7. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Quan điểm phù hợp
Sở dĩ bên cạnh quan điểm lịch sử, cụ thể cần có quan điểm phù hợp.Bởi nghiên cứu tư tưởng giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống Hồ Chí Minh để vận dụng tư tưởng của Người vào giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên sinh viên không thể không đề cập đến quan điểm phù hợp. Trong tiến trình giáo dục đạo đức lối sống là phải tuân theo quy luật khách quan hoạt động phải gắn với đặc điểm cụ thể của lứa tuổi thanh niên sinh viên thậm chí phải thích hợp với từng môi trường của từng trường đào tạo.
Phù hợp là phù hợp đạo đức lối sống của từng chuyên ngành được đào tạo. chẳng hạn đối với sinh viên kinh tế điều quan trọng là chữ tín trong kinh doanh, xác định được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, mà chúng ta thường đề cập là đạo đức trong kinh doanh, muốn như vậy đạo đức của sinh viên ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, phải hiểu được phương thức
100
kinh doanh tiên tiến, phải thông thạo ngoại ngữ. Đạo đức của sinh viên y khoa là phải thấm nhuần đạo đức tất cả vì sức khỏe của mỗi thành viên của cộng động xã hội, “thầy thuốc như mẹ hiền”.
Không chỉ phù hợp về lứa tuổi, nghề nghiệp mà phải phù hợp cả về môi trường.Trong môi trường xã hội phải thực sự “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Giữ gìn và phát huy quan hệ giao tiếp trong sáng, lành mạnh, học hỏi, “một chữ là thầy, nửa chữ là thầy”, quan hệ bàn bè, đồng nghiệp bình đẳng học hỏi lẫn nhau; chống tư tưởng “markeno”,quan hệ gia đình kính trên nhường dưới. Bảo vệ, chăm sóc môi trường tự nhiên, chống ô nhiễm, hủy hoại môi trường
Quan điểm này đòi hỏi vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên sinh viên cần phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn nhà trường gắn liền với xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong toàn bộ quá trình hoạt động của Hồ Chí minh nói đi đôi với làm, phải nêu gương sáng về đạo đức. Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân người thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất.
Quan điểm phù hợp đòi hỏi vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống là việc làm thường xuyên liên tục nhưng không có nghĩa là giai đoạn nào cũng như vận lứa tuổi nào cũng vậy. Ngay cả đối với thanh niên sinh viên của các trường đại học nội dung phải gắn liền với đặc điểm của mỗi trường. Trong mỗi trường lại tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi khoa, từng chuyên ngành đào tạo. Giáo dục phải gắn với từng năm học, từng từng học kỳ…
3.3. Các giải pháp chủ yếu vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống
Việc học tập, nghiên cứu để nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung đã là vấn đề khó, huống gì nói đến vận dụng tư tưởng của Người về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống. Thực hiện vấn đề này cần phải xuất
101
phát từ hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất về mặt lý luận phải nắm vững những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống. Khía cạnh thứ hai, là phải dựa vào những đặc điểm thực tiễn của Việt Nam, các điều kiện khách quan, chủ quan, nhân tố ảnh hưởng đối với lứa tuổi thanh niên, sinh viên, tại TPHCM, TP năng động của cả nước. Từ việc phân tích trên đây chúng tôi xin nêu lên một số giải pháp khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống đối với thanh niên, sinh viên ở các trường đại học tại TPHCM như sau:
3.3.1. Giải pháp về vấn đề giáo dục
Khẳng định tầm quan trọng về công tác chính trị tư tưởng thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo trong tiến trình xây dựng và phát triển nền nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “ Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”.
Trong các giải pháp về công tác giáo dục luận văn không đề cập toàn bộ nội dung giáo dục mà chỉ nêu ra giải pháp dưới góc độ giáo dục là giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là sinh viên.
Giáo dục đạo đức, các giá trị đạo đức cần được lựa chọn để định hướng cho thanh niên sinh viên phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ phục vụ đất nước, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra. Trước hết, giáo dục đạo đức là giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xác định mục tiêu lý tưởng đối với thanh niên, sinh viên. Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định, nó là nền tảng điều chỉnh mọi hành vi của sinh viên, xác định thái độ lựa chọn và ứng xử trước những biến động to lớn do cơ chế thị trường đặt ra.
102
Giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên là giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống anh dũng hy sinh, tất cả vì độc lập thống nhất tổ quốc, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giữ vững và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa người với người.
