Đặc điểm ngƣời dùng tin tại Trƣờng Đại học Phƣơng Đông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông (Trang 27)

8. Bố cục luận văn

1.3.Đặc điểm ngƣời dùng tin tại Trƣờng Đại học Phƣơng Đông

1.3.1. Thành phần các nhóm ngƣời dùng tin trong Trƣờng

Trường Đại học Phương Đông hiện có khoảng hơn 300 cán bộ giảng viên cơ hữu và một số lượng tương đối lớn giảng viên thỉnh giảng; khoảng 9.335 sinh viên của hơn 30 ngành học, các bậc đại học và cao đẳng

Bảng 1.3: Số lượng người dùng tin trong Trường

TT Tên Nhóm Số lƣợng Tỷ lệ 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 60 0.62% 2 Cán bộ NC, GD 313 3.2% 3 Sinh viên 9.335 96.2% 4 Tổng cộng 9.708 100% 0.62 3.2 96.2 CBLĐQL CBNCGD Sinh Viên

Đối tượng phục vụ của Thư viện không chỉ là sinh viên, học sinh các hệ đào tạo mà còn là một số nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý ở các trình độ khác nhau. Với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay, ngoài giờ lên lớp, phần lớn học sinh, sinh viên đều đến thư viện để tự tìm tòi, tự học thông qua các tài liệu hiện có của Thư viện. Việc tạo điều kiện đến mức tối đa phục vụ cho công tác học tập nghiên cứu của học sinh, sinh viên là nhiệm vụ tối quan trọng của Thư viện. Người dùng tin ở bất kỳ một giai đoạn lịch sử nhất định nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn đó. Hiện nay, quá trình đổi mới kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng đã ảnh hưởng sâu sắc đến đội ngũ những người tham gia vào công tác giáo dục và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Phương Đông.

Căn cứ vào tính chất công việc, có thể chia người dùng tin thành 3 nhóm chính:

Nhóm 1 - Cán bộ lãnh đạo quản lý, chỉ chiếm 0,62% số lượng người dùng tin nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Trường. Thông tin cung cấp cho nhóm này phải sâu, rộng, mang tính xác thực và bền vững, hình thức đa dạng, phong phú.

Nhóm 2 – Cán bộ nghiên cứu giảng dạy, chiếm tỷ lệ 3,2%. Nhóm này thường xuyên cập nhật kiến thức, công nghệ mới. Họ cần các tài liệu chuyên ngành sách cũng như tạp chí khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.

Nhóm 3 – Sinh viên (Học tập) chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 96,2%. Đây là những chủ thể thông tin đông đảo, biến động nhất trong Đại học Phương Đông. Do yêu cầu, đòi hỏi đặt ra trong học tập, nghiên cứu, nhóm đối tượng này thực sự đông đảo, có nhiều biến động và nhu cầu thông tin của họ rất lớn. Việc đổi mới phương pháp dạy - học đã khiến nhóm này ngày càng có những biến chuyển về phương pháp học tập. Hiện nay, phương pháp tự học, tự

nghiên cứu đang được chú trọng và quan tâm rất lớn của hầu hết sinh viên trong Trường Đại học Phương Đông.

Trong tổng số sinh viên Trường Đại học Phương Đông, ngoài sinh viên chính quy, số còn lại vừa đi học, vừa đi làm cho nên ngoài những kiến thức thu được trên lớp qua bài giảng của các thầy cô giáo họ còn nắm bắt những thông tin mới ngoài xã hội. Ngoài thông tin về những chuyên ngành đang học, sinh viên còn cần các thông tin khác trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội để mở mang sự hiểu biết và nâng cao trình độ. Nhìn chung sinh viên cần những thông tin cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Do vậy tùy theo từng chuyên ngành học mà những thông tin, tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng như cấp học của nhóm đối tượng này.

Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng này chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số ít là bài viết trong tạp chí, những luận án, luận văn có tính chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho môn học và ngành học đào tạo.

