Giải pháp về giáo dục lối sống

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 119)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3.Giải pháp về giáo dục lối sống

Hồ Chí Minh cho rằng: “ Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ trở thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có nặng mới gánh nặng và đi xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới

112

hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang”[35,178]. Lời nhắn gửi của Người cho đến nay càng thấy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Mong muốn lớn nhất trong tư tưởng của Người về đạo đức là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời hy sinh phấn đấu để giành lấy độc lập, tự do, nhằm xóa bỏ áp bức, bóc lột, phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, cho mỗi con người. Thanh niên sinh viên là lớp người trẻ tuổi phải được công hiến, phải được hưởng những kết quả ấy, khi ông cha ta đã đấu tranh, hy sinh xương máu, giành độc lập dân tộc.

Lối sống có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận cũng theo nhiều góc độ khác nhau; tuy nhiên cho dù cách tiếp cận nào đi chăng nữa, thì lối sống có thể được hiểu một cách chung nhất đó là cách sống, hay phương thức sống của mỗi người trong từng giai đoạn cụ thể gắn với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống để tìm ra các giải pháp cần phải nhận thức rõ giữa lối sống và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu hiểu đạo đức là cái bên trong cấu thành bản chất con người, là con người có đạo đức thì lối sống có thể được hiểu là bên ngoài theo ngôn ngữ cặp phạm trù nội dung hình thức.

Hiểu như vậy để thấy được người có đạo đức tốt sẽ có lối sống tốt. Tuy nhiên, lối sống có tính độc lập tương đối, một thực tế mà ông cha đã tổng kết “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Trời ở đây không có nghĩa là hoàn toàn thiên bẩm, mà trời ở đây là do hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội tác động. Cách đề cập này cho thấy gắn với điều kiện hoàn cảnh xã hội thay đổi sẽ dẫn đến lối sống thay đổi theo. Song lối sống dù ở thời điểm nào thì đó vấn là lối sống có đạo đức.

113

Khi bàn về lối sống, cha ông ta thường dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, câu châm ngôn ấy hoàn toàn đúng theo triết đó; dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, đạo đức con người phải trong sạch, không tham ô, không làm điều gì tổn hại đến danh dự của bản thân mình, của gia đình, dòng họ; “giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu nói ấy cho thấy môi trường xã hội có thể thay đổi, song bản chất tốt đẹp của mỗi con người sẽ không bao giờ đổi thay cũng như truyền thống của gia đình, truyền thống của dòng họ, tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu tổ quốc, yêu đồng bào là mãi mãi. Khi nói về nhân cách, J.Goetle cho rằng: “Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp”.

Giáo dục lối sống cho sinh viên cần nhận thức rõ những nhân tố tác động đến lối sống. Do lối sống phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhất là khi điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi thì lối sống cũng thay đổi theo. Chính vì vậy cách giáo dục đạo đức, lối sống cũng phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Trong nền kinh tế thị trường, sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan vốn có của nó, nhất là quy luật giá trị phải tính đúng, tính đủ hao phí lao động do mình bỏ ra, điểm mới trong kinh tế thị trường là biết làm giàu; cam chịu phận nghèo đói xã hội không chấp nhận, đặc biệt quy luật cạnh tranh tạo động lực để kinh tế thị trường phát triển. Chính đòi hỏi đó đã buộc mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong xã hội phải học tập, phải có trình độ, phải biết kinh doanh, biết cố gắng nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng. Ngược lại nếu điều kiện như nhau, không chịu khó học tập, không nỗ lực cố gắng vươn lên, khoanh tay chờ đợi, ỷ lại, xã hội sẽ đào thải. Vậy là trong xã hội mà chúng ta đang xây dựng sẽ có lối sống của những người giàu và lối sống của những người nghèo là một điều tất yếu. Đành rằng một xã hội như Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh, hậu quả để lại còn dai dẳng, không chỉ

114

trong một vài năm có thể giải quyết được thậm chí phải hàng trăm năm. Trong trường hợp ấy để có lối sống phù hợp tất yếu sẽ được Nhà nước giải quyết thông qua các chính sách an sinh xã hội, các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Sự thay đổi của cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn và tìm cách để vượt qua. Đề cập như vậy để thấy đạo đức trong giai đoạn này là đạo đức làm giàu trên cơ sở kết quả lao động chính đáng của chính bản thân mình. Đạo đức của thanh niên với lối sống là có kiến thức, có trình độ, tiếp cận nhanh với các thành tựu khoa học văn minh của nhân loại, có trình độ ngoại ngữ, sử dụng thành thạo khoa học công nghệ thông tin. Trách nhiệm nặng nề không ai khác là thế hệ thanh niên, nhất là thanh niên sinh viên các trường đại học đang được đào tạo để trở thành chủ nhân của đất nước.

