8. Bố cục luận văn
2.2.1. Khả năng đáp ứng về nguồn lực thông tin
Những năm gần đây, nguồn lực thông tin đã được Thư viện quan tâm phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi sang học chế tín chỉ.
Trong khoảng thời gian từ 1994 đến năm 2005, công tác bổ sung của Thư viện không được thực hiện thường xuyên. Số giáo trình và sách tham khảo chủ yếu là do các nhà xuất bản ký gửi, được biếu tặng và tập hợp các bài giảng của các giảng viên trong Trường biên soạn. Điều này làm cho số lượng giáo trình, sách tham khảo của thư viện rất ít. Công tác bổ sung là một khâu quan trọng trong hoạt động thông tin – thư viện nhưng một phần vì thiếu cán bộ làm công tác bổ sung, một phần vì Nhà trường chưa chú trọng đến hoạt động của Thư viện nên công tác bổ sung bị gián đoạn nhiều năm.
Kinh phí đầu tư cho bổ sung giáo trình, tài liệu tham khảo của thư viện được Nhà trường đầu tư trong tổng số 10% chi phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, khấu hao tài sản cố định. Hàng năm, thư viện phối hợp với các đơn vị đào tạo thống kê số lượng sách, giáo trình, tài liệu tham khảo trình Nhà trường mua bổ sung.
Trong 5 năm gần đây, công tác bổ sung giáo trình, tài liệu tham khảo đã được cán bộ thư viện thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn. Mỗi năm thư viện bổ sung từ 50 triệu đến 60 triệu tiền giáo trình và tài liệu tham khảo. Số lượng sách giáo trình, tham khảo tăng lên đã ngày càng góp phần đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng đạo tạo, nghiên cứu khoa học mà Nhà trường đặt ra.
Tính đến đầu năm 2013, Thư viện Nhà trường có 5.056 đầu giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo với số lượng 12.881 cuốn, 100 đầu báo, tạp chí, trên 5.500 khoá luận, báo cáo tốt nghiệp của sinh viên các khoá cơ bản đã phần nào đáp ứng nhu cầu đọc tại chỗ của sinh viên.
Bảng 2.7: Phân loại giáo trình, tài liệu tham khảo theo nhóm ngành đào tạo:
TT Nhóm ngành đào tạo Số đầu giáo trình, tài liệu Số cuốn
1 Khoa học Mác – Lênin, đại cương 352 2.509
2 Kinh tế - Quản trị kinh doanh 983 2.581
3 Ngoại ngữ 916 1.625
4 Công nghệ sinh học 190 431
5 Công nghệ thông tin 814 1.517
6 Kiến trúc – Công trình 952 2.571
7 Điện – Cơ điện tử 403 914
8 Sách tham khảo các loại 446 733
Tổng cộng: 5.056 12.881
Trong tổng số đầu sách giáo trình, bài giảng, có khoảng 250 đầu giáo trình do giảng viên trong trường biên soạn kèm theo đĩa. Số đĩa giáo trình bài giảng đã được Thư viện đưa lên trang web của Nhà trường để sinh viên toàn trường có thể truy cập, tìm đọc.
Ngoài ra, hiện nay thư viện cũng đang tiến hành sưu tập các giáo trình, tài liệu tham khảo trên mạng về các môn học đang giảng dạy để cập nhật trên trang web tạo ra nguồn tài liệu tham khảo phong phú hơn cho sinh viên, giảng viên toàn trường.
Thư viện đã ứng dụng Phần mềm mã nguồn mở Greenstone trong công tác quản lý và biên mục nguồn tài liệu số và đã đưa ra phục vụ bạn đọc từ năm 2010. Số lượng tài liệu số được thống kê theo các khoa, ngành cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Thống kê số lượng tài liệu số tính đến tháng 6 năm 2012:
TT Tên tài liệu Số lƣợng (tài liệu)
1 Giáo trình khoa CNTT 57
2 Giáo trình khoa KT – QTKD 81
3 Giáo trình khoa Điện – cơ điện tử 47 4 Tài liệu tham khảo ngành công nghệ hàn,
công nghệ ô tô
121
5 Giáo trình - tài liệu các ngành khoa học cơ bản 135
6 Đĩa CD-ROM 205
Tổng 646
Với tính chất một trường đại học, số lượng người dùng tin lên đến hàng chục ngàn thì số lượng tài liệu số thống kê trên đây là quá ít, còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng. Nguồn tài liệu này chủ yếu là đĩa giáo trình do các giảng viên trong trường biên soạn và một phần là down miến phí từ trên mạng chứ chưa có nguồn kinh phí bổ sung ổn định.
