Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông (Trang 92)

8. Bố cục luận văn

3.2. Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển

3.2.1. Đào tạo ngƣời dùng tin

Nhu cầu tin được hình thành do sự phù hợp giữa hai yếu tố: Giá trị của những tri thức chứa đựng trong sách báo và những đòi hỏi thiết yếu của con người trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định cần được thỏa mãn để nâng

cao sự hiểu biết. Khi được thỏa mãn, nhu cầu tin tiếp tục phát triển và nâng cao. Ngoài việc đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tin, Trường Đại học Phương Đông cần có những chính sách thích hợp kích thích nhu cầu tin phát triển. Nhu cầu tin ở trường phát triển sẽ là những động lực góp phần phát triển bộ mặt của trường xa hơn nữa, góp phần phát triển xã hội.

Đào tạo người dùng tin là một giải pháp kích thích nhu cầu tin trong thư viện. Hiện nay, Thư viện đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện nên đã ảnh hưởng đến tập quán khai thác và tra cứu thông tin của người dùng tin. Thông tin tại Thư viện ngày một nhiều và đa dạng về loại hình, trong khi không phải người dùng tin nào cũng biết cách khai thác hiệu quả. Người dùng tin không biết cách sử dụng thư viện sẽ ngại đến thư viện, ảnh hưởng tới sự phát triển nhu cầu tin của họ. Vì vậy, tổ chức đào tạo kỹ năng tra cứu thông tin cho người dùng tin là một việc làm thiết thực, tạo điều kiện để người dùng tin tìm kiếm thông tin một cách độc lập, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong 2 năm trở lại đây, Thư viện đã bắt đầu triển khai mở các lớp đào tạo người dùng tin về kiến thức và kỹ năng xác định, tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá thông tin, giúp người dùng tin nắm bắt kịp thời các nguồn lực thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin có tại Thư viện.

Yêu cầu đặt ra đối với việc đào tạo người dùng tin phải là:

- Được đảm bảo pháp lý, phải được tổ chức và thực hiện thống nhất; - Đào tạo người dùng tin phải là hoạt động thường xuyên, liên tục; - Nội dung đào tạo phải phù hợp với từng nhóm đối tượng người dùng tin;

- Chương trình đào tạo phải linh hoạt để dễ cập nhật những thay đổi của CNTT;

- Phương thức đào tạo phải đa dạng, cơ động nhằm đảm bảo thuận lợi tối đa cho người dùng tin.

- Thời gian đào tạo phải thích hợp với từng nhóm người dùng tin và không nên kéo dài.

Thư viện trường Đại học Phương Đông có thể đào tạo người dùng tin bằng nhiều hình thức sau:

- Hình thức trực quan: cung cấp những hiểu biết chung về thư viện trên bảng thông báo, chỉ dẫn người dùng tin như: sơ đồ của Thư viện, các bảng thông báo về giờ hoạt động, về cách sắp xếp tài liệu trong các kho. Thời điểm hiện tại, Thư viện đã có hình thức này nhưng vẫn chưa được đầy đủ và chi tiết. Cần phải hoàn thiện hơn nữa.

- Trao đổi trực tiếp: khi người dùng tin lên Thư viện, cán bộ thư viện có thể hướng dẫn một cách trực tiếp cách tra cứu tài liệu cũng như giới thiệu về nguồn lực thông tin, tài liệu cho người dùng tin.

- Ấn phẩm hướng dẫn: Có thể biên soạn một tập sách nhỏ hướng dẫn cách sử dụng thư viện và cách khai thác thông tin, cách sử dụng và tiếp cận các loại sản phẩm và dịch vụ hoặc giới thiệu trên Website của Trường.

- Tổ chức thường xuyên, định kỳ các lớp đào tạo người dùng tin, đưa vào chương trình đào tạo các lớp ngắn hạn vào những ngày nhất định trong tháng.

Hiện nay, vào đầu năm học, Thư viện tổ chức lớp “Hướng dẫn bạn đọc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thông tin tại Thư viện” cho sinh viên mới nhập trường thời gian 1 giờ/lớp. Học xong sinh viên phải làm bài kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá khả năng tiếp thu. Tuy nhiên đây là dịch vụ mới, được triển khai thực hiện trong năm 2011 nên cần phải được đầu tư, khuyến khích thực hiện. Dịch vụ này được đánh giá rất cao, bổ ích và thiết thực với người dùng tin. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, nguồn thông tin tài liệu

đa dạng và phong phú về cả hình thức lẫn nội dung chất lượng thì người dùng tin phải có sự am hiểu cũng như khả năng tìm kiếm thông tin ngày càng cao hơn vì vậy đào tạo người dùng tin lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là hoạt động cần được duy trì và đầu tư nhiều hơn nữa về nhân lực lẫn vật lực.

