8. Bố cục luận văn
2.1.2. Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề hội nhập và phát triển đã đặt ra cho chúng ta những cơ hội đồng thời những thách thức lớn, để hội nhập với các nước phát triển, cần phải có trình độ ngoại ngữ cao. Ngoại ngữ thực sự trở thành chiếc chìa khoá vàng, là công cụ, phương tiện quan trọng đối với các nhà khoa học và sinh viên nước ta trong việc tiếp cận tri thức, khoa học tiên tiến và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế.
Theo kết quả điều tra trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy nhu cầu sử dụng ngoại ngữ để khai thác thông tin của người dùng tin tại Thư viện không đều, nhu cầu cao nhất là tiếng Anh còn các loại ngôn ngữ khác đều ở mức thấp. Mức độ sử dụng cũng tuỳ thuộc vào từng đối tượng người dùng tin khác nhau, cao nhất là nhóm cán bộ lãnh đạo - quản lý, rồi đến nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và thấp nhất là nhóm sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Nhóm cán bộ quản lý, lãnh đạo, và nghiên cứu giảng dạy sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ, có những người sử dụng tốt 2 đến 3 ngoại ngữ khác nhau. Ngoại ngữ thông dụng được nhiều người sử dụng nhất vẫn là tiếng Anh, các ngôn ngữ khác chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Người dùng tin thuộc nhóm cán bộ quản lý, lãnh đạo, ngoài nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt còn có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài chiếm tỉ lệ khá cao. Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh (77,4%), tiếng Trung (32,3%), tiếng Nhật chiếm 19,4% và thấp nhất là tài liệu tiếng Pháp chỉ chiếm tỷ lệ 9,7%. Đây là nhóm người dùng tin có trình độ cao, đa số đã đi học nước ngoài trở về, vì vậy khả năng ngoại ngữ của họ cao hơn so với những nhóm người dùng tin khác, cách thức khai thác thông tin của nhóm người dùng tin này cũng rất đa dạng và phong phú.
Bảng 2.2: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau: Nhóm Ngôn ngữ Tổng số Sinh viên CBNCGD CBLĐQL SL % SL % SL % SL % 745 100 574 100 140 100 31 100 Tiếng Việt 745 100.0 574 100.0 140 100.0 31 100.0 Tiếng Pháp 23 3.1 13 2.3 7 5.0 3 9.7 Tiếng Nhật 141 18.9 109 19.0 26 18.6 6 19.4 Tiếng Anh 449 60.3 336 58.5 89 63.6 24 77.4 Tiếng Trung 152 20.4 106 18.5 36 25.7 10 32.3 Ngôn ngữ khác 117 15.7 86 15.0 24 17.1 7 22.6 100 2.3 19 58.5 18.5 15 100 5 18.6 63.6 25.7 17.1 100 9.7 19.4 77.4 32.3 22.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 S inh viên C B NC G D C B L ĐQL
T iếng Việt T iếng P háp T iếng Nhật T iếng Anh T iếng T rung NN khác
Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau
Có 60,6% người dùng tin thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh; 25,7% người dùng tin thuộc nhóm này có
nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Trung Quốc; 18,6% người dùng tin thuộc nhóm này có nhu cầu sử dụng tiếng Nhật và 5,0% cán bộ nghiên cứu giảng dạy có nhu cầu sử dụng tiếng Pháp. Ngoài ra, những tài liệu bằng tiếng Đức, Nga và các ngôn ngữ khác người dùng tin sử dụng rất ít. Như vậy nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài của nhóm này cũng chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật, những ngôn ngữ khác có nhưng chiếm tỉ lệ thấp.
Nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài của nhóm người dùng tin là Sinh viên giảm so với các đối tượng người dùng tin khác: 58,5% người dùng tin nhóm sinh viên có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Anh; tiếng Trung Quốc chiếm tỷ lệ 18,5% và 19,0% là nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật. Tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác cũng được người dùng tin quan tâm nhưng với tỉ lệ rất thấp. Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài của nhóm học tập chiếm tỉ lệ thấp do trình độ ngoại ngữ của họ chưa cao, họ mới chỉ đọc hiểu được những tài liệu đơn giản.
Nhìn chung, nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu của người dùng tin tại Thư viện cao nhất vẫn là tài liệu tiếng Việt. Nhu cầu về tài liệu tiếng nước ngoài chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, các ngôn ngữ khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy người dùng tin tại Thư viện có nhu cầu sử dụng tài liệu là tiếng Việt chiếm tỉ lệ cao nhất, 100% người dùng tin cho biết họ có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt. Đây vẫn là nguồn tài liệu phổ biến và phù hợp với mọi trình độ người dùng tin khi mà trình độ ngoại ngữ của họ còn chưa thông thạo.