Nhu cầu về hình thức tài liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông (Trang 41)

8. Bố cục luận văn

2.1.3.Nhu cầu về hình thức tài liệu

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động và làm thay đổi tới mọi mặt trong đời sống xã hội. Các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng, phong phú cả về mặt nội dung và hình thức. Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu của người dùng tin được thể hiện trong bảng 2.3 cho thấy nhu cầu sử dụng tài liệu giáo trình chiếm ưu thế (69,3%), tiếp theo là sách chuyên ngành với 54,9% và cuối cùng là báo và tạp chí chiếm 50,2%.

Trong giai đoạn hiện nay, do sự chuyển đổi phương thức từ niên chế sang học chế tín chỉ, nhu cầu tin của người dùng trong Trường Đại học Phương Đông ngày càng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn. Những thông tin được họ khai thác theo nhiều phương thức và ở nhiều loại hình khác nhau. Mỗi nhóm người dùng tin ở Trường Đại học Phương Đông có mục đích và nhu cầu khác nhau nên việc lựa chọn loại hình tài liệu phục vụ cho nhu cầu của họ cũng khác nhau.

Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý cần thông tin có tính tổng hợp, khái quát đồng thời phải mang tính thời sự, tính hệ thống, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định. Chính vì vậy, sự lựa chọn của họ đối với các loại báo, tạp chí rất cao (80,6%), sách giáo trình và chuyên ngành cũng được đối tượng người dùng tin này ưu tiên sử dụng (chiếm 48,4%); chiếm tỷ lệ 38,7% là các loại tài liệu khác và chiếm tỷ lệ thấp nhất là luận văn luận án với 16,1%.

Đối với nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu giảng dạy, thông tin của họ cần có tính lý luận, thực tiễn và cập nhật. Vì vậy sự lựa chọn của họ là các loại báo (67,1%), rồi đến sách chuyên ngành (chiếm 45,7%), giáo trình

cũng được lựa chọn tương đối nhiều (39,3%), luận văn, luận án cũng được quan tâm nhưng với số lượng không nhiều (20,9%).

Bảng 2.3. Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin:

Nhóm Loại hình tài liệu Tổng số Sinh viên CBNCGD CBLĐQL SL % SL % SL % SL % 745 100 574 100 140 100 31 100 Sách chuyên ngành 409 54.9 330 57.5 64 45.7 15 48.4 Giáo trình 516 69.3 446 77.7 55 39.3 15 48.4 Báo, tạp chí 374 50.2 254 44.3 94 67.1 25 80.6

Luận văn, luận án 139 18.7 120 20.9 14 10.0 5 16.1

Loại tài liệu khác 52 7.0 27 4.7 13 9.3 12 38.7

57.5 77.7 44.3 20.9 4.7 1 45.7 39.3 67.1 10 9.3 48.4 48.4 80.6 16.1 38.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 S inh viên C B NC G D C B L ĐQL

S ác h c huyên ng ành G iáo trình B áo, tạp c hí L uận án, luận văn L oại tài liệu khác

Đối với người dùng tin là sinh viên, do mục đích sử dụng thông tin của họ là phục vụ cho học tập và nghiên cứu nên tài liệu họ chọn thường có tính chất cẩm nang giúp học viên, sinh viên định hướng, lĩnh hội và tiếp nhận thông tin, kiến thức từ phía giảng viên. Nhu cầu sử dụng nhiều nhất là giáo trình (77,7%), tiếp đến là sách chuyên ngành (57,5%), báo chí và luận án, luận văn cũng được sinh viên năm thứ ba, thứ tư sử dụng nhiều (chiếm tỷ lệ 44,3%; 20,9%).

Hiện nay, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ bắt buộc học sinh phải tự học, tự nghiên cứu là chủ yếu nên nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin ngày càng được nâng cao và là nhu cầu khá ổn định. Chính vì vậy, thư viện đã trở thành nơi rất lý tưởng, là giảng đường thứ hai cho sinh viên học tập và nghiên cứu sau giờ lên lớp.