Thư viện cần chủ động tuyên truyền và phổ biến thông tin rộng rãi tới người dùng tin bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc giới thiệu có thể được lồng ghép, kết hợp trong nội dung và các lớp đào tạo Người dùng tin, các hội nghị bạn đọc, các triển lãm giới thiệu sách, các tờ rời, hoạt động đoàn và đặc biệt là giới thiệu trên website của Trường hoặc gửi trực tiếp vào mail của cán bộ lớp nhờ họ quảng bá cho các thành viên trong lớp.

3.2.2. Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên

Trong các trường đại học nói chung và Trường Đại học Phương Đông nói riêng, nhu cầu tin là một nhu cầu tất yếu bởi hoạt động giảng dạy và học tập trong trường đại học là hoạt động chuyển giao tri thức, thông tin giữa các thế hệ. Nhu cầu tin càng phát triển, hoạt động giảng dạy và học tập càng được tích cực dẫn tới chất lượng đào tạo được nâng cao.

Tính tích cực học tập của sinh viên là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu tin phát triển. Muốn vậy, phải đẩy mạnh tiến độ và hoàn thiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường.

Việc đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường sẽ đem lại những biến đổi sâu sắc cho cả người học và người dạy.

Thứ nhất, đào tạo theo học chế tín chỉ thể hiện triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm. Sinh viên buộc phải tham gia học tập với thái độ tích cực, chủ động. Họ có hai giờ để chuẩn bị kiến thức và sự hiểu biết để tiếp thu, lĩnh hội một cách sâu sắc tri thức thầy cô giáo trình bày trong một tiết gỉảng. Giáo viên sẽ có nhiều hình thức kiểm tra quá trình chuẩn bị bài của sinh viên: thảo luận nhóm, bài tập, kiểm tra phần tổng quan tài liệu đã được

giới thiệu đọc từ trước,…. Sinh viên có thể chủ động đăng ký theo học từng môn học phù hợp với kế hoạch và điều kiện của bản thân, thậm chí có thể lựa chọn giảng viên trình bày môn học nhất định. Họ cũng phải tranh thủ thời gian rỗi của cá nhân, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ giảng dạy buộc phải đổi mới phương pháp lên lớp và nâng cao trình độ chuyên môn. Do chương trình giảng dạy và tài liệu tham khảo phục vụ bài giảng đã được công bố công khai từ trước để sinh viên tự nghiên cứu, giáo viên không thể trình bày bài giảng theo lối thuyết trình mà phải áp dụng phương pháp giảng dạy mới, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của sinh viên. Muốn có chất lượng cao, đồng thời thu hút người học, giảng viên phải nắm vững đối tượng, có phương pháp dẫn dắt vấn đề, kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của sinh viên. Giảng viên phải đầu tư nhiều công sức hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu, bài tập thực hành, hướng dẫn thảo luận cho sinh viên. Tình trạng sinh viên đăng ký học các môn nhiều hay ít, cũng như các ý kiến đánh giá phản hồi của sinh viên được coi là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Như vậy, áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ là điều kiện quan trọng để phát triển nhu cầu tin của người dùng tin trong trường.

Ngoài ra, nên khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Quá trình nghiên cứu khoa học vừa giúp sinh viên nắm vững và vận dụng lý luận vào thực tiễn, vừa chuẩn bị tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời phát triển nhu cầu tin một cách vững chắc và đúng hướng.

KẾT LUẬN

Đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và chính xác nhu cầu tin của người dùng tin là mục đích cuối cùng của các cơ quan thông tin thư viện. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin được xem là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động thông tin thư viện. Nghiên cứu và nhận dạng nhu cầu tin trên cơ sở đó tổ chức hoạt động thông tin cũng như cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng nhu cầu của họ là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thông tin thư viện nói chung và của Thư viện Trường Đại học Phương Đông nói riêng.

Chính vì vậy nắm vững nhu cầu tin của người dùng tin về các lĩnh vực khoa học, ngôn ngữ, loại hình tài liệu cũng như thói quen tra tìm, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin,.. tại Thư viện sẽ là cơ sở điều chỉnh các hoạt động thông tin – thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao cho người dùng tin.

