Thực trạng về giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Thực trạng về giáo dục

Có thể khẳng định rằng trong những năm qua nhất là sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, thống nhất tổ quốc, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã có những chuyển động tích cực. Năm 1945, sau ngày độc lập hơn 90% dân số mù chữ, song Việt Nam đã từng bước xây dựng được một xã hội học tập, nâng cao trình độ dân trí, ý thức công dân ngày càng tốt hơn trong việc làm chủ, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề giáo dục vẫn còn những tồn tại hạn chế đến sự phát triển chung của đất nước.

Công tác giáo dục chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế.

Mặc dù, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách trong việc phát triển giáo dục, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, mở rộng mạng lưới trường lớp, tạo điều kiện cho mọi người đi học, nhưng chưa phát triển kịp theo quá trình đô thị hóa, theo đà phát triển của kinh tế thị trường.

Với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thương xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi cấp. mọi lúc, mọi trình độ; huy động sức mạnh toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Mở rộng và phát triển trường lớp từ mẫu giáo đến bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học; chỉ riêng ở TP HCM, hệ đào tạo đại học đã có 51 trường Đại học trong đó có 33 trường công lập và 18 trường dân lập, 4 Học viện. Số sinh viên ở các trường đại học nếu không kể hệ đạo đào tạo vừa học vừa làm, thành phố Hồ Chí Minh có hơn 300.000 thanh niên sinh viên, một đội ngũ trí thức tương lai cho đất nước rất lớn; có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

55

Để tạo điều kiện có được một xã hội học tập là phải dựa trên nền tảng là phát triển đồng thời và gắn kết liên thông cả hai bộ phận cấu thành là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó giáo dục thường xuyên, thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo điều kiện tốt nhất đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời, liên tục của mọi công dân, nhất là những người đang làm việc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Về tác dụng của vấn đề này có thể thấy rõ trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông vừa qua, có trường hợp hai mẹ con ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, người mẹ đã 53 tuổi, cùng đi thi tốt nghiệp phổ thông trung học với con và chị đã nói rõ tôi đi thi để biết được trình độ của mình đến đâu, để hiểu biết thêm về xã hội, để làm công việc tốt hơn và điều đặc biệt là tấm gương cho con cái noi theo.

Giáo dục thường xuyên được tổ chức theo các mô hình các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm học tập cộng đồng, các cơ sở đào tạo mở. Có trực tiếp tham gia giảng dạy mới thấy được nhu cầu học tập của họ, thông qua các cơ sở đào tạo - bồi dưỡng làm cho người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, những kiến thức về văn hóa, xã hội, đời sống, hiểu biết để ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nâng cao năng suất lao động.

Trong những năm vừa qua việc thực hiện giáo dục thường xuyên rất đa dạng về chương trình, nội dung và hình thức vừa học, vừa làm, từ xa, tự học có hướng dẫn…mặt tích cực của các hình thức đào tạo là tạo điều kiện cho người học, tạo cơ sở xã hội hóa về học tập. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này còn nhiều nhược điểm thiếu sót, chưa quan tâm một cách đầy đủ chất lượng đầu vào. Tại một tỉnh miền Tây Nam Bộ, có lớp học đào tạo từ xa gần 100 sinh viên đã học đến môn thứ 6, nhưng khi kiểm tra mới phát hiện ra gần nửa lớp chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, thậm chí có người mới chỉ tốt

56

nghiệp tiểu học; thử hỏi đầu vào và chất lượng học tập như vậy thì kết quả đội ngũ lao động được đào tạo sẽ như thế nào cho xã hội tương lai.

Trong những năm 70, 80 của thế kỷ XX, đối tượng học hệ này là những cán bộ lớn tuổi, đã từng tham gia kháng chiến; chưa có điều kiện đi học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đối tượng ấy không còn nữa, chỉ còn số ít do điều kiện hoàn cảnh khó khăn, còn đa số thế hệ 8x, thậm chí có lớp 2/3 là 9x, (tháng 4 năm 2013 tôi đi coi thi hết môn cho 1 lớp giáo dục thường xuyên ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ lớp 65 sinh viên nhưng 49 sinh viên sinh từ 1990 trở về sau, 13 người từ năm 1985 đến 1990, chỉ có 3 người từ 1985 trở về trước). Đa số trong lứa tuổi ấy đáng lẽ phải được đào tạo chính quy, bài bản; song vì nhiều lý do mà họ học hệ này; nội dung giáo dục này chưa toàn diện dẫn đến sinh viên thiếu những kiến thức cơ bản từ bậc học phổ thông, nên khi học ở bậc đại học, kiến thức cơ bản rất hạn chế, thậm chí có sinh viên học xong một môn học không biết tên môn học đó là gì, học để làm gì. Ý thức, tinh thần, thái độ một số sinh viên trẻ lười học, những sinh viên đã đi làm lại lý do bận việc cơ quan học không đến nơi đến chốn, thậm chí chất lượng của một số người học rất thấp, èo uột.