2.1.4. Tập quán khai thác thông tin của ngƣời dùng tin

Tập quán là những thói quen diễn ra hàng ngày trong đời sống sản xuất cũng như trong sinh hoạt của một con người, một xã hội. Với ý nghĩa đó, tập quán khai thác thông tin của người dùng tin là những thói quen tìm kiếm thông tin, nguồn khai thác thông tin, loại hình thông tin và sản phẩm thông tin được tạo lập. Thói quen đó được hình thành dựa trên đặc điểm tâm lí cá nhân và môi trường làm việc. Tìm hiểu, nắm vững tập quán, thói quen khai thác thông tin của người dùng tin là cơ sở để các cơ quan thông tin có những điều chỉnh hoạt động thông tin phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người dùng tin.

2.1.4.1. Thời gian và địa điểm khai thác thông tin

Thời gian thu thập thông tin của người dùng tin một mặt thể hiện thói quen hàng ngày của người dùng tin, đồng thời cũng thể hiện một phần năng lực đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin cho người dùng tin của một cơ quan

thông tin – thư viện nói chung. Do đặc điểm nghề nghiệp của mỗi nhóm người dùng tin khác nhau nên thời gian dành cho việc thu thập thông tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện cũng khác nhau.

Bảng 2.4: Thời gian thu thập thông tin của người dùng tin:

Nhóm

Thời gian

Tổng số Sinh viên CBNCGD CBLĐQL

SL % SL % SL % SL %

745 100 574 100 140 100 31 100

Tại Thư viện

1-3h 344 46.2 307 53.5 32 22.9 5 16.1 2-4h 332 44.6 266 46.3 60 42.9 6 19.4 3-5h 39 5.2 0 0.0 35 25.0 4 12.9 Trên 5h 10 1.3 1 0.2 9 6.4 0 0.0 Tại nhà 1-3h 256 34.4 183 31.9 61 43.6 12 38.7 2-4h 318 42.7 254 44.3 45 32.1 19 61.3 3-5h 64 8.6 55 9.6 9 6.4 0 0.0 Trên 5h 11 1.5 6 1.0 5 3.6 0 0.0

Nhóm cán bộ quản lý dành nhiều thời gian để thu thập thông tin tại nhà nhiều hơn tại thư viện. Thời gian dành cho việc thu thập thông tin ở nhà của người dùng tin là cán bộ quản lý: nhiều nhất là từ 2 - 4h (chiếm 61,3%); tiếp theo là từ 1-3h (chiếm 38,7%); từ 3-5h tại thư viện chỉ chiếm 12,9%, còn trên 5h tại nhà và tại thư viện đều không được người dùng tin là cán bộ quản lý, lãnh đạo lựa chọn. Điều này có thể lý giải như sau: do cán bộ quản lý là người rất bận rộn trong công việc, nên thời gian để họ khai thác thông tin trực tiếp

tại thư viện rất ít. Họ chỉ có thể tranh thủ thời gian để khai thác thông tin ở nhà. Mặt khác, do trình độ của cán bộ lãnh đạo quản lý cao nên họ có thể chủ động tìm kiếm thông tin tại nhà qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Thông tin họ cần có thể chỉ là những tin tức, dữ kiện, dữ liệu có tính chất chuyên sâu về vấn đề mà họ quan tâm để phục vụ cho công việc ra quyết định sao cho chính xác và kịp thời.

Thu thập và tích luỹ thông tin là việc làm không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Chính vì vậy cập nhật thông tin hàng ngày là điều cần thiết. Chỉ bằng cách này cán bộ giảng dạy mới thực sự trở thành người gợi mở, cập nhật kiến thức mới vào công tác giảng dạy đồng thời kích thích người học tìm tòi, nắm vững kiến thức cơ bản, mở rộng kiến thức và nhanh chóng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

Tại thư viện có 42,9% người dùng tin thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy dành 2-4h mỗi ngày để thu thập thông tin và 25% thuộc nhóm này dành 3-5h mỗi ngày để thu thập thông tin tại thư viện; dành trên 5h tại thư viện là rất ít chỉ chiếm 6,4%. Tại nhà, có tới 43,6% nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy dành thời gian từ 1-3h và 32,1% dành từ 2-4h mỗi ngày cho việc thu thập và nghiên cứu tài liệu. Các khoảng thời gian từ 3-5h và trên 5h thì không được nhóm này lựa chọn nhiều.

