0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Giải pháp về giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 110 -110 )

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Giải pháp về giáo dục đạo đức

Đây là một trong những giải pháp quan trọng và cơ bản của đề tài luận văn. Vấn đề giáo dục đạo đức là vấn đề cơ bản xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt động của một con người kể cả trước mắt và lâu dài. Trong giáo dục nói chung thì giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên có vai trò đặc biệt quan trọng và được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau.

Xuất phát từ đặc trưng của kinh tế thị trường là phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo, đầu cơ, tích trữ, nâng giá, ép giá, hàng gian, hàng giả, rối loạn thị trường. Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên quan trọng hàng đầu là chữ tín trong kinh doanh. Tín trong kinh doanh là tín trong chất lượng hàng

103

hóa, đối với nhà sản xuất. Đối với sinh viên tín là chất lượng nghiên cứu và kết quả học tập của mình, bởi đây chính là kết quả lao động do mình bỏ ra. Dưới góc độ sản xuất kiến thức thì đây chính là thực sự kết quả của lao động phức tạp, chứ không phải lao động giản đơn về kiến thức và kỹ năng mà mình đã bỏ công ra để thu về cho thực tiễn công tác sau này.

Đạo đức sinh viên không phải là vấn đề cao xa mà ngay trong sinh hoạt hàng ngày. Để có được chữ tín trong học tập nghiên cứu và sinh hoạt, đòi hỏi mỗi sinh viên phải chấp hành đúng nội quy, quy chế của nhà trường, đi học đúng giờ, không đi trễ về sớm, không cúp cua, bỏ học, đúng thời gian, đúng và đủ cho thời gian học tập trên giảng đường, thời gian nghiên cứu làm bài tập ở nhà. “Tín” trong việc thi cử đánh giá đúng kết quả học tập của mình, không quay cóp, không sử dụng tài liệu nếu đề thi không cho phép; nếu đề mở thì không sao chép mà là trên cơ sở nghiên cứu biến kiến thức thành bài thi của mình, đúng thể loại mà đề thi đặt ra như: phân tích, phân biệt. giải thích, chứng minh …

Thực sự tin tưởng và đánh giá đúng kiến thức của mình đây cũng chính là chữ “Tín” của bản thân mình từ những ngày trên ghế nhà trường, là kết quả của quá trình lao động học tập chân chính. Đạo đức của sinh viên trong nhà trường là thực hiện tốt học tập và rèn luyện để trở thành sinh viên giỏi, sinh viên tiên tiến. Học ở trường là học về kiến thức khoa học, học ở trường đời chính là rèn luyện để ứng dụng các kiến thức khoa học vào hoạt động thực tiễn, mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình và xã hội. Chính vì vậy, thanh niên sinh viên có đạo đức tiêu chuẩn đầu tiên là học giỏi, kèm theo là tham gia đầy đủ, tích cực và mang lại hiệu quả cao các hoạt động tập thể, của các tổ chức đoàn và hội sinh viên.

Cũng cần lưu ý rằng vì sao đòi hỏi thanh niên sinh viên phải tham gia tích cực các hoạt động xã hội, bởi lẽ chỉ có thể thông qua hoạt động thực tiễn

104

thì kiến thức, năng lực con người mới được biểu hiện ra. Rèn luyện qua hoạt động thực tiễn là một tiêu chí quan trọng, vì vận động là tuyệt đối, còn đứng im chỉ là tương đối, thông qua thực tiễn buộc con người nói chung và sinh viên nói riêng phải ứng xử, giải quyết mà củng cố thêm nhận thức và năng lực giải quyết các nhiệm vụ sau khi rời ghế nhà trường.

Điều cần thiết đối với thanh niên sinh viên là phải khắc phục tư tưởng chủ quan tự mãn, V.I. Lênin đã từng dạy: “Học, học nữa, học mãi”. Nếu không coi trọng toàn bộ các khâu trong quá trình học tập, chỉ chú trọng học, không quan tâm đến các hoạt động xã hội khác như hoạt động các câu lạc bộ, hoạt động của đoàn thanh niên và hội sinh viên, đó chưa phải là đạo đức thực sự. Để lôi cuốn các hoạt động cho thanh niên sinh viên, dưới góc độ các tổ chức xã hội phải có các hình thức sinh hoạt sôi động, nội dung phong phú, đa dạng, các phong trào thi đua như chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, các câu lạc bộ, tổ đội nhóm,…Đây chính là những hoạt động thực tiễn sinh động góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn hội mà kiến thức học tập được bộc lộ, lại được kiểm chứng qua thực tiễn mà chúng ta thường gọi là phần mềm của kiến thức, hay dạy cho sinh viên năng lực ứng xử, năng lực tư duy, kỹ năng biết bơi trong các kiến thức được đào tạo ở nhà trường.

Giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên là khơi dậy tạo điều kiện cho sinh viên say mê nghiên cứu tạo điều kiện cho sinh viên có được khả năng nhận thức có tư duy đúng đắn. Gớt đã nói “ Lý luận là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Đạo đức của sinh viên là biến kiến thức được đào tạo trong nhà trường thành hoạt động thực tiễn, thanh niên sinh viên khi nói yêu Tổ quốc trước hết là yêu môn học, yêu khoa học, yêu ngành học mà mình được đào tạo, yêu nhà trường mà suy rộng ra là yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc.