Nguồn lực thông tin hiện có trong Thư viện về cơ bản chỉ đáp ứng một phần nào nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên và cán bộ lãnh đạo, giảng dạy trong Trường. Với câu hỏi “Bạn nhận xét gì về kho tài liệu của Thư viện Trường?”, qua điều tra trong 745 phiếu thu về, kết quả cho thấy chỉ 9,5% ý kiến đánh giá là tương đối đầy đủ, 56,6% là lựa chọn nhiều nhất của người dùng tin dành cho ý kiến đánh giá là quá ít tài liệu, có tới 36,8% ý kiến đánh giá là thiếu tài liệu chuyên ngành, 25,9% ý kiến đánh giá là thiếu giáo trình và có tới 23,6% ý kiến đánh giá là thiếu tài liệu nước ngoài. Ý kiến đánh giá của từng nhóm người dùng tin được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng của kho tài liệu của Thư viện ĐHPĐ:
Nhóm Mức độ
thỏa mãn
Tổng số
phiếu Sinh viên CBNCGD CBLĐQL Tổng % SL % SL % SL %
745 100 574 100 140 100 31 100
Tương đối đầy đủ 71 9.5 41 7.1 26 18.6 4 12.9 Quá ít tài liệu 422 56.6 286 49.8 119 85.0 17 54.8 Thiếu tài liệu chuyên gành 274 36.8 156 27.2 99 70.7 19 61.3 Thiếu giáo trình 193 25.9 154 26.8 36 25.7 3 9.7 Thiếu tài liệu nước ngoài 176 23.6 75 13.1 90 64.3 11 35.5
Ý kiến khác 25 3.4 9 1.6 13 9.3 3 9.7 7.1 49.8 27.226.8 13.1 1.6 18.6 85 70.7 25.7 64.3 9.3 12.9 54.8 61.3 9.7 35.5 9.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 S inh viên C B NC G D C B L ĐQL
T ương đối đầy đủ Quá ít tài liệu T hiếu tài liệu c huyên ng ành T hiếu g iáo trình T hiếu tài liệu nước ng oài Ý kiến khác
Biều đồ 2.6: Khả năng đáp ứng của kho tài liệu Thư viện ĐHPĐ.
Với nhóm cán bộ lãnh đạo và quản lý, tập trung nhiều ý kiến đánh giá nhất là thiếu tài liệu chuyên ngành (chiếm 61,3%), đứng thứ hai là ý kiến đánh giá quá ít tài liệu (với 54,8%), tiếp đến là 35,5% dành cho thiếu tài liệu
nước ngoài; với nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, chiếm tỷ lệ cao nhất với 85,0% dành cho ý kiến quá ít tài liệu, tiếp theo là thiếu giáo trình (70,7%) và thiếu tài liệu nước ngoài (64,3%); nhóm sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất dành cho ý kiến đánh giá quá ít tài liệu (49,8%).
Với câu hỏi “Khi mượn tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông, Anh (Chị) đã bị từ chối lần nào chưa? Lý do bị từ chối?” Kết quả điều tra cho thấy trong 745 người trả lời đầy đủ các câu hỏi có 227 người dùng tin (chiếm 30,5%) cho biết họ chưa bị từ chối khi mượn tài liệu tại Thư viện, có 398 người dùng tin (chiếm 53,4%) cho biết họ tìm được tài liệu nhưng đến khi mượn thì bị từ chối.
Trong số 398 người dùng tin bị từ chối thì lý do bị từ chối nhiều nhất là do người khác mượn lên tới 23,0%, chiếm tỷ lệ 16,9% lý do bị từ chối là do không có tài liệu. Tại Thư viện, sách giáo trình thường có nhiều bản còn sách tham khảo chỉ có 2 bản nên xảy ra tình trạng tài liệu có trong thư viện nhưng không còn trên giá. Điều này cho thấy tài liệu tại Thư viện không đáp ứng được nhu cầu người dùng tin. Mặt khác, có những tài liệu giáo viên lại được mượn mang về nhà nghiên cứu với khoảng thời gian tương đối dài nên xảy ra trường hợp tài liệu đó sẽ bị trống giá khá lâu, vì vậy khi người dùng tin khác có nhu cầu sẽ không còn tài liệu phục vụ.
