Quan điểm toàn diện

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Quan điểm toàn diện

Như trên đã phân tích vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống có rất nhiều nhân tố liên quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Về mối quan hệ và bản chất trong giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội. Ngay trong

96

một gia đình có hàng ngàn mối quan hệ gia đình, ông bà, cha mẹ anh em, cô gì, chú ,bác… Vì vậy, trong giáo dục và giáo dục đạo đức không thể chỉ chú ý một nhân tố, một mối quan hệ nào đó mà phải xem xét trên tất cả các mặt; nhĩa là phải có quan điểm toàn diện.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm vững quan điểm toàn diện trên tất cả các mặt; có như vậy mới hiểu một cách sâu sắc đầy đủ tư tưởng của Người.

Quan điểm toàn diện không có nghĩa chia đều vấn đề nào cũng nghiên cứu mà nghiên cứu đầy đủ các mặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau làm điều kiện tiền đề cho nhau. Quan điểm toàn diện không có nghĩa là giai đoạn nào cũng nghiên cứu, giai đoạn nào cũng cần phải vận dụng mà đòi hỏi cần phải lựa chọn, cần phải vận dụng đối với mỗi giai đoạn, môi trường, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội tác động.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, phải xem xét từ nguồn gốc sự hình thành đạo đức từ cơ sở kinh tế, từ thực tiễn sự tồn tại của xã hội. Song không dừng lại ở sự tồn tại xã hội, nghĩa là không phải xem xét trong trạng thái tĩnh mà là trạng thái động, sự tác động của công nghiệp hóa, của kinh tế thị trường, quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy quan điểm toàn diện khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống cần phải đặt trong mối quan hệ tổng thể đó.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 103)