Sự thay đổi trong quan niệm đạo đức sẽ dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về lối sống. Cần phải giáo dục cho thanh niên sinh viên biết quý trọng việc học tập rèn luyện, chính là nâng cao đạo đức trong điều kiện mới. Có được kiến thức khoa học cần thiết để lịch thiệp trong ngôn ngữ giao tiếp, xử lý có hiệu quả trong công tác chuyên môn, có sự chọn lựa lối sống thích hợp, không tô hồng sai sự thật dẫn đến mù quáng, chủ quan, tự mãn; nhưng không bôi đen chỉ thấy màu đen dẫn đến bi quan, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên.

Lối sống của thanh niên sinh viên phải là lối sống của người có trình độ học vấn cao, sôi động, nhanh nhẹn, tháo vát, biết xử lý kịp thời với những hiện tượng sai trái, lối sống tác phong công nghiệp, song tác phong ấy không phải là tác phong giản đơn, công trường thủ công mà là đại công nghiệp cơ khí, lối sống của nền kinh tế tri thức, không trì trệ, chậm trễ, bảo thủ, biết tiếp thu cái mới có chọn lọc, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

115

Cần xây dựng cho bản thân mình một lối sống thích hợp với điều kiện kinh tế với hoàn cảnh xã hội của mỗi người. Kế thừa truyền thống của dân tộc của ông cha, nhưng phải nhanh chóng tiếp cận được những chân trời mới, tiếp cận cái mới; song không có nghĩa là xóa bỏ cái cũ, với truyền thống “gạn đục khơi trong”, tiếp thu cái mới có chọn lọc, thích hợp với môi trường sinh viên, nhà trường và cái mới phải phù hợp với cả ngành nghề mình đang được đào tạo.

Giáo dục cho thanh niên sinh viên lối sống mới không phải là những gì xa vời không thực tế, không phải là những gì cao sang, chỉ khi có điều kiện kinh tế giàu sang mới thực hiện được mà phải ngay trong thời kỳ hiện tại. Xây dựng lối sống mới cho mỗi thanh niên sinh viên phải luôn ở bên mình, gần gũi với bản thân của mỗi người. Cần phải xây dưng một lối sống giản dị và tiết kiệm, trong đó, trước hết là tiết kiệm thời gian, là một trong những tiết kiệm quan trong nhất. Tiết kiệm thời gian đối với mỗi thanh niên sinh viên là biết sắp xếp thời gian một cách khoa học, giờ học, giờ ăn, giờ đi lại, giờ hoạt động tập thể, giờ tham gia các phong trào, giờ nghĩ ngơi, không thể sống hoài, sống phí để cho thời gian cứ trôi qua như “bóng tàu qua của sổ”.

Xây dựng lối sống cho sinh viên trong thời đại ngày nay là lối sống có tác phong công nghiệp, không phải là công nghiệp trong giai đoạn đầu của công trường thủ công mà là công nghiệp của nền kinh tế tri thức. Bởi như chúng ta đều biết, trong thời đại ngày nay sự giàu có của một quốc gia không phải là tài nguyên, không phải diện tích đất đai rộng, số lượng dân cư đông, cũng chưa phải nhiều tiền mà quan trọng là tri thức, là biết tiếp cận nhanh với những thành tựu mới của khoa học cộng nghệ trên thế giới. Chính vì vậy, lối sống của sinh viên phải theo tác phong công nghiệp, không chần chừ do dự, phải dứt khoát, phải sáng tạo phải vươn lên, chiếm lĩnh đỉnh cao của trí tuệ.

116

Nhân cách, tác phong, lối sống của thanh niên sinh viên cần xây dựng là lối sống giản dị trong sinh hoạt, giản dị không có nghĩa là tầm thường hóa, giản dị không có nghĩa là bê tha, giản dị không có nghĩa là lạc hậu. Giản dị là lối sống trong sáng, phù hợp với những điều kiện kinh tế của mình, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, không bon chen, đua đòi…

Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên sinh viên được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, đa dạng và phong phú; thể hiện thông qua những tấm gương sáng điển hình về gia đình và xã hội. Tấm gương sáng trong gia đình đó là sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ, cũng là một đặc trưng nổi bật trong lối sống mà chúng ta cần quan tâm và có sức lan tỏa đối với thế hệ trẻ. Từ đặc trưng riêng biệt ở phương Đông, một tấm gương sáng còn có giá trị hơn cả một trăm bài diễn thuyết, bởi vì nó là sự biểu hiện của sinh hoạt hàng ngày, đối với trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành. Cho nên, trong mỗi gia đình, bài học đầu tiên, vỡ lòng gieo ấn tượng sâu sắc trong mỗi cá nhân chính là đạo làm gương của ông bà, cha mẹ.