105

Giáo dục đạo đức cho sinh viên trước hết là giáo dục truyền thống, nó là cơ sở tư tưởng là cơ sở hành động của mỗi con người vừa mang tính kế thừa vừa tạo lòng tin để vững bước trên con đường đi tới. Giáo dục truyền thống trước hết là giáo dục truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống yêu nước, thương nòi, truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, truyền thống dựng nước và giữ nước. Việc giáo dục truyền thống có ý nghĩa quan trọng, bởi trên cơ sở hiểu biết truyền thống, mới xây dựng được lòng tin, xác định lập trường tư tưởng của mình, mới biết quý trọng, nâng niu thành quả của cha ông, của dân tộc, của đất nước.

Việc giáo dục truyền thống cho sinh viên được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau bằng các bài giảng súc tích và sinh động trên giảng đường, bằng các buổi sinh hoạt thời sự, bằng các hoạt động câu lạc bộ, hái hoa dân chủ, đi tìm ẩn số…trong đó giáo dục truyền thống qua các gương điển hình, các anh hùng dân tộc truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngọai xâm như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…các hoạt động giáo dục truyền thống cần phát huy mà trước đây nhóm sinh viên Khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn đã làm, trên mỗi con đường có các bảng pano ghi năm sinh, năm mất, công lao của anh hùng đó. Mỗi con đường là một mốc son chói lọi cho thanh niên nói chung và thanh niên sinh viên nói riêng học tập, hiểu mà hành động. Đây là cách giáo dục, cách tuyên truyền, cách học tốt nhất đối với sinh viên, bất kỳ sinh viên đi trên con đường nào sẽ hiểu biết được truyền thống của mỗi con đường, truyền thống các sự kiện lịch sử.

Cần giáo dục cho sinh viên có lòng vị tha, kính già yêu trẻ, nhưng không chung chung mà tất cả các hoạt động ấy được thể hiện thông qua lối sống. Chống lại những tư tưởng đạo đức lối sống “Markeno”, hay “mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi”. Thanh niên sinh viên không chỉ biết hoà nhã, trên tất cả các mặt; giúp đỡ bạn bè; đối với các bạn sinh viên vùng sâu

106

vùng xa, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn phải tạo điều kiện để giúp đỡ về kiến thức nội dung môn học, về ngoại ngữ, về vi tính, nhất là về mặt kinh tế. Cũng cần lưu ý thêm giúp đỡ không phải là làm bài giùm bạn, học thay cho bạn mà là chuyển tải kiến thức của mình cho bạn, làm cho bạn mình thẩm thấu và lan tỏa được với tất cả các bạn có hoàn cảnh khó khăn; có vậy mới tạo ra dòng chảy của đạo đức đến tất cả các thành viên là thanh niên sinh viên.

Giáo dục đạo đức là giáo dục cho sinh viên có ý thức trong việc bảo vệ của công, bảo vệ tài sản của nhà nước, tài sản của tập thể, tài sản của xã hội mà trước hết là những của công trong nhà trường, trong gia đình mà mình được và đang sử dụng. Biết chắt chiu, trân trọng khi sử dụng các thành tựu đó, giữ gìn tài sản trong gia đình mà công lao cha mẹ, tổ tiên ông bà đã bỏ ra. Biết giữ gìn tài sản của nhà trường như bàn ghế, các trang thiết bị, tiết kiệm điện, nước không xài phung phí. Bảo vệ môi trường theo nghĩa rộng là giữ gìn trật tự trong lớp, chú ý lắng nghe lời giảng của thầy, không xả rác, không viết vẽ bậy những nơi công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ của công, tuyên truyền cho mọi người nhận thức được và cùng làm theo mình.

Giáo dục truyền thống được thể hiện ngay trong phạm vi của mỗi gia đình. Vì gia đình trong xã hội phương Đông có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Gia đình theo đúng nghĩa là tế bào của xã hội; đây chính là cái nôi lưu truyền, gìn giữ các giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc, giáo dục, các giá trị, đạo lý làm người. Các giá trị ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trên cơ sở đó mỗi thanh niên trong gia đình có cách chọn lọc và sáng tạo theo cách riêng của mình. Nhưng hơn hết, việc hấp thụ các giá trị văn hóa của những thành viên trong gia đình phụ thuộc rất lớn từ cách giáo dục của các bậc sinh thành.

Truyền thống của tổ tiên, tuyền thống của dòng họ, truyền thống của gia đình, truyền thống của ông bà, cha mẹ trên các mặt kinh tế, chính trị, văn

107

hóa, xã hội….Trên cơ sở đó sinh viên hiểu được, tự hào với truyền thống gia đình mà ra sức tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt xứng danh với truyền thống của dòng họ, gia đình và tổ tiên của mình…những ký ức và kỷ niệm đẹp đẽ sẽ giúp con người vượt qua những thử thách của cuộc sống.

