Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Quan điểm phát triển

Quan điểm này xuất phát từ quy luật vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.Đây là một quan điểm cần thiết khi nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống. Phải học tập, nghiên cứu, nắm vững tư tưởng Hồ chí Minh, phải nghiên cứu nắm vững từ những nguyên cội nguồn gốc của tư tưởng của Người, trên cơ sở đó mới thấy được sự kế thừa và phát triển. Điều đó được thể hiện qua các giai đoạn hoạt

97

động của Hồ Chí Minh từ khi Người lên tàu ra nước ngoài, đi tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, giải phóng con người và mục đích cuối cùng là phải đem lại cơm no, áo mặc, ai cũng được học hành cho mọi thành viên trong xã hội.

Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí minh để vận dụng vào công cuộc đổi mới nhằm soi sáng và giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên sinh viên.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải kế thừa các giai đoạn phát triển. Quan điểm này được thể hiện trên hai khía cạnh: thứ nhất Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước Người đã kế thừa tư tưởng của gia đình, của dòng họ, truyền thống của quê hương, của nhân loại nói chung, khác với con đường của những người đi trước là các nước phương Đông, Hồ Chí Minh lại đi tìm ở các nước phương Tây. Kết hợp cốt cách của các nước phương Tây vận dụng vào phương Đông để giải phóng dân tộc, để đưa dân tộc Việt Nam giải phóng, đất nước với kinh tế ngày càng phát triển. Ở góc độ thứ hai, tư tưởng của Người vạch ra trong điều kiện trên thế giới và trong nước đang có chiến tranh, tư tưởng này khi phân tích vận dụng không thể rập khuôn máy móc mà phải kế thừa mặt tích cực của nó để vận dụng thích ứng trong điều kiện thế giới đang chuyển sang kinh tế tri thức, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa.

Tiếp cận quan điểm này cần lưu ý trung thành với tư tưởng Hồ chí Minh không phải là khư khư, bám giữ lấy những câu chữ của Người, khi tình hình đã đổi mới.Thực tiễn của xã hội hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề mới và phức tạp, nhất là đối với lứa tuổi thanh niên sinh viên. Nhiều vấn đề mới nảy sinh khi đất nước chuyển sang thời bình, thời kỳ xây dựng và phát triển mà Hồ chí minh chưa có điều kiện đề cập. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là học tập những nguyên lý, những nguyên tắc, phương pháp luận mà Người đã

98

cung cấp cho chúng ta. Quan điểm phát triển đòi hỏi biết vận dụng tinh thần Hồ Chí Minh, phương pháp Hồ Chí Minh để suy nghĩ tìm lời giải đáp cho những vấn đề mới phù hợp với bối cảnh lịch sử kinh tế xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 104)