Nhìn chung, người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Đại học Phương Đông nằm trong độ tuổi 25-35 chiếm đa số. Họ là những người cán bộ giảng viên trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết. Trong công việc, họ luôn là những người chịu khó tìm tòi học hỏi và tiếp thu những tri thức mới, những phương pháp dạy và học hiện đại để phục vụ cho công việc nghiên cứu và giảng dạy của mình. Phần lớn trong số họ đã và đang cố gắng sắp xếp thời gian để học tập nâng cao trình độ, trau dồi tri thức. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng bị chi phối nhiều nhất bởi cuộc sống gia đình, vì ở trong độ tuổi này hầu như họ đều có con nhỏ, ngoài thời gian lên lớp, họ còn phải dành thời gian để chăm lo cho gia đình. Chính vì vậy, với nhóm người dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tin này thời gian họ dùng để thu thập, sử dụng tài liệu ở cả thư viện và tại nhà đều chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Ta có thể lý giải như sau: đối tượng cán bộ nghiên cứu, giảng dạy là đối tượng không bị bó buộc trong khuôn khổ giờ giấc làm việc hành chính, họ chỉ lên lớp khi có tiết dạy, còn lại họ có thể chủ động sắp xếp thời gian tự nghiên cứu tài liệu tại thư viện hay tại nhà. Khi đến Trường, những lúc trống tiết, họ có thể tranh thủ nghiên cứu tại thư viện, còn khi không có lịch dạy họ có thể ở nhà tự nghiên cứu để cập nhật những thông tin mới cho bài giảng thêm phần phong phú.

Với chủ trương đổi mới và cải cách giáo dục của Nhà nước ta trong những năm gần đây, với phương pháp dạy và học tích cực - hướng người học làm trung tâm của việc dạy và học, người học không còn thụ động mà chủ động lĩnh hội những kiến thức, tri thức mới. Để đáp ứng được tối đa yêu cầu chủ động, sáng tạo của người học, đòi hỏi người cán bộ giảng viên cần phải liên tục trau dồi kiến thức, tự học, tự nghiên cứu, luôn cập nhật thông tin tri thức mới, làm phong phú và dồi dào khả năng hiểu biết của bản thân. Mặt khác, ngoài giờ lên lớp họ còn tham gia nhiều hoạt động khác nên họ phải bố trí thời gian hợp lí để thu thập thông tin.

Nhóm đối tượng học tập dành thời gian đến thư viện chiếm tỉ lệ tương đối cao. Với 53,5% người dùng tin dành 1-3h khai thác thông tin tại thư viện và 46,3% người dùng tin dành 2-4h trong ngày để khai thác. Thông thường người dùng tin là đối tượng học tập chỉ đến thư viện khai thác thông tin vào những thời kỳ cao điểm như đầu các học kỳ và thời gian ôn tập để chuẩn bị thi hoặc làm khóa luận tốt nghiệp. Tài liệu các bạn sinh viên quan tâm thường là sách giáo trình và khóa luận tốt nghiệp. Số người dùng tin thường xuyên đến thư viện khai thác không nhiều, chủ yếu là đọc báo và tra cứu Internet. Tại nhà, tỷ lệ dành thời gian từ 1-3h trong ngày để thu thập thông tin chiếm 31,9% và có đến 44,3% người dùng tin dành 2-4h để khai thác, thu thập và xử lý thông tin.

Như vậy, người dùng tin dành thời gian để thu thập thông tin tại thư viện nhiều hơn tại nhà. Ngoài thời gian lên lớp, Thư viện là một môi trường lý tưởng để người dùng tin tự học và trao đổi kiến thức. Tuy nhiên, do diện tích phục vụ cũng như vốn tài liệu của thư viện còn hạn chế, thiết bị máy móc được đầu tư chưa đồng bộ nên Thư viện chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin của người dùng tin.

Cùng với việc đầu tư về cơ sở vật chất, vốn tài liệu của Thư viện ngày càng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, để thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học của Nhà trường, gần đây số lượng cán bộ, giáo viên và sinh viên tới Thư viện cũng tăng lên, đồng thời khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng tin của Thư viện cũng đang dần thay đổi. Việc nghiên cứu, tìm hiểu nguồn khai thác thông tin của người dùng tin là một trong những cơ sở để Thư viện có những giải pháp phát triển một cách hợp lí. Nhu cầu về địa điểm khai thác thông tin của cán bộ được thể hiện trong Bảng 2.5 Biểu đồ 2.4.