Từ khi thành lập cho đến nay Thư viện trường Đại học Phương Đông đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, phần nào đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện. Tuy nhiên, về mức độ đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập như nguồn lực thông tin còn yếu, các sản phẩm và dịch vụ chưa đa dạng và phong phú…

Muốn hoạt động của Thư viện ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn phải áp dụng hệ thống những giải pháp đồng bộ nhằm kích thích nhu cầu tin và nâng cao hiệu quả đáp ứng thông tin cho người dùng tin. Hy vọng rằng Thư viện Trường sẽ ngày càng hoàn thiện góp phần vào sự phát triển Trường Đại học Phương Đông nói riêng cũng như ngành thông tin thư viện nước nhà nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp lệnh thư viện (2001), Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Nguyệt, (2008),“Nhu cầu thông tin của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên chuyên ngành thông tin thư viện, tr.35-37.

4. Phạm Văn Bình – Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Về công tác thư viện: Các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện, Vụ Thư viện, Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), “Xây dựng thư viện góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam”, Bộ

Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội.

7. Olstad, Born (2008), “Từ tổ chức nội dung đến tăng sức mạnh cho người dùng tin”, Vũ Văn Sơn dịch, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr. 30-31. 8. Ngô Ngọc Chi (2005), “Hoạt động thư viện – Thông tin Việt Nam trên

đường hội nhập”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (1), tr. 30-34.

9. Lê Quỳnh Chi (2008), “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”, Tạp chíThư viện Việt Nam, (14), tr. 18-23

10. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Hoàng Thị Thu Hương (2005), “Nghiên cứu nhu cầu tin và giải pháp đảm bảo thông tin tại Trung tâm tin học Bộ thuỷ sản”, Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện, Đại học Văn hoá Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Hùng (2008), “Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ thông tin tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, (2), tr. 1-6.

13. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

14. Cao Minh Kiểm (2008), “Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới”, Tạp chí Thông tin tư liệu, (1), tr.7 – 8.

15. Trương Đại Lượng (2007), “Một số kỹ năng trong trao đổi cá biệt với người dùng tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr. 24-27.

16. Đại Lượng, Hữu Nghĩa (2008), “Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr. 24-27.

17. Vũ Bích Ngân (2009), “Hướng đến một mô hình thư viện đại học hiện đại

phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Thư

viện Việt Nam, (1), tr. 13-18.

18. Đỗ Chí Nghĩa (2009), “Đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng để định hướng dư luận xã hội có hiệu quả”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thống, (3), tr. 20 – 23.

19.Trần Thị Minh Nguyệt (2007), “Đổi mới hoạt động thông tin – thư viện phục vụ học chế tín chỉ trong các trường đại học”, Giáo dục, (166), tr. 1-3. 20. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2008), “Nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. 21. Phan Huy Quế (2006), “Đào tạo huấn luyện người dùng tin trong bối

cảnh hoạt động thông tin – thư viện hiện nay”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, (3), tr. 10-12.

22.Trần Thị Quý (2006), “Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin – yếu tố quan trọng để các Trung tâm Thông tin – Thư viện đại học Việt Nam phát

triển bền vững”, Kỷ yếu hội thảo , (8), tr, 44-52.

23.Trương Thị Kim Thanh (2003), “Người dùng tin và các dịch vụ thông tin

của Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN”, Tập san Thư viện, Thư

viện Quốc gia Việt Nam, (3), tr. 30-35.

24.Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), “Marketing trong quản lý thư viện và trung tâm thông tin”, Văn hóa Nghệ thuật, (4), tr. 97-100.

25. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Một số vấn đề về sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (4), tr. 15-21.

26. Trường Đại học Phương Đông (2012), Tổng kết đánh giá chất lượng giáo dục Trường Đại học Phương Đông, Kỷ yếu hội nghị.

27. Trường Đại học Phương Đông (2009), 15 năm xây dựng và phát triển, kỷ yếu hội nghị 15 năm thành lập Trường.

28. Trường Đại học Phương Đông (2004), Đại học Phương Đông 10 năm xây dựng và phát triển, Kỷ yếu hội nghị kỷ niệm 10 năm thành lập Trường. 29. Dương Thị Vân (2008), “Dịch vụ thông tin trong trường đại học”, Văn

hóa nghệ thuật, (287), tr. 116-118.

30. Dương Thị Vân (2008) “Hình thành dịch vụ thông tin thư viện "sẵn sàng đáp ứng" trong trường đại học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (15), tr. 16- 19.

31. Lê Văn Viết (2007), “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2 năm 2007.

32. Đào Thị Thanh Xuân (2007), “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

trong giai đoạn đổi mới”, Luận văn Thạc sỹ Khoa học thư viện, Đại học

PHỤ LỤC LUẬN VĂN

Phụ lục 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHƢƠNG ĐÔNG

Phụ lục 2: BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHƢƠNG ĐÔNG

PHIẾU ĐIỀU TRA

Để nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác phục vụ, Thư viện Trường Đại học Phương Đông tiến hành khảo sát nhu cầu tin của người dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)