Bảng 2.10: Lý do bị từ chối khi người dùng tin mượn tài liệu
Nhóm Lý do
Tổng số
phiếu Sinh viên CBNCGD CBLĐQL Tổng % SL % SL % SL %
745 100 574 100 140 100 31 100
Chưa bị từ chối 227 30.5 168 29.3 45 32.1 14 45.2 Đã bị từ chối 398 53.4 324 56.4 57 40.7 17 54.8
*Lý do bị từ chối
Không có tài liệu 146 19.6 116 20.2 21 15.0 9 29.0 Người khác mượn 171 23.0 135 23.5 31 22.1 5 16.1
Có nhưng bị mất 10 1.3 7 1.2 2 1.4 1 3.2
Có nhưng đang chờ xử lý 8 1.1 8 1.4 0 0.0 0 0.0
Ý kiến khác 31 4.2 31 5.4 0 0.0 0 0.0
Có 1,3% ý kiến cho biết họ bị từ chối khi mượn tài liệu vì tài liệu bị mất. Đây cũng là lý do bình thường tại bất kỳ trung tâm thông tin nào. Vì một số tài liệu hay thường bị mất do một số người dùng tin chuyển công tác, chuyển trường, ra trường… không trả lại tài liệu cho Thư viện.
Có 1,1% ý kiến cho biết họ bị từ chối khi mượn tài liệu vì tài liệu có nhưng đang chờ xử lý nghiệp vụ. Xử lý nghiệp vụ ở đây có thể là do tài liệu đem đi đóng, tu sửa lại. Cũng có thể là do tài liệu khi bổ sung vào Thư viện đã được biên mục và đưa vào hệ thống mục lục để người dùng tin tra tìm nhưng lại chậm trễ ở khâu dán nhãn và xếp giá nên chưa đưa ra phục vụ. Có 4,2% ý kiến cho rằng họ bị từ chối khi mượn tài liệu là do nhiều lý do khác nhau như ghi không đúng ký hiệu, mã sách ghi trên hộp phích khác với ký hiệu thực tế trên tài liệu (có thể do sai sót trong quá trình xử lý tài liệu).
So sánh mức độ bị từ chối khi mượn tài liệu của các nhóm người dùng tin cho thấy, nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý có 45,2% chưa bị từ chối khi mượn tài liệu, còn lại 54,8% cán bộ lãnh đạo quản lý cho biết đã bị từ chối khi mượn tài liệu, trong đó có 29,0% cho là không có tài liệu và 16,1% cho rằng có người khác mượn và chỉ 3,2% cho rằng tài liệu bị mất. Nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có 45 người (chiếm 37,5%) cho biết họ chưa bị từ chối khi mượn tài liệu và 57 người (chiếm 47,5%) cho biết họ bị từ chối khi mượn tài liệu với nhiều lý do khác nhau trong đó lý do lớn nhất là người khác mượn và không có tài liệu.
29,3% người dùng tin thuộc nhóm sinh viên cho biết họ chưa bị từ chối lần nào khi mượn tài liệu, 56,4% cho biết họ bị từ chối khi mượn tài liệu với nhiều lý do trong đó lý do lớn nhất là tài liệu đã bị người khác mượn (chiếm 23,5%) và không có tài liệu để mượn (chiếm 20,2%)…
Qua đây, có thể nhận thấy nguồn lực thông tin chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng tin tại Thư viện, hay nói cách khác số lượng tài liệu có trong Thư viện ít hơn nhiều so với số lượng người dùng tin yêu cầu. Việc phát hiện ra nguyên nhân chưa đáp ứng nhu cầu về tài liệu cho người dùng tin sẽ giúp Thư viện xây dựng chính sách phát triển nguồn tin sao cho hợp lý nhằm tiến tới đáp ứng nhu cầu của người dùng tin tại Thư viện.