Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông (Trang 72)

8. Bố cục luận văn

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Điểm mạnh

* Nhu cầu tin của người dùng tin tại trường Đại học Phương Đông rất phong phú, đa dạng, nhiều lĩnh vực, có xu hướng gắn với chương trình đào tạo của Nhà trường.

Nhu cầu tin của người dùng tin được thể hiện ở nhiều mức độ cũng như nội dung khác nhau. Các nhóm người dùng tin khác nhau lựa chọn các nhu cầu tin tương ứng khác nhau phù hợp với mục đích học tập và nghiên cứu của họ. Nhóm sinh viên lựa chọn nhu cầu tin tương đối sát với chuyên ngành được đào tạo, hình thức tài liệu tập trung chủ yếu là giáo trình và sách chuyên ngành. Đây là nhóm người dùng tin chiếm tỷ lệ lớn nhất trong Trường nên cần có những chính sách kích thích và phát triển nhu cầu tin của họ.

Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài của người dùng tin tương đối nhiều và ngày càng gia tăng; nhu cầu sử dụng các dịch vụ hiện đại như truy cập thông tin trực tuyến có xu hướng phát triển.

Trong tất cả các nhu cầu tin được nghiên cứu trong bảng tổng hợp nhu cầu tin, nhu cầu về dịch vụ mượn sách, giáo trình và tài liệu tham khảo chiếm tỷ lệ cao nhất (76,8%), đây là nhu cầu mang tính thường xuyên, ổn định cần thiết duy trì, đáp ứng tối đa và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ;

Địa điểm khai thác thông tin chủ yếu của người dùng tin là tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông.

Trong trường đại học, nhu cầu sử dụng thông tin là một nhu cầu tất yếu bởi hoạt động giảng dạy và học tập trong trường đại học là hoạt động chuyển giao tri thức, thông tin giữa các thế hệ. Nhu cầu tin càng phát triển, hoạt động giảng dạy và học tập càng được tích cực hóa dẫn tới chất lượng đào tạo được nâng cao.

* Thư viện Trường đã bước đầu đáp ứng một phần nhu cầu tin của người dùng tin trong trường

Nhằm nâng cao chất lượng công tác thông tin thư viện, Thư viện Trường Đại học Phương Đông hiện nay đã và đang từng bước cải tiến công tác phục vụ bạn đọc cũng như không ngừng đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin. Để có bước chuyển biến rõ rệt, làm thay đổi từng khâu, từng công đoạn trong toàn bộ công tác thông tin thư viện phải kể đến việc ứng dụng phần mềm quản lý thư viện vào công tác xử lý tài liệu cũng như công tác phục vụ bạn đọc. Tiến tới ứng dụng công nghệ mã vạch, thẻ từ vào dịch vụ muợn, trả tài liệu.

Thư viện thường triển khai hoạt động tổ chức “hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất sử dụng thư viện”, sau đó sẽ cung cấp cho các lớp học danh mục giáo trình nhằm giới thiệu cụ thể các loại giáo trình có trong thư viện. Phương thức này vừa giúp các bạn sinh viên năm thứ nhất có thể mua hoặc mượn được giáo trình một cách nhanh chóng đồng thời giúp cán bộ thư viện tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, dịch vụ này mới được triển khai nên chưa thu hút được sự quan tâm ủng hộ của người dùng tin, nhiều sinh viên còn rất bỡ ngỡ với các dịch vụ hiện có trong thư viện.

Nguồn lực thông tin, các sản phẩm - dịch vụ thông tin của Thư viện cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu tin của người dùng tin, góp phần thúc đẩy nhu cầu tin phát triển và góp phần không nhỏ cho những kết quả nghiên cứu và giảng dạy của Nhà trường.

Thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho người học và cán bộ, giảng viên trong Trường, thư viện có nội quy quy định cụ thể về thời gian hoạt động, trách nhiệm và quyền lợi của bạn đọc khi đến thư viện. Kết quả khảo sát tháng 11/2011 cho thấy 70,24% người học được khảo sát đồng ý với nhận

định “Thư viện đảm bảo số lượng và chất lượng sách, báo, tài liệu tham khảo, không gian và chỗ ngồi theo nhu cầu của sinh viên”. [26, tr.8]

2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân

* Nhu cầu tin của người dùng tin tuy đã phát triển nhưng còn phiến diện

Nhu cầu tin về một số lĩnh vực quan trọng trong môi trường giáo dục hiện đại còn quá ít. Ví dụ nhu cầu đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài còn hạn chế so với yêu cầu đào tạo: tiếng Trung chỉ chiếm 20,4%, tiếng Nhật (18,9%), trong khi đây là 2 ngành được đào tạo chính quy của khoa Ngoại ngữ trong nhiều năm. Mặt khác, để nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ đội ngũ giảng viên mà cả sinh viên cũng cần phải tăng cường khả năng tiếp thu thông tin bằng tiếng nước ngoài, bởi đây là kênh thông tin quan trọng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam.

*Hoạt động thông tin thư viện còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của người dùng tin trong giai đoạn hiện nay

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện chưa thực sự phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo. Cụ thể như thông tin tóm tắt, chuyên đề, tổng thuật, lược thuật là những sản phẩm thông tin có giá trị đối với người làm công tác nghiên cứu khoa học nhưng trên thực tế, những sản phẩm này chưa được triển khai. Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc là dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin nhưng hiện tại Thư viện chưa có dịch vụ này.

Thư viện chưa triển khai nhiều hình thức tuyên truyền quảng bá rộng rãi nên người dùng tin chưa biết đến thư viện cũng như một số sản phẩm dịch vụ tại Thư viện như: Bộ sưu tập tài liệu số, Thư mục các khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và luận văn thạc sỹ.

Những sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện được triển khai chưa có chất lượng cao. Kho tra cứu tài liệu tại Thư viện có tới 53,4% ý kiến cho biết là khó tìm tài liệu và có tới 53,4% ý kiến cho biết đã từng bị từ chối khi mượn tài liệu tại Thư viện. Vì trước đây Thư viện chỉ thuần túy sử dụng mục lục truyền thống, trong khi tài liệu được xử lý mang tính chủ quan của người cán bộ biên mục, chưa tuân theo một khung phân loại nào dẫn đến việc bị mất tin, khó tìm.

Nguyên nhân của những điểm yếu trên

- Tính tích cực trong giảng dạy và học tập chưa được nâng cao

Quá trình áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Phương Đông đến nay đã triển khai được gần 5 năm, tuy nhiên nhận thức về học chế tín chỉ của cán bộ giảng viên nói chung và cán bộ thư viện nói riêng còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa thực sự nắm rõ về phương thức đào tạo theo tín chỉ là phương thức hướng sinh viên tự học, tự nghiên cứu là chủ yếu, do đó sự định hướng cho sinh viên lên thư viện nghiên cứu còn mơ màng, chưa nghiêm túc. Về phía sinh viên, họ chưa thực sự có ý thức cao trong việc tự học tập, tự nghiên cứu để tích lũy kiến thức cho bản thân.

Các tài liệu nước ngoài có tại Thư viện mặc dù chưa thực sự phong phú và đa dạng nhưng với số lượng tài liệu còn hạn chế đó cũng vẫn chưa được sử dụng hiệu quả nguyên nhân là do trình độ ngoại ngữ của người dùng tin còn hạn chế nên chưa khai thác và tận dụng được nguồn thông tin quý giá trên.

- Kinh nghiệm triển khai các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện hiện đại còn yếu

Nguồn nhân lực tuy có chất lượng cao nhưng chưa có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm và dịch vụ đặc thù phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu, trình độ công nghệ thông tin chưa đồng đều.