1.3.2. Độ tuổi ngƣời dùng tin

Với tính chất một trường đại học, người dùng tin chủ yếu ở độ tuổi thanh niên. Theo số liệu thống kê trong bảng tổng hợp nhu cầu tin, chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 77,3% là ở độ tuổi 18-25, chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là ở độ tuổi 26-35 với 13,4%, cuối cùng là ở độ tuổi 36-50 và trên 50 chiếm tỷ lệ khá thấp (6,8% và 2,4%). Trong độ tuổi từ 18-25, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm người dùng tin sinh viên; ở độ tuổi 26-35, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chiếm tỷ lệ cao nhất, còn ở độ tuổi 36-50 và trên 50 chiếm tỷ lệ cao nhất lại là nhóm lãnh đạo, quản lý. Nhìn vào bảng độ tuổi này ta thấy sự phân bố độ tuổi với công việc tương ứng đang đảm nhiệm khá là hợp lý.

Đối với nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý: Người dùng tin là nhóm lãnh đạo quản lý nhiều nhất ở độ tuổi 36-50 chiếm 45,2%. Tiếp đến là độ tuổi trên 50 chiếm 41,9%. Số cán bộ trẻ trong khoảng từ 26-35 tuổi làm

công tác quản lý tại Trường Đại học Phương Đông chưa nhiều, chỉ chiếm 12,9%. Điều này cho thấy độ tuổi của cán bộ quản lý rất phù hợp với công việc mà họ đang đảm nhận. Ở độ tuổi trên 50 và 36-50 cán bộ quản lý là những người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú. Ở hai độ tuổi này cán bộ lãnh đạo quản lý có thể là những người thầy, là chỗ dựa tin cậy cho đội ngũ cán bộ quản lý trẻ học tập. 94.8 5.1 0.2 0 22.9 47.9 25.7 3.6 0 12.9 45.2 41.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 S inh viên C B NC G D L ĐQL 18-25 26-35 36-50 T rên 50

Biểu đồ 1.3: Độ tuổi các nhóm người dùng tin trong Trường

Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chiếm tỷ lệ cao nhất là ở độ tuổi 26- 35 (47,9%), chiếm 25,7% là độ tuổi từ 36-50, chiếm tỷ lệ 22,9% là độ tuổi 18- 25 và chiếm tỷ lệ thấp nhất là ở độ tuổi trên 50 với 3,6%. Nhìn chung phần lớn độ tuổi cán bộ giảng viên nghiên cứu là trẻ. Đây là độ tuổi năng động, ham học hỏi, sáng tạo, nhiệt tình và đã bắt đầu có kinh nghiệm nghề nghiệp khá vững vàng.

Nhóm người dùng tin là sinh viên (nhóm học tập) chiếm đến 94,9% ở độ tuổi 18-25, ở các độ tuổi 26-35, 36-50 chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp với 5,1% và 0,2%, thậm chí là 0% ở độ tuổi trên 50.

1.3.3. Giới tính ngƣời dùng tin

Theo số liệu điều tra, số lượng người dùng tin là nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới (77,6%). Do đặc thù của các ngành nghề đào tạo tại Trường Đại học Phương Đông, người dùng tin là nữ giới luôn chiếm số lượng nhiều hơn vì có nhiều ngành khoa học xã hội, các khối ngành kỹ thuật ít. Mặt khác, nữ giới có tính kiên trì, chăm chỉ, ý thức học tập nhiều hơn nam giới nên thời gian sử dụng thông tin tại Thư viện có tính chất ổn định và thường xuyên hơn. Ngoài nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học họ còn quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực khác như: làm đẹp, mua sắm, sức khỏe, thời trang, hạnh phúc gia đình... Đối với những người dùng tin là nữ giới lớn tuổi đang công tác và làm việc ở nhiều lĩnh vực thì thời gian nghiên cứu tại Thư viện ít hơn, họ có thói quen sử dụng tài liệu tại nhà.

21.8 78.2 17.9 82.1 54.8 45.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 S inh viên C B NC G D C B L ĐQL Nam Nữ

Biều đồ 1.4: Giới tính các nhóm người dùng tin trong Trường

Nam giới với bản tính nhanh nhẹn, xông xáo, có lợi thế về sức khỏe, thời gian, cộng với sự rèn luyện trong nghề nghiệp đã giúp họ có những kiến thức chuyên môn vững vàng. Đối với độc giả nam giới lớn tuổi, tâm lý ổn định, thời gian nghiên cứu tại thư viện thường xuyên nên thời gian dài hơn. Đối với người dùng tin là nam giới thuộc nhóm học tập sử dụng thư viện

không thường xuyên, chỉ tập trung vào những đợt ôn thi, hoặc theo yêu cầu học tập (22,4%). Tuy nhiên nam giới thường quan tâm đến các lĩnh vực thể thao, chính trị, công nghệ mới...

