8. Bố cục luận văn
2.1.5. Thời gian xuất bản của tài liệu
Khi nghiên cứu tần xuất sử dụng tài liệu, người ta nhận thấy rằng ngay sau khi xuất bản, tài liệu được tìm đọc khá nhiều, nhưng sau đó theo thời gian, số người tìm đọc tài liệu ngày càng giảm đi, điều này phản ánh một hiện tượng mà người ta gọi là sự lỗi thời của thông tin hay còn gọi là sự lão hóa thông tin. Sự lão hóa của thông tin ở đây không phải là sự lão hóa về mặt vật lý của vật mang tin mà là sự lỗi thời của thông tin được chứa đựng trong tài liệu, thông tin không còn tính mới, không còn hấp dẫn người đọc, điều này thể hiện ở chỗ, khoảng thời gian kể từ sau khi ấn phẩm được xuất bản càng tăng thì người đọc càng ít quan tâm đến tài liệu đó, số người tìm đọc tài liệu càng giảm. Tuy nhiên, sự lão hóa thông tin trong các ngành khác nhau thì không giống nhau, những ngành có tốc độ phát triển càng nhanh thì tốc độ lỗi thời của thông tin càng nhanh và mức độ lão hóa càng lớn.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một điều là trong một số lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, khảo cổ… thì tài liệu càng cũ càng có giá trị, nhưng giá trị ở đây không phải là do tính mới của thụng tin, mà là do tính hiếm, tính độc nhất của tài liệu mang lại. Từ quy luật lão hóa thông tin ta thấy rằng, song song với việc bổ sung, thu thập thêm nhiều tài liệu mới, các thư viện, các cơ quan thông tin cần phải có chính sách thanh lọc các tài liệu đã cũ, không còn giá trị thông tin, để tiết kiệm chi phí bảo quản, xử lý tài liệu cũng như tiết kiệm diện tích kho tàng.
Nhu cầu của người dùng tin về thời gian xuất bản của tài liệu thể hiện khác nhau ở các lĩnh vực tri thức khác nhau. Đối với những tài liệu thuộc các lĩnh vực kinh tế thì nhu cầu về tính mới của tài liệu là rất được quan tâm và ưu tiên sử dụng vì thông tin kinh tế là thông tin phải được cập nhật thường xuyên thì mới đảm bảo độ mới, đầy đủ và chính xác.
Kho sách của thư viện Trường ĐHPĐ được hình thành từ năm 1994 đến nay cũng có khá nhiều tài liệu ở trong diện tài liệu đã lỗi thời, không còn giá trị sử dụng đặc biệt là đối với tài những tài liệu thuộc lĩnh vực kinh tế. Nắm vững được nhu cầu về thời gian xuất bản tài liệu của người dùng tin cụ thể tạo điều kiện cho thư viện trong việc xác định những tài liệu cũ đã lỗi thời không có giá trị sử dụng để tiến hành kiểm kê thanh lọc; đồng thời, xây dựng chính sách bổ sung tài liệu đúng diện và phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của CBGV và SV.