Về cơ sở vật chất: có 58,1% ý kiến cho rằng chưa đáp ứng yêu cầu; về dịch vụ thông tin: có 50,1% lựa chọn đọc tại chỗ và chỉ có 11,8% lựa chọn dịch vụ hướng dẫn sử dụng thư viện. Với câu hỏi về địa điểm khai thác thông tin, chiếm 58,8% lựa chọn tại Thư viện Trường, tỷ lệ này tương đối thấp, cần phải có chính sách thu hút hơn nữa người dùng tin sử dụng và khai thác thông tin tại Thư viện Trường.

Như vậy, Thư viện cần phải đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu tin hiện tại của người dùng tin, đồng thời kích thích nhu cầu tin của họ phát triển hơn nữa. Đó chính là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG VÀ KÍCH THÍCH NHU CẦU TIN PHÁT TRIỂN

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHƢƠNG ĐÔNG

3.2. NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN 3.1.1. Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin

Cùng cố và phát triển nguồn lực thông tin chính là đảm bảo cho nguồn lực thông tin phát triển và hoàn thiện cả về chất lượng và số lượng.

Nguồn lực thông tin là thành phần quan trọng để hình thành nên hoạt động thông tin – thư viện. Chất lượng nguồn lực thông tin ảnh hưởng tới việc thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin cho người dùng tin. Để củng cố và phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông cần phải làm tốt công tác bổ sung vốn tài liệu trên cơ sở nắm bắt rõ nhu cầu tin của người dùng tin để xây dựng chính sách bổ sung vốn tài liệu.

Bổ sung là công tác vô cùng quan trọng để tăng cường nguồn lực thông tin, chính khâu này quyết định nội dung của thông tin có trong Thư viện. Nếu bổ sung không được thực hiện tốt thì sẽ gây lãng phí, đồng thời làm giảm hiệu quả công tác thông tin – thư viện. Cần phải xây dựng chính sách bổ sung đúng đắn và hợp lý, trong đó xác định rõ nguyên tắc, kế hoạch bổ sung phù hợp với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của Nhà trường.

Hiện nay, bên cạnh nguồn bổ sung từ ngân sách nhà nước, Thư viện còn nhận được tài liệu tài trợ từ các tổ chức, các cơ quan thông tin, các cá nhân trong và ngoài nước, thu thập tài liệu nội sinh gồm các thiết kế tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ do các cán bộ, giảng viện trong Trường đã nghiên cứu… Quy trình bổ sung tài liệu được thực hiện bởi nhiều công đoạn, song công đoạn có nhiều ý nghĩa nhất đó là Thư viện

luôn gửi danh mục tài liệu mới cần bổ sung về các khoa để lấy yêu cầu của ban chủ nhiệm và tổ trưởng bộ môn trước khi bổ sung tài liệu. Công việc này giúp Thư viện lựa chọn tài liệu có định hướng, sát với chuyên ngành đào tạo của Trường, tránh lãng phí.

Để đáp ứng nhu cầu tin đa dạng, phong phú, công tác bổ sung nguồn lực thông tin của Thư viện cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh: Cần phải bổ sung tài liệu về tất cả các chuyên ngành như quản trị văn phòng, quản trị du lịch, tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán. Tuy nhiên, số lượng tài liệu phục vụ các chuyên ngành phải khác nhau, chuyên ngành nào có số lượng sinh viên nhiều cần được ưu tiên bổ sung với số lượng nhiều ví dụ như ngành tài chính – ngân hàng và kế toán – kiểm toán, các ngành có số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên đông đảo thì phải bổ sung nhiều tài liệu hơn (cả về đầu sách và bản sách). Riêng ngành quản trị doanh nghiệp, bắt đầu từ năm 2013 đã có thêm bậc đào tạo thạc sỹ nên nguồn lực thông tin dành cho ngành này cũng cần được ưu tiên bổ sung về chiều rộng lẫn cả chiều sâu, để đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên sâu hơn bậc đào tạo cử nhân.