Phương pháp giáo dục đạo đức lối sống là việc làm thường xuyên, đa dạng, trong đó cách giáo dục từ phía thầy cô trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; bởi lẽ từ gia đình từ nhà trường các em bước vào môi trường xã hội, nhất là ở bậc đại học là các em bước vào ngưỡng của của nghề nghiệp trong tương lai, tình yêu, hạnh phúc, gia đình là những đỉnh cao mà thế hệ thanh niên sinh viên hướng tới.

Con đường đi tới của thanh niên sinh viên, trước hết hướng vào những con người mà họ cho là “thần tượng”. Chính vì lẽ đó, thầy cô giáo, những giảng viên ở các trường đại học những người đảm nhận vai trò, sự nghiệp “trồng người” ở bậc đại học, nên trước hết họ phải là những tấm gương sáng cho thanh niên sinh viên học tập và noi theo. Tấm gương sáng của thầy cô không chỉ là nội dung khoa học trong từng bài giảng, từng lời nói, từng câu

117

văn diễn đạt mà bao trùm hết thảy là tác phong ăn mặc, cử chỉ hành động, thái độ giao tiếp, giờ giấc,….Sự nâng niu, trân trọng mà xã hội đã đặt lên vai các thầy cô giáo “Không thầy, đố mày làm nên” .

Kèm theo tấm gương sáng của thầy, là những quy chế, quy định của nhà trường và xã hội. Kỷ cương, nề nếp của nhà trường cũng là một trong những tiêu chí cho giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên sinh viên. Bởi đó không chỉ là những quy định mà còn là những yếu tố tâm lý tạo cho sinh viên thói quen chấp hành đúng nội quy, quy chế của nhà trường. Tập cho sinh viên một tác phong khoa học có kế hoạch cụ thể từ việc đi học đúng giờ, dành thời gian nghiên cứu nội dung bài học, trong lớp học chú ý nghe giảng, không làm việc riêng “giờ nào việc đó”, đến thi cử không sao chép, sử dụng tài liệu, biến kiến thức trong sách vở, thành kiến thức của mình để phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.

Cùng với những quy chế ở tầm vi mô cần có chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô của Nhà nước về giáo dục. Đây không chỉ là những quy định để sinh viên chấp hành mà nó còn là định hướng quan trọng để sinh viên hướng tới. Sở dĩ như vậy, do xuất phát từ sự vận động và phát triển. Ngày nay, thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng rất trông mong vào chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo. Nó là một trong những yếu tố được sinh viên thừa nhận là có ảnh hưởng đến lối sống cũng như sự định hướng giá trị, lối sống của họ, tạo chất kích thích để thế hệ thanh niên sinh viên luôn phấn đấu, rèn luyện đạt kết quả cao trong học tập.

Vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức không thể thực hiện một sớm một chiều mà thực hiện như lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Suy cho cùng các giải pháp giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên sinh viên là văn hóa đạo đức, văn hóa lối sống, nhân cách con người, tạo ra nền tảng, cái gốc của con người và xã hội trong quá trình phát triển.

118

Tiểu kết chương 3.

Trên cơ sở lý luận chương 1, thực trạng ở chương 2, chương 3 luận văn đã phân tích làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là sự cần thiết khách quan mà còn là một cuộc vận động lớn của toàn Đảng và toàn dân ta. Trên cơ đó luận văn đã vạch ra các quan điểm chủ yếu như quan điểm toàn diện, quan điểm phù hợp, quan điểm lịch sử cụ thể. Các giải pháp chủ yếu cần và nhất là các giải pháp về giáo dục đạo đức, lối sống đối với đội ngũ thanh niên sinh viên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

119

KẾT LUẬN

Bằng phương pháp lô gích, lịch sử, khảo sát điều tra, phân tích tổng hợp, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, giáo dục đạo đức, lối sống theo đối tượng nghiên cứu là thanh niên sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 1, Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển Hồ Chí Minh toàn tập, các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử; các tác phẩm của các nhà khoa học đi trước. Đặc biệt tư tưởng Hồ chí Minh về giáo dục, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên sinh viên các trường đại học. Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở hình thành vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống trong suốt chặng đường lịch sử hoạt động của Người. Nguyễn Tất Thành, người thanh niên ưu tú sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, với truyền thống cách mạng kiên cường của quê hương Nam Đàn, Nghệ An. Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thức được con đường giải phóng dân tộc và anh đã quyết ra đi tại cảng Sài Gòn, từ ngày 5.6.1911, khi chưa tròn hai mươi tuổi.

Những ngày lênh đênh trên biển, qua nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Tất Thành đã học tập được nhiều đức tính quý báu về lòng kiên trì, chịu khó, vượt qua những gian khổ, bất kể công việc gì miễn đó là kết quả lao động, công sức mình bỏ ra một cách chân chính. Đặc biệt, khi Người tiếp thu được ánh sáng của Chủ nghĩa Mác Lênin, cách mạng tháng Mười Nga, tham gia Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế cộng sản. Những tác phẩm nổi tiếng “Bản án

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 119)