Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 97)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Nguyên nhân khách quan

Sự biến đổi nhanh chóng về kinh tế chính trị xã hội

Với thắng lợi vĩ đại của mùa xuân năm 1975 lịch sử, non song thu về một mối đất nước nối liền một giải; kỷ nguyên mới độc lập thống nhất tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trang sử mới của dân tộc Việt Nam được mở ra, con người được giải phóng cơ bản về mặt chính trị, làm chủ đất nước, làm chủ bản thân mình, được đảm bảo quyền cơ bản của con người. Bên cạnh đó, với hoàn cảnh mới, cuộc sống mới cũng đang làm nảy sinh trong thế hệ trẻ những nhu cầu mới, đa dạng, phức tạp,… Đây là nguyên nhân đặt ra vấn đề đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu, phân tích, xác định xu hướng phát triển của nó để tạo điều kiện giúp thanh niên củng cố niềm tin, lý tưởng và định hướng giá trị đúng đắn.

Tuổi sinh viên là sự tiếp nối giữa giai đoạn cuối vị thành niên sang đầu giai đoạn người lớn trưởng thành với những đặc trưng nổi bật của sự xã hội hóa, phát triển về mặt tư duy trừu tượng, phát triển cá tính; nhưng do chưa đủ bản lĩnh, giải quyết những vấn đề thay đổi quá nhanh chóng của xã hội.

Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế

Trước những biến đổi nhanh chóng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và trên thế giới, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, đặc biệt về sự bùng nổ thông tin và giao lưu quốc tế, sự phát triển kinh tế thị trường đã tác động không ít đến tâm tư, nguyện vọng tình cảm của nhân dân, đến nhận thức, niềm tin và lý tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên, nhất là thanh niên sinh viên.

90

Nguyên nhân chủ quan

Sự cố gắng nỗ lực rèn luyện phấn đấu vươn lên của thanh niên sinh viên chưa theo kịp với xu hướng phát triển của xã hội.

Trong xu thế phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới; “Một giờ bằng 20 năm” mà nhận thức của sinh viên “Hai tờ 500 đồng vẫn là một ngàn”, bất di bất dịch, thì làm sao có thể thay đổi dưới dạng khoa học xã hội. Điều đó cho thấy sự phát triển của những nhu cầu mang tính hứng thú về thế giới quan, nhân sinh quan, đạo lý, hoài bão, lý tưởng bản thân, chậm hơn so với sự phát triển xã hội, chỉ xem xét một cách đơn thuần “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội” chưa phát huy tính năng động của ý thức xã hội đối với sự phát triển của của xã hội.

Cùng với sự chín muồi, các cấu trúc tâm, sinh lý đặc trưng của lứa tuổi TNSV ở TPHCM được xem là một tầng lớp, xã hội đặc biệt nhạy cảm với cái mới, giàu khát vọng và ước mơ, luôn muốn vươn đến chân, thiện, mỹ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đại bộ phận sinh viên chăm chỉ học tập, chịu khó rèn luyện phẩm chất đạo đức, tu thân tu chí, quyết tâm vươn lên để nắm lấy tri thức khoa học để trở thành những chuyên gia giỏi, những giám đốc thành đạt, trở thành những chủ nhân mới của đất nước. Nhiều gương mặt trẻ tiêu biểu, mang lại vinh danh cho nước nhà trên trường quốc tế với những phát minh, sáng kiến, cả những công trình khoa học có giá trị mang ý nghĩa thực tiễn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Tựu trung lại, chương 2 luận văn đã phân tích toàn cảnh về thanh niên sinh viên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, có thể nói đây là nơi tập trung một đội ngũ đông đảo tầng lớp thanh niên sinh viên, đào tạo họ trở thành đội ngũ trí thức tương lai của đất nước, rường cột của nước nhà, đội ngũ lực lượng trẻ xây dựng nước nhà, đội ngũ lực lượng quan trọng xây dựng

91

và phát triển đất nước. Tuy nhiên, đây là đội ngũ từ nhiều địa phương trên cả nước có hoàn cảnh kinh tế, xã hội thậm chí cả về nhận thức chính trị khác nhau.