Bảng 2.5: Địa điểm khai thác thông tin của người dùng tin

Nhóm Địa điểm khai thác TT Tổng số Sinh viên CBNCGD CBLĐQL SL % SL % SL % SL % 745 100 574 100 140 100 31 100 Thư viện ĐHPĐ 438 58.8 332 57.8 95 67.9 11 35.5 Thư viện Quốc Gia Hà Nội 189 25.4 118 20.6 56 40.0 15 48.4 TTTTKH và CNQG 84 11.3 27 4.7 38 27.1 19 61.3 Thư viện Hà Nội 94 12.6 44 7.7 38 27.1 12 38.7 Thư viện Quân Đội 87 11.7 35 5.9 36 30.0 16 51.6 Thư viện khác 229 30.7 169 28.5 42 35.0 18 58.1

57.8 20.6 4.77.7 6.1 29.4 67.9 40 27.127.125.730 35.5 48.4 61.3 38.7 51.6 58.1 0 10 20 30 40 50 60 70 S inh viên C B NC G D C B L ĐQL

T hư viện ĐHP Đ T hư viện Quốc g ia T T T T K H và C NQG T hư viện Hà Nội T hư viện Quân đội T hư viện khác

Biểu đồ 2.4. Địa điểm khai thác thông tin của người dùng tin

Kết quả điều tra cho thấy, người dùng tin trong Trường Đại học Phương Đông thường xuyên đến Thư viện khai thác và sử dụng thông tin chiếm tỷ lệ 58.8%. Đây là một con số chưa cao nhưng so với thời gian trước số lượng người dùng tin đã tăng lên rõ rệt. Tổng số chỗ ngồi tại 2 cơ sở của Thư viện chỉ có trên 400 chỗ nhưng đối tượng người dùng tin lại quá lớn gần 10.000 người. Chỉ có 15,7% người dùng tin trả lời là chưa bao giờ đến Thư viện khai thác, tìm kiếm thông tin.

Ngoài địa điểm khai thác thông tin là Thư viện Đại học Phương Đông, người dùng tin trong Trường còn sử dụng tài liệu tại các Khoa, các Viện, các Trung tâm của mình đang học tập và làm việc, vì lý do thuận tiện nên người dùng tin cũng thường xuyên đến những nơi này khai thác.

Ngoài ra, Thư viện Quốc gia cũng là địa chỉ mà rất nhiều người biết đến vì số lượng tài liệu ở đây khá đầy đủ: 25,4% người dùng tin đến khai thác và sử dụng Thư viện Quốc gia. Có 30,7% tổng số người dùng tin trong Trường lựa chọn các thư viện khác để khai thác thông tin.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng toàn cầu Internet đã đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn cho con người trong mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội. Internet đã trở thành một kênh thông tin phục vụ đắc lực cho con người tìm kiếm, khai thác một cách có hiệu quả. Mặt khác, việc khai thác thông tin ở bên ngoài đóng một vai trò quan trọng đối với những đối tượng người dùng tin là cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, bởi một cơ quan thông tin – thư viện dù rộng lớn đến đâu cũng không có đủ điều kiện để bổ sung tất cả nguồn tài liệu. Trong khi các thư viện chưa có đủ điều kiện để chia sẻ nguồn lực thông tin với nhau thì việc người dùng tin chủ động tìm kiếm, khai thác thông tin ở những nơi khác là cần thiết để trau dồi kiến thức và thoả mãn với nhu cầu tin của mình.

2.1.4.2. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin được sử dụng thường xuyên

Sản phẩm thông tin tại Thư viện là kết quả của qúa trình xử lý thông tin do tập thể cán bộ thư viện thực hiện. Dịch vụ thông tin là những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người dùng tin tại Thư viện. Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà trường, Thư viện đã được trang bị khá đầy đủ các phương tiện và trang thiết bị. Chính vì vậy, các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện ngày càng đa dạng phong phú, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin.

Bảng 2.6. Mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin- thư viện tại Thư viện:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện trường Đại học Phương Đông (Trang 41)