- Về sách Đại cương – Chính trị Mác Lê Nin: Cần bổ sung thêm nhiều sách giáo trình về các lĩnh vực như Toán học, Vật lý, những sách về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước…

- Về khối kỹ thuật: Bên cơ sở 2 tập trung toàn bộ các ngành học kỹ thuật như công nghệ thông tin, điện – cơ điện tử và kiến trúc nên cần tập trung bổ sung nhiều sách có chuyên môn sâu về các ngành kỹ thuật mạng máy tính, các công trình xây dựng và kiến trúc, thiết kế. Đặc biệt với ngành xây dụng dân dụng hiện nay đã có thêm bậc đào tạo thạc sỹ nên cần phải trú trọng bổ sung tài liệu cả về số lượng và chất lượng.

tiếng Nhật, Anh, Trung nên bổ sung tương đối đầy đủ các giáo trình, bài giảng phục vụ 3 ngành học chính. Riêng ngành tiếng Anh thì không chỉ sinh viên khoa Ngoại ngữ mới học mà sinh viên toàn Trường đều học tiếng Anh vì vậy cần chú trọng đầu tư nhiều hơn về giáo trình cũng như tài liệu tham khảo cả về số đầu sách lẫn số bản sách.

- Hàng năm, Thư viện cần chú ý phát triển các loại hình tài liệu chuyên ngành và tài liệu cơ bản,... nhằm đảm bảo cho nhu cầu về giáo trình của tất cả các môn học, xóa bỏ tình trạng “học chay”, phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.

- Bên cạnh đó, Thư viện cũng nên chú trọng bổ sung thêm các loại tài liệu thuộc các lĩnh vực giải trí, văn học nghệ thuật nhằm đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường.

Số lượng tài liệu ngoại văn của Thư viện được bổ sung ít do giá cả cao và nguồn kinh phí có hạn. Tài liệu ngoại văn trong kho chủ yếu do nhận tặng biếu từ tổ chức, cơ quan. Tuy nhiên, do nhu cầu thiết thực của bạn đọc nên Thư viện cần có biện pháp hợp lý để tăng nguồn bổ sung tài liệu này, đặc biệt là các tài liệu về kinh tế, kiến trúc – xây dựng, công nghệ thông tin,... Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại báo, tạp chí ngoại văn về các chuyên ngành kinh tế, xây dựng, giao thông và công nghệ thông tin.

Hiện nay, số lượng tài liệu chuyên ngành do các cán bộ, giảng viên trong Trường biên soạn tương đối nhiều, Thư viện cần phối hợp và khai thác một cách tốt nhất để tăng cường vốn tài liệu này. Số lượng các công trình khoa học, bài viết, bài tham luận của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên hiện nay ở Trường có nhiều, song cần có quy định, các biện pháp cụ thể để đăng ký, thu thập, quản lý... làm giàu thêm vốn tài liệu đặc trưng của Thư viện Đại học Phương Đông.

Đại học Phương Đông cơ bản chỉ dựa trên nguồn tài chính của Nhà trường thông qua sự giám sát và phân bổ của nhà trường. Hàng năm, để chuẩn bị nguồn kinh phí hoạt động cho năm sau thì ngay từ cuối năm trước Thư viện phải có kế hoạch dự trù mua tài liệu cho năm sau, với số lượng và số kinh phí cụ thể trình Ban Giám Hiệu để Nhà Trường căn cứ vào kế hoạch cụ thể của Thư viện mà cấp. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng để có nguồn kinh phí ổn định lâu dài đảm bảo công tác bổ sung từng năm của Thư viện.

Ngoài nguồn kinh phí chính do Trường cấp thì Thư viện phải tranh thủ nguồn kinh phí do các tổ chức quốc tế và các tổ chức viện trợ để thu thập tài liệu như: Quỹ sách Châu Á, dự án Bỉ... Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)