Giáo dục chưa phát triển đồng đều cân đối giữa các vùng trong cả nước

Những năm qua việc mở nhiều trường đại học, nhất là các trường đại học địa phương, đại học vùng là tạo điều kiện cho người học tại chỗ, có được điều kiện để học tập. Song việc phát triển chưa đồng đều, cân đối, giữa miền xuôi, miền ngược, thành thị, nông thôn. Chẳng hạn giữa các bậc học, các trường đại học mở ra nhiều nhưng không có sinh viên để tuyển; ngược lại do quá trình đô thị hóa, lực lượng lao động trẻ tập trung tại các khu công nghiệp rất đông, nhưng hệ thống giáo dục nhà trẻ, trường tiểu học lại thiếu, việc học tập rất khó khăn cho con em những người công nhân ở các khu công nghiệp tập trung này.

57

Miền xuôi và miền ngược, rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị, cũng là việc đáng bàn; trước đây ở nông thôn một số xã có đến 3 trường tiểu học; song do đô thị hóa, con em của họ đến tuổi trưởng thành đều đi tìm việc làm ở thành phố, thị xã, ở các khu công nghiệp lớn, ít người trở về quê hương. Vì vậy, có xã bây giờ chỉ còn 1 trường tiểu học, số lượng học sinh chỉ còn 130, trường lớp, đội ngũ giáo viên thừa, không có học sinh để dạy; nhưng ở khu vực thành thị lại rất thiếu, như Biên Hòa, Đồng Nai, Dĩ An…

Bàn về chuyện học thực trạng hiện nay, tại một địa phương Châu Phú, An Giang, có câu chuyện hết sức buồn lòng, “Liệt sĩ 42 năm trở về”, một chiến sĩ quê ở Hà Tây, chiến đấu ở chiến trường C bị thất lạc, sau dó về An Giang lấy vợ, gia đình có 3 người con, con của họ đã có vợ, chồng nhưng đáng tiếc cả gia đình không ai biết chữ. Câu chuyện có nhiều tình tiết éo le, việc không liên lạc được với gia đình ở quê nhà, với người thân, có nhiều nguyên nhân, song không vì kinh tế mà sâu xa là không biết chữ không ghi lại và chuyển tải được các thông tin. Chính vì vậy, sự phát triển chưa đồng đều giữa vùng sâu vùng xa là vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Như đã phân tích trên, do không cân đối giữa việc mở trường lớp ở bậc đại học, những năm qua việc ào ạt mở các trường đại học nhất là đại học dân lập, nhưng chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất và nhất là đội ngũ giảng viên, dẫn đến hệ lụy có trường không có học sinh để tuyển, có trường đội ngũ giảng viên cơ hữu rất thiếu và yếu; mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thường xuyên, nhưng số lượng bổ sung chậm. Về giảng dạy, một bộ phận giảng viên suy nghĩ dạy theo cơ chế thị trường, thiếu nhiệt tình và trách nhiệm…là những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Chưa thật sự coi trọng nội dung giáo dục, nhất là giáo dục truyền thống, xây dựng cho người học lý tưởng cao đẹp, biết sống vì tổ quốc, vì nhân dân và có thái độ quý trọng lao động.

58

Những nhân tố phân tích trên đây trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đào tạo nói chung, nhất là trong nội dung giáo dục truyền thống nói riêng, chưa xây dựng cho người học lý tưởng cao đẹp, biết sống vì tổ quốc, vì nhân dân. Mặc dù, truyền thống là một nội dung cực kỳ quý báu của dân tộc ta, song do chạy theo cơ chế thị trường chạy theo lối sống thực dụng, chỉ chú trọng trước mắt thiếu tầm nhìn xa, học lệch, học tủ, thiếu toàn diện, chỉ quan tâm đến môn học chuyên ngành…, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong sinh viên hiện nay.

Việc học của sinh viên “chạy” theo các môn chuyên ngành là đúng nhưng chưa đủ. Sở dĩ như vậy, vì nội dung chuyên ngành đào tạo là một tập hợp của nhiều môn khoa học khác nhau, bổ sung kiến thức cho nhau. Thật đáng tiếc, ảnh hưởng của kinh thế thị trường tác động đến lối sống thực dụng của nhiều sinh viên chưa thấy được vai trò và ý nghĩa của việc học tập.

Bên cạnh đó, tên gọi, kết cấu môn học cũng là vấn đề đáng suy ngẫm. Chúng ta thường dùng khái niệm giáo dục chính trị, gíao dục lý luận chính trị. Song hình như “phạm trù chính trị” lại không định nghĩa một cách rõ ràng, từ tự nhiên xã hội, tư duy đều cho vào “chính trị tất”. Khoa học là khoa học, làm gì có khoa học chung chung. Chính vì lẽ đó làm cho các môn lý luận trở thành nặng nề ít có sức thuyết phục lôi kéo sinh viên học tập là vậy.