1.3.4. Trình độ học vấn ngƣời dùng tin

Cán bộ lãnh đạo, quản lý đến thư viện là những người có trình độ cao: cán bộ quản lý có trình độ tiến sỹ, GS - PGS chiếm 58,1%, có 38,7% là trình độ thạc sĩ và chỉ có 3,2% cán bộ lãnh đạo là trình độ cử nhân. 89.2 10.8 0 0 0 0 0 30 54.3 1.4 10.7 3.6 0 3.2 38.7 58.1 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 S inh viên C B NC G D C B L ĐQL

S inh viên C ử nhân T hạc s ỹ T S , P G S Học viên c ao học Ng hiên c ứu s inh

Biều đồ 1.5: Trình độ học vấn các nhóm người dùng tin trong Trường

Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy đến thư viện phần lớn có trình độ thạc sĩ (chiếm 54,3%); có 30,0% cán bộ giảng dạy, nghiên cứu là cử nhân; 10,7% đang học cao học; 3,6% đang làm nghiên cứu sinh và chỉ có 1,4% cán bộ nghiên cứu giảng dạy có trình độ tiến sỹ.

Nhóm người dùng tin là Sinh viên có trình độ học vấn thấp hơn hai nhóm trước. Trong số 100% người dùng tin thuộc nhóm này có tới 89,2% là sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viên, 10,8% nhóm này có trình độ đại học và học viên cao học và nghiên cứu sinh với tỷ lệ 0.0%.

1.4. VAI TRÕ CỦA NGƢỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG

Người dùng tin và nhu cầu tin là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động thông tin – thư viện tại Trường Đại học Phương Đông.

Là một trường đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học từ cao đẳng đến đại học, trong năm 2013, Trường sẽ mở thêm bậc đào tạo sau đại học đối với ngành xây dựng dân dụng và ngành quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, đối tượng người dùng tin là vô cùng phong phú và đa dạng, do đó nhu cầu về diện thông tin cũng hết sức phong phú bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau như kế toán, ngân hàng, tiếng Anh, tiếng Nhật….

Mặt khác, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tác động không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp học và phương pháp dạy. Muốn đáp ứng tốt phải sử dụng tài liệu một cách hiệu quả và khoa học nhất. Có thể nhận thấy vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin trong Trường có ý nghĩa thiết thực góp phần phát triển Trường Đại học Phương Đông, cùng với sự phát triển của các ngành và chuyên ngành hiện tại. Mặt khác, Trường Đại học Phương Đông đang tập trung đào tạo các ngành và các chuyên ngành mới, việc đảm bảo chất lượng của các ngành, chuyên ngành là thật sự cần thiết.

Để góp phần đưa Trường Đại học Phương Đông ngày càng phát triển, thực hiện được tầm nhìn và sứ mạng, hoàn thành tốt mục tiêu “Đào tạo những người chủ yếu sẽ hoạt động ở vị trí tác nghiệp trong nền kinh tế xã hội”[27, tr.8], Thư viện Đại học Phương Đông đã không ngừng từng bước phấn đấu hoàn thành và phát triển nhằm “Tổ chức cho cán bộ, nghiên cứu sinh và học sinh, sinh viên của trường khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả các tư liệu do Thư viện quản lý”.

Điều đó đòi hỏi Thư viện phải làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng nguồn lực thông tin phù hợp với đặc thù của Trường Đại học Phương Đông, phục vụ các tài liệu cho các ngành khoa học cơ bản và một số ngành khoa học mới. Việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin trong Trường Đại học Phương Đông để có định hướng tổ chức tốt công tác phục vụ sách báo, tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền giới thiệu sách báo, mở rộng mạng lưới liên thông giữa các thư viện các trường Đại học trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dùng tin tiếp cận đến nguồn lực thông tin của thư viện.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHƢƠNG ĐÔNG 2.1. THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN TẠI ĐẠI HỌC PHƢƠNG ĐÔNG 2.1.1. Nhu cầu về nội dung thông tin

