập vào các CSDL, hoặc có thể thuê các dịch vụ số hóa những tài liệu không được xuất bản như Luận án, Luận văn…
Thư viện cần liên kết và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan thông tin – thư viện để chia sẻ nguồn lực thông tin. Nếu cơ quan thông tin – thư viện hoạt động riêng lẻ thì không đủ kinh phí bổ sung nguồn lực để thoả mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Để cho quá trình hợp tác, liên kết nêu trên được thuận lợi, hoạt động thông tin – thư viện của trường cần được sự tương hợp giữa các đơn vị thông tin – thư viện khác. Chính vì vậy việc ứng dụng phần mềm quản lý Thư viện là việc làm cấp thiết, tiến tới chuẩn hóa công tác biên mục, để có thể chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện khác. Chia sẻ nguồn lực thông tin sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dùng tin và cho nhà trường.
3.1.2. Phát triển và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ thông tin- thƣ viện
Việc bổ sung tài liệu, chia sẻ, làm giàu nguồn lực thông tin cho Thư viện sẽ vô cùng có ý nghĩa khi tất cả tài liệu thông tin đó đến được với người dùng tin. Phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin chính là cách làm thiết thực giúp người dùng tin khai thác, sử dụng thông tin một cách có hiệu quả. Sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng, phong phú sẽ giúp người dùng tin tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, phù hợp với mục đích sử dụng.
Theo kết quả điều tra cho thấy hầu hết các nhóm đối tượng người dùng