Sự cân đối trong đào tạo, còn là sự cân đối trong nội dung chương trình giữa các bậc học, các cấp học, từ tiểu học đến đại học. Nhiều kiến thức được trang bị ở bậc học phổ thông theo nghĩa rộng, thời lượng học tập dài, đến đại học, học chuyên sâu nâng cao trình độ, là học nghề, nhưng đáng tiếc thời gian học tập rất ít; thậm chí đến bậc đại học trở lại học Tiếng Việt, tiếng Việt thực hành là những vấn đề cần giải quyết để trả về cho khoa học giáo dục. Đành rằng chương trình học ở đại học là tự nghiên cứu, nhưng thời gian nghiên cứu rất ít, tài liệu dành cho nghiên cứu chưa nhiều, điều kiện để đảm bảo cho

59

nghiên cứu hạn chế; đó là chưa kể đến nhiều sinh viên hoàn cảnh khó khăn về kinh tế vừa đi học vừa đi làm thêm để kiếm sống, thử hỏi lấy đâu ra chất lượng học tốt được.

Việc giảng dạy và học tập chưa chú trọng đầy đủ cả về mặt số lượng và chất lượng, thậm chí có trường chỉ chạy theo số lượng và chỉ đánh giá ở kết quả thi cử. Đành rằng đây là một tiêu chí song vì chạy theo kết quả cho nên dẫn đến tình trạng học giả, bằng giả là đương nhiên; chỉ khác một điều có nhiều anh, chị có tên thật, nhưng bằng giả là vậy.

Hãy khoan bàn về việc giáo dục lý tưởng, biết phát huy truyền thống và quý trọng lao động, mà ngay bản thân mình đang học tập, đang những ngày trên ghế nhà trường đáng lẽ phải biết quý trọng lao động của mình của từng buổi học, lao động tiếp nhận kiến thức bằng tư duy, điều kiện tốt nhất việc tích lũy kiến thức; song đáng tiếc có những sinh viên cũng không xác định được học để làm gì, có lợi gì cho mình. Đến sinh viên đại học mà còn có những suy nghĩ như vậy, thì đó là điều buồn trong giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay.

Chưa chú trọng đầy đủ, một cách toàn diện nhất là phương châm giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội.

Quan tâm đến vấn đề giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Quan điểm đó cho thấy việc giáo dục phải chú trọng một cách toàn diện, giáo dục suốt đời, giáo dục ngay từ nhỏ, trồng người không phải ngay một lúc có thể thực hiện được. Giáo dục toàn diện là phải chú trọng quan tâm trước hết là nội dung, phải phản ánh đúng và đủ nội dung khoa học về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tư duy gắn với mỗi cấp học cụ thể. Hệ thống hóa một cách đầy đủ gắn với mỗi cấp học của người học.

60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện tốt nội dung học tập, cần phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Hoạt động giáo dục của Việt Nam trong những năm qua đã chú trọng quan tâm đầy đủ các mặt này. Tuy nhiên, trong mỗi bậc học vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập. Tính tương thích gắn với các lứa tuổi từ tiểu học đến đại học, có những bậc học nội dung yêu cầu quá cao. Chính vì vậy, trong đổi mới giáo dục chúng ta đã đề cập phải giảm tải là một ví dụ, hoặc nên bỏ bớt một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay đại học, bàn nhiều nhưng thiếu tầm nhìn xa, chẳng hạn bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học thì chí ít cũng phải 12 năm, để người học quan tâm đến nội dung chất lượng quá trình học, kết qủa để được giảm bớt kỳ thi này.

Đối với bậc đại học, cơ sở cho việc giảng dạy, phòng thực hành, điều tra xã hội học chưa thật sự đi vào mỗi sinh viên. Nội dung học tập mang tính chất sách vở, lý thuyết, nội dung bài giảng chưa mang tính thuyết phục cao, lại thiếu kiến thức thực tiễn để minh họa, dẫn đến ý nghĩa của việc học tập đối với người học chưa nhiều, thậm chí lại trở thành sáo rỗng.

Nhà trường là nôi đào tạo đối với sinh viên, song đáng tiếc việc thực hành cho sinh viên chưa nhiều; ở một số trường, trong suốt bốn năm học, song mỗi sinh viên chỉ được thực tập trong thời gian ba tháng, vẫn còn tồn tại giảng chay, học chay. Giữa giảng dạy trong nhà trường và học tập của sinh viên chưa gắn với xã hội, gắn với địa chỉ sử dụng, gắn với nghề nghiệp của sinh viên ra trường; thậm chí cách đây một năm có bài báo đã nêu sinh viên tốt nghiệp đại học đăng ký vào học trung cấp chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 62)