Vì vậy, công tác giáo dục đào tạo là một vấn đề hết sức phức tạp, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống. Đề tài phân tích làm sáng tỏ thực trạng đội ngũ thanh niên sinh viên ở các trường đại học về vân đề này; làm cơ sở cho chương 3 trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

92

Chƣơng 3

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Sự cần thiết khách quan cần vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên

Xuất phát từ các hình thức cơ bản của thực tiễn, trong đó hoạt động sản xuất vật chất đặc biệt là hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. Trong quá trình sống và hoạt động xã hội của con người, ý thức đạo đức được hình thành, gắn với những đặc trưng nhất định của xã hội đó, ý thức đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp. Chính vì vậy, ở các xã hội khác nhau, đạo đức, lối sống cũng có những biểu hiện khác nhau.

Sự thay đổi của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ. Sự phát triển đó không chỉ tạo điều kiện khai thác hiệu quả các tiềm năng đất nước, mở rộng giao lưu với nước ngoài, thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho mở mang dân trí, nâng cao nhận thức, phát triển văn hóa, củng cố truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, tăng thêm niềm tin vào chế độ xã hội.

Song mặt trái của nó, tồn tại xã hội chưa tiếp cận kịp với ý thức xã hội tác động từ bên ngoài nhất là hệ thống viễn thông, internet…khi mà tiếp nhận nhiều thông tin mà khả năng xử lý chưa đạt đến độ chín muồi, thì những hậu quả diễn ra là bất khả kháng. Vì vậy để tăng khả năng nhận thức, khả năng xử lý, khả năng ứng dụng…nhất là đối với TNSV, thông qua giáo dục nâng cao

93

nhận thức, giáo dục đạo đức lối sống, biết mình đang ở đâu có ý nghĩa hết sức cần thiết.

Hơn thế, Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa. Điều đó dẫn đến các điều kiện kinh tế xã hội có sự thay đổi, vừa đòi hỏi tiếp cận được những tinh hoa văn hóa của nhân loại, đồng thời vừa phải giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống của dân tộc Việt Nam, của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tất cả những vấn đề đó chỉ có thể được giải quyết thông qua việc giáo dục rèn luyện nhất là giáo dục đạo đức, lối sống đối với tầng lớp thanh niên là sinh viên.

Bên cạnh đó, tác động của kinh tế thị trường mặt tích và mặt tiêu cực đan xen nhau, đang thâm nhập vào mỗi thanh niên, sinh viên, khi mà lập trường tư tưởng chưa vững vàng, chưa nhận thức một cách đầy đủ, nhất là những mặt tiêu cực khả năng xử lý còn hạn chế. Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng trong giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên sinh viên thích ứng, vững vàng và xử lý tốt những tình huống trái chiều diễn ra trong kinh tế thị trường là cần thiết khách quan.

Nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, con người tồn tại, hành vi con người tuân theo hệ thống quy tắc của xã hội, do xã hội đặt ra; mặc dù ý thức xã hội có tính độc lập tương đối. Tuy nhiên, trong xã hội có người tuân thủ nó do nhập tâm, do ý thức được các giá trị đạo đức, các chuẩn mực xã hội. Có người tuân thủ vì xung quanh họ có những cơ chế "kiểm soát xã hội" mạnh mẽ như gia đình, họ hàng, làng xóm, luật lệ. Thế nhưng khi xã hội chuyển biến dồn dập, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh chóng làm cho hệ thống quy tắc dễ bị phá vỡ.Lúc đó, phải trái, đúng sai không còn rạch ròi.Trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ thờ ơ trước cái thiện, dửng dưng trước cái ác, tạo điều kiện cho cái ác, cái bất lương phát triển.Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong sản xuất kinh doanh ngày càng có đà sinh sôi, nảy nở.

94

Chính tâm lý sống gấp, sống hưởng thụ đã làm cho nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau sa vào các tệ nạn xã hội. Thậm chí một bộ phận không nhỏ bị tha hóa bởi đồng tiền, vì những hưởng thụ vật chất mà hành động mù quáng, không còn xác định được mình đang là sinh viên.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu đó phản ánh sự phát triển vì con người, vì công bằng xã hội, vì độc lập dân tộc, nhân bản, lối sống giản dị, tiết kiệm công bằng, chan hòa với cộng đồng. Lên án sự bất công, chẳng hạn ở TPHCM trong những ngày gần đây công luận đã lên tiếng “Lương khủng”, “Bớt lương công nhân để làm giàu cho lãnh đạo”. Đó là phát biểu thẳng thắn, đầy bức xúc của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hồng Quân về vụ lương khủng: “Tôi nói thẳng cái tội lớn nhất của các anh là bớt lương, bớt thu nhập của người lao động để làm giàu cho lãnh đạo, bất công dẫn đến tạo khoảng cách chênh lệch hàng chục lần giữa giám đốc và công nhân. Tội này phải trị tới nơi tới chốn, không phải cứ nói thu rồi giờ trả lại thôi”.Mà là vấn đề đạo đức.Có người đã thốt lên “Bầu sữa ngân sách thoải mái quá”, là những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Khắc phục được yếu kém này, chúng ta sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức và lối sống là cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là đối với thanh niên sinh viên ở các trường đại học hiện nay.