Đại học Phương Đông là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nên tất cả các lĩnh vực khoa học đều được các nhóm người dùng tin quan tâm. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy hầu hết các đối tượng thuộc nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và nhóm sinh viên đều có nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học thuộc chuyên ngành mà họ đang giảng dạy hoặc đang học tập. Người dùng tin thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành quản trị kinh doanh quan tâm nhiều đến các tài liệu thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh, những tài liệu thuộc chuyên ngành khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Đặc biệt ở nhóm sinh viên, nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học được thể hiện rất rõ. Đa số những sinh viên đang học chuyên ngành gì thì nhu cầu tin tập trung nhiều nhất vào đúng chuyên ngành mà các sinh viên đó đang theo học. Chẳng hạn, các sinh viên đang học chuyên ngành môi trường thì nhu cầu tài liệu của họ tập trung chủ yếu vào chuyên ngành môi trường, sinh viên đang học ngành du lịch thì tài liệu họ quan tâm nhiều nhất là các tài liệu về du lịch, kinh doanh khách sạn. Những tài liệu thuộc nội dung khác được sử dụng ít hơn.

Người dùng tin thuộc nhóm cán bộ kiêm nhiệm (vừa quản lý vừa giảng dạy), ngoài nhu cầu về tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy còn quan tâm đến các tài liệu phục vụ cho công tác quản lý.

Nhìn vào bảng điều tra 2.1 dưới đây, có thể thấy nhu cầu tin cao nhất là tiếng Anh (chiếm 40,3%), quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ (34,9%), tiếp theo là công nghệ thông tin (32,1%). Bên cạnh đó, nhu cầu tin về các ngành khối

kinh tế cũng khá cao như kế toán – kiểm toán chiếm (27,5%), tài chính – ngân hàng (25,0%). Ngoài ra các chuyên ngành điện – cơ điện tử và kiến trúc công trình cũng được người dùng tin quan tâm với tỷ lệ (15,4%) và (14%). Trong thời gian gần đây, Đại học Phương Đông đang tiến hành triển khai xây dựng đề án “Đào tạo sau đại học” đối với hai ngành quản trị doanh nghiệp và xây dựng dân dụng. Chính vì vậy mà Thư viện đã và đang tăng cường bổ sung các tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược của Nhà trường.

Bảng 2.1: Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của người dùng tin:

Nhóm Chuyên ngành đào tạo Tổng số Sinh viên CBNCGD CBLĐQL SL % SL % SL % SL % 745 100 574 100 140 100 31 100

Quản trị kinh doanh 260 34.9 234 40.8 21 15.0 5 16.1 Tài chính – ngân hàng 186 25.0 146 25.4 29 20.7 11 35.5 Kế toán – kiểm toán 205 27.5 185 32.2 13 9.3 7 22.6 Điện – cơ điện tử 116 15.6 108 18.8 7 5.0 1 3.2 Kiến trúc công trình 104 14.0 93 16.2 9 6.4 2 6.5 Công nghệ thông tin 239 32.1 182 31.7 43 30.7 14 45.2

CNSH - MT 53 7.1 37 6.4 12 8.6 4 12.9

Tiếng Trung 52 7.0 32 5.6 15 10.7 5 16.1

Tiếng Anh 300 40.3 229 39.9 56 40.0 15 48.4 Các chuyên ngành khác 154 20.7 96 16.7 45 32.1 13 41.9

40.8 25.4 32.2 18.8 16.2 31.7 6.45.6 39.9 16.7 17.5 24.2 10.8 5.87.5 35.8 10 12.5 46.7 37.5 16.1 35.5 22.6 3.2 6.5 45.2 12.9 16.1 48.4 41.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 S inh viên C B NC G D C B L ĐQL

Quản trị kinh doanh T ài c hính Ng ân hàng K ế toán - K iểm toán C ơ điện tử K iến trúc c ông trình C ông ng hệ thông tin

C NS H - MT T iếng T rung T iếng A nh

C ác c huyên ng ành khác

Biểu đồ 2.1 Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của người dùng tin

Nhu cầu theo nội dung thông tin tài liệu có sự khác biệt giữa các nhóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông (Trang 27)