Giáo dục truyền thống được thể hiện ngay trong từng trường, từng lớp, ngành nghề, thậm chí từng môn học mà sinh viên đang học. Có như vậy mới tăng niềm say mê, yêu quý nghề nghiệp của mình trong tương lai mà ra sức tu dưỡng, học tập, rèn luyện, say mê chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học chuyên ngành của mình. Việc giáo dục đạo đức có thể thông qua những bài thơ, những câu chuyện kể, những điệu dân ca, những bài hát là những hình thức sinh động dễ đi vào lòng người đối với mỗi sinh viên.

Để giáo dục đạo đức trước hết mỗi bản thân chúng ta phải làm gương. Trong gia đình thì đó tấm gương bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với những người em, trong nhà trường đó là tấm gương sáng của thầy cô đối với sinh viên, trong các tập thể của Đảng và Nhà nước đó tấm gương của những người lãnh đạo, phụ trách của cấp trên đối với cấp dưới. Một tập thể lớp mạnh, một chi đoàn mạnh điều tất yếu mọi thành viên đều mạnh. Nếu cán bộ lớp, tập thể ban chấp hành chi đoàn làm gương sáng trong việc học tập, rèn luyện, đúng giờ, tác phong học tập nghiêm túc, chấp hành nghiêm các quy chế của nhà trường thì ắt hẳn đây là những tấm gương sáng để các thành viên trong lớp noi theo, đầu tàu sẽ có được sức mạnh nhanh chóng rời bến kéo đoàn tàu về đích an toàn và hiệu quả nhất.

Khi tiến hành giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chúng ta không thể tách rời khỏi việc giáo dục thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên. Bởi vì, nhận thức đúng là yếu tố cốt lõi tạo niềm tin có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, thế giới quan và nhất là nhân sinh quan giai đoạn cách mạng hiện nay đã được bổ sung nhiều nhân tố mới do chính cuộc sống mang lại. Giáo dục đạo đức cho thanh niên

108

sinh viên là tạo dựng ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, bảo vệ môi trường sống. Tinh thần khoan dung và ý thức cộng đồng là kết tinh của các giá trị truyền thống, nó được hình thành trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và dựng nước của dân tộc, tinh thần ấy tạo nên sức mạnh tiềm ẩn bên trong của con người Việt Nam. Biểu hiện cụ thể, sinh động là bằng nhiều hình thức giáo dục cho sinh viên ý thức tập thể, phong trào "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", phụng dưỡng những người có công với cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, bảo vệ của công, giữ vững kỷ cương, nội quy, quy chế của nhà trường cũng như địa phương nơi sinh sống.

Giáo dục đạo đức cho sinh viên là đặt công tác giáo dục trong trạng thái động, nhất là sự tác động của khoa học, công nghệ đang làm cho đời sống kinh tế - xã hội có những bước chuyển biến mau lẹ. Để có thể thích nghi được với hoàn cảnh đó, đòi hỏi thế hệ sinh viên phải có tinh thần tự chủ nhạy bén, chấp nhận sự hy sinh, dám đương đầu khẳng định mình. Vì thế, một trí tuệ cao, thể chất cường tráng, ý chí mạnh mẽ chủ động trong công việc là những phẩm chất của thanh niên sinh viên, phải coi đó là những điều kiện để sau khi ra trường, họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra. Đây có thể được xem là nét đạo đức khác biệt hơn cả so với các giá trị đạo đức truyền thống.

Xuất phát từ những mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động sâu rộng lên mọi mặt của đời sống xã hội, có nguy cơ làm băng hoại những giá trị được hình thành lâu đời trong lịch sử. Vì thế, một trong những nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên là giáo dục đạo đức của văn hóa giao tiếp, những quan niệm lành mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc gia đình, về cái đẹp và đạo đức trong kinh doanh. Các giá trị nêu trên có ý nghĩa nhân văn to lớn khi sinh viên bước vào cuộc sống sau này.

109

Việc giáo dục đạo đức có thể được thực hiện thông qua các hình thức phong phú đa dạng. Lựa chọn ưu tiên các hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên là một yêu cầu khách quan của các chủ thể quản lý. Đây là công việc thường xuyên liên tục và có tính hệ thống thì mới có thể đào tạo ra được con người mới có đầy đủ năng lực, tư duy đáp ứng được nhu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng trường đại học chỉ có nhiệm vụ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ cao thuộc từng lĩnh vực, mặc dù đây là yêu cầu quan trọng nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần yêu cầu người cách mạng phải vừa có Tài và Đức,vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Phương pháp để chuyển tải những nội dung cần giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên có thể sử dụng các hình thức cơ bản sau đây:

Giáo dục đạo đức mới thông qua giảng dạy học tập các môn học lý thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận cho sinh viên; trong đó Triết học với hai nguyên lý, ba quy luật, sáu cặp phạm trù trang bị kiến thức cơ bản cho thanh niên sinh viên có thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn khi xem xét phân tích sự vật hiện tượng, mối quan hệ biện chứng sự vận động và phát triển; Kinh tế chính trị học với đối tượng là quan

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 110 -110 )

×