3.2. Những quan điểm cơ bản vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống qua các giai đoạn phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam.Dù hoàn cảnh, thời điểm nào Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến giáo dục và giáo dục

95

đạo đức lối sống nhất là đối với lứa tuổi thanh niên sinh viên. Tư tưởng giáo dục và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là một mẫu mực trong toàn bộ tư tưởng của Người, là hướng đến một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống của Người trong xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống đối với thanh niên là sinh viên đòi hỏi cần phải nắm vững các quan điểm cơ bản trong quá trình vận dụng, phải hiểu rõ những đặc trưng chủ yếu mang tính đă5c thù của lứa tuổi thanh niên sinh viên. Điểm nổi bật của thanh niên sinh viên là năng động, sáng tạo, có sức bật tốt. Do đó khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống phải nắm vững các phạm trù về giáo dục, giáo dục đạo đức, lối sống theo lứa tuổi thanh niên, sinh viên. Hơn thế, Việt Nam đang trong qua trình quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển sang kinh tế thị trường việc vận dụng phải nắm vững những đặc điểm của kinh tế thị trường, tác động ảnh hưởng tâm, sinh lý, học tập, nghề nghiệp, tương lai của TNSV.

Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh là một nội dung rất lớn về tất cả các mặt bao trùm trong toàn bộ quá trình hoạt động của Người. Vì vậy, khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống đòi hỏi cần phải xác định và nắm vững những quan điểm cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình vận dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, đối với thanh niên sinh viên.

3.1.1. Quan điểm toàn diện

Như trên đã phân tích vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống có rất nhiều nhân tố liên quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Về mối quan hệ và bản chất trong giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội. Ngay trong

96

một gia đình có hàng ngàn mối quan hệ gia đình, ông bà, cha mẹ anh em, cô gì, chú ,bác… Vì vậy, trong giáo dục và giáo dục đạo đức không thể chỉ chú ý một nhân tố, một mối quan hệ nào đó mà phải xem xét trên tất cả các mặt; nhĩa là phải có quan điểm toàn diện.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm vững quan điểm toàn diện trên tất cả các mặt; có như vậy mới hiểu một cách sâu sắc đầy đủ tư tưởng của Người.

Quan điểm toàn diện không có nghĩa chia đều vấn đề nào cũng nghiên cứu mà nghiên cứu đầy đủ các mặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau làm điều kiện tiền đề cho nhau. Quan điểm toàn diện không có nghĩa là giai đoạn nào cũng nghiên cứu, giai đoạn nào cũng cần phải vận dụng mà đòi hỏi cần phải lựa chọn, cần phải vận dụng đối với mỗi giai đoạn, môi trường, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội tác động.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, phải xem xét từ nguồn gốc sự hình thành đạo đức từ cơ sở kinh tế, từ thực tiễn sự tồn tại của xã hội. Song không dừng lại ở sự tồn tại xã hội, nghĩa là không phải xem xét trong trạng thái tĩnh mà là trạng thái động, sự tác động của công nghiệp hóa, của kinh tế thị trường, quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy quan điểm toàn diện khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống cần phải đặt trong mối quan hệ tổng thể đó.

3.1.2. Quan điểm phát triển

Quan điểm này xuất phát từ quy luật vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.Đây là một quan điểm cần thiết khi nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống. Phải học tập, nghiên cứu, nắm vững tư tưởng Hồ chí Minh, phải nghiên cứu nắm vững từ những nguyên cội nguồn gốc của tư tưởng của Người, trên cơ sở đó mới thấy được sự kế thừa và phát triển. Điều đó được thể hiện qua các giai đoạn hoạt

97

động của Hồ Chí Minh từ khi Người lên tàu ra nước ngoài, đi tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, giải phóng con người và mục đích cuối cùng là phải đem lại cơm no, áo mặc, ai cũng được học hành cho mọi thành viên trong xã hội.

Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí minh để vận dụng vào công cuộc đổi mới nhằm soi sáng và giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 97)