Giáo dục đạo đức phải thực hiện gắn liền với phương châm giáo dục lý luận phải gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, nói đi đôi với làm. Phải đổi mới nội dung, biết chọn lựa những giá trị đạo đức cao quý, biết kế thừa và phát huy truyền thống cha anh, “lá lành đùm lá rách”. Bằng nhiều hình thức sinh động, thông qua các hội thảo, sinh hoạt tập thể, khơi dậy tính sáng tạo cho thanh niên sinh viên, tránh giáo dục lối thuyết suông nhàm chán. Gương mẫu đi đầu trong các hội thi Olympic Mác - Lênin như trường Đại học Kinh tế TP HCM, “Tầm nhìn xuyên thế kỷ”, câu lạc bộ lý luận, các hoạt động nay phải đi vào nề nếp. Mỗi đợt sinh hoạt, mỗi phong trào thi đua phải chuẩn bị kỹ nội dung, theo đúng chủ đề hàng năm, hình thức phong phú, vận dụng thực tiễn, gắn với nội dung chuyên ngành, của từng trường đào tạo, từng năm học, từng học kỳ. ..
3.3.2. Giải pháp về giáo dục đạo đức
Đây là một trong những giải pháp quan trọng và cơ bản của đề tài luận văn. Vấn đề giáo dục đạo đức là vấn đề cơ bản xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt động của một con người kể cả trước mắt và lâu dài. Trong giáo dục nói chung thì giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên có vai trò đặc biệt quan trọng và được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau.
Xuất phát từ đặc trưng của kinh tế thị trường là phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo, đầu cơ, tích trữ, nâng giá, ép giá, hàng gian, hàng giả, rối loạn thị trường. Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên quan trọng hàng đầu là chữ tín trong kinh doanh. Tín trong kinh doanh là tín trong chất lượng hàng
103
hóa, đối với nhà sản xuất. Đối với sinh viên tín là chất lượng nghiên cứu và kết quả học tập của mình, bởi đây chính là kết quả lao động do mình bỏ ra. Dưới góc độ sản xuất kiến thức thì đây chính là thực sự kết quả của lao động phức tạp, chứ không phải lao động giản đơn về kiến thức và kỹ năng mà mình đã bỏ công ra để thu về cho thực tiễn công tác sau này.
Đạo đức sinh viên không phải là vấn đề cao xa mà ngay trong sinh hoạt hàng ngày. Để có được chữ tín trong học tập nghiên cứu và sinh hoạt, đòi hỏi mỗi sinh viên phải chấp hành đúng nội quy, quy chế của nhà trường, đi học đúng giờ, không đi trễ về sớm, không cúp cua, bỏ học, đúng thời gian, đúng và đủ cho thời gian học tập trên giảng đường, thời gian nghiên cứu làm bài tập ở nhà. “Tín” trong việc thi cử đánh giá đúng kết quả học tập của mình, không quay cóp, không sử dụng tài liệu nếu đề thi không cho phép; nếu đề mở thì không sao chép mà là trên cơ sở nghiên cứu biến kiến thức thành bài thi của mình, đúng thể loại mà đề thi đặt ra như: phân tích, phân biệt. giải thích, chứng minh …
Thực sự tin tưởng và đánh giá đúng kiến thức của mình đây cũng chính là chữ “Tín” của bản thân mình từ những ngày trên ghế nhà trường, là kết quả của quá trình lao động học tập chân chính. Đạo đức của sinh viên trong nhà trường là thực hiện tốt học tập và rèn luyện để trở thành sinh viên giỏi, sinh viên tiên tiến. Học ở trường là học về kiến thức khoa học, học ở trường đời chính là rèn luyện để ứng dụng các kiến thức khoa học vào hoạt động thực tiễn, mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình và xã hội. Chính vì vậy, thanh niên sinh viên có đạo đức tiêu chuẩn đầu tiên là học giỏi, kèm theo là tham gia đầy đủ, tích cực và mang lại hiệu quả cao các hoạt động tập thể, của các tổ chức đoàn và hội sinh viên.
Cũng cần lưu ý rằng vì sao đòi hỏi thanh niên sinh viên phải tham gia tích cực các hoạt động xã hội, bởi lẽ chỉ có thể thông qua hoạt động thực tiễn
104
thì kiến thức, năng lực con người mới được biểu hiện ra. Rèn luyện qua hoạt động thực tiễn là một tiêu chí quan trọng, vì vận động là tuyệt đối, còn đứng im chỉ là tương đối, thông qua thực tiễn buộc con người nói chung và sinh viên nói riêng phải ứng xử, giải quyết mà củng cố thêm nhận thức và năng lực giải quyết các nhiệm vụ sau khi rời ghế nhà trường.
Điều cần thiết đối với thanh niên sinh viên là phải khắc phục tư tưởng chủ quan tự mãn, V.I. Lênin đã từng dạy: “Học, học nữa, học mãi”. Nếu không coi trọng toàn bộ các khâu trong quá trình học tập, chỉ chú trọng học, không quan tâm đến các hoạt động xã hội khác như hoạt động các câu lạc bộ, hoạt động của đoàn thanh niên và hội sinh viên, đó chưa phải là đạo đức thực sự. Để lôi cuốn các hoạt động cho thanh niên sinh viên, dưới góc độ các tổ chức xã hội phải có các hình thức sinh hoạt sôi động, nội dung phong phú, đa dạng, các phong trào thi đua như chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, các câu lạc bộ, tổ đội nhóm,…Đây chính là những hoạt động thực tiễn sinh động góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn hội mà kiến thức học tập được bộc lộ, lại được kiểm chứng qua thực tiễn mà chúng ta thường gọi là phần mềm của kiến thức, hay dạy cho sinh viên năng lực ứng xử, năng lực tư duy, kỹ năng biết bơi trong các kiến thức được đào tạo ở nhà trường.
Giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên là khơi dậy tạo điều kiện cho sinh viên say mê nghiên cứu tạo điều kiện cho sinh viên có được khả năng nhận thức có tư duy đúng đắn. Gớt đã nói “ Lý luận là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Đạo đức của sinh viên là biến kiến thức được đào tạo trong nhà trường thành hoạt động thực tiễn, thanh niên sinh viên khi nói yêu Tổ quốc trước hết là yêu môn học, yêu khoa học, yêu ngành học mà mình được đào tạo, yêu nhà trường mà suy rộng ra là yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc.
105
Giáo dục đạo đức cho sinh viên trước hết là giáo dục truyền thống, nó là cơ sở tư tưởng là cơ sở hành động của mỗi con người vừa mang tính kế thừa vừa tạo lòng tin để vững bước trên con đường đi tới. Giáo dục truyền thống trước hết là giáo dục truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống yêu nước, thương nòi, truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, truyền thống dựng nước và giữ nước. Việc giáo dục truyền thống có ý nghĩa quan trọng, bởi trên cơ sở hiểu biết truyền thống, mới xây dựng được lòng tin, xác định lập trường tư tưởng của mình, mới biết quý trọng, nâng niu thành quả của cha ông, của dân tộc, của đất nước.
Việc giáo dục truyền thống cho sinh viên được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau bằng các bài giảng súc tích và sinh động trên giảng đường, bằng các buổi sinh hoạt thời sự, bằng các hoạt động câu lạc bộ, hái hoa dân chủ, đi tìm ẩn số…trong đó giáo dục truyền thống qua các gương điển hình, các anh hùng dân tộc truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngọai xâm như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…các hoạt động giáo dục truyền thống cần phát huy mà trước đây nhóm sinh viên Khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn đã làm, trên mỗi con đường có các bảng pano ghi năm sinh, năm mất, công lao của anh hùng đó. Mỗi con đường là một mốc son chói lọi cho thanh niên nói chung và thanh niên sinh viên nói riêng học tập, hiểu mà hành động. Đây là cách giáo dục, cách tuyên truyền, cách học tốt nhất đối với sinh viên, bất kỳ sinh viên đi trên con đường nào sẽ hiểu biết được truyền thống của mỗi con đường, truyền thống các sự kiện lịch sử.
Cần giáo dục cho sinh viên có lòng vị tha, kính già yêu trẻ, nhưng không chung chung mà tất cả các hoạt động ấy được thể hiện thông qua lối sống. Chống lại những tư tưởng đạo đức lối sống “Markeno”, hay “mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi”. Thanh niên sinh viên không chỉ biết hoà nhã, trên tất cả các mặt; giúp đỡ bạn bè; đối với các bạn sinh viên vùng sâu
106
vùng xa, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn phải tạo điều kiện để giúp đỡ về kiến thức nội dung môn học, về ngoại ngữ, về vi tính, nhất là về mặt kinh tế. Cũng cần lưu ý thêm giúp đỡ không phải là làm bài giùm bạn, học thay cho bạn mà là chuyển tải kiến thức của mình cho bạn, làm cho bạn mình thẩm thấu và lan tỏa được với tất cả các bạn có hoàn cảnh khó khăn; có vậy mới tạo ra dòng chảy của đạo đức đến tất cả các thành viên là thanh niên sinh viên.
Giáo dục đạo đức là giáo dục cho sinh viên có ý thức trong việc bảo vệ của công, bảo vệ tài sản của nhà nước, tài sản của tập thể, tài sản của xã hội mà trước hết là những của công trong nhà trường, trong gia đình mà mình được và đang sử dụng. Biết chắt chiu, trân trọng khi sử dụng các thành tựu đó, giữ gìn tài sản trong gia đình mà công lao cha mẹ, tổ tiên ông bà đã bỏ ra. Biết giữ gìn tài sản của nhà trường như bàn ghế, các trang thiết bị, tiết kiệm điện, nước không xài phung phí. Bảo vệ môi trường theo nghĩa rộng là giữ gìn trật tự trong lớp, chú ý lắng nghe lời giảng của thầy, không xả rác, không viết vẽ bậy những nơi công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ của công, tuyên truyền cho mọi người nhận thức được và cùng làm theo mình.
Giáo dục truyền thống được thể hiện ngay trong phạm vi của mỗi gia đình. Vì gia đình trong xã hội phương Đông có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Gia đình theo đúng nghĩa là tế bào của xã hội; đây chính là cái nôi lưu truyền, gìn giữ các giá trị