7. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Quan điểm lịch sử, cụ thể
Sở dĩ cần phải có quan điểm toàn diện, bởi khi nghiên cứu tư tuởng Hồ Chí Minh không thể dừng lại ở một bài nói, bài viết, trong một giai đoạn cụ thể; bởi mỗi giai đoạn có nhiệm vụ lịch sử cụ thể khác nhau, biểu hiện đạo đức khác nhau, lứa tuổi khác nhau thì giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống khác nhau.
Quan điểm lịch sử cụ thể là một quan điểm cần thiết và quan trọng, bởi trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì các điều kiện kinh tế xã hội cũng khác nhau. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống hết sức phức tạp. Như trên đã phân tích các giai đoạn về phát triển kinh tế xã hội từ những năm 75 của thế kỷ XX trở về trước, đất nước có chiến tranh “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tổ quốc trên hết” nhiệm vụ của thanh niên là sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Từ sau năm 1975, đất nước được hòa bình thống nhất thì xây dựng và bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam, nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, trong đó nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và phát triển kinh tế. Hơn thế khi mà cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì thanh niên, sinh viên phải tiếp cận nhanh với những thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, có như vậy mới sánh vai được với cường quốc năm châu; đạo đức của sinh viên là phải học tập tốt, mới nắm được chìa khóa khoa học công nghệ mở cửa vào thế giới sôi động này; nhất là xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa.
99
Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển sôi động của kinh tế thị trường mặt tích cực và tiêu cực đan xen nhau, việc giáo dục đạo đức, lối sống vừa kế thừa truyền thống của dân tộc; đồng thời phải tiếp thu những đặc điểm mới, tinh hoa của nhân loại; song phải gột rữa, xóa bỏ cái lạc hậu, tiêu cực, cái không thích hợp. Đạo đức, lối sống của thanh niên là “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như Nghị quyết Trung ương năm, Khóa VIII đã chỉ rõ.
Quan điểm lịch sử, cụ thể trong giáo dục và giáo dục đạo đức lối sống đòi hỏi gắn với mỗi giai đoạn cụ thể cần phải có quan điểm vận dụng khác nhau.Như trên đã đề cập cụ thể từng giai đoạn về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy, giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống phải vừa phát huy truyền thống dân tộc, vừa phải thích nghi với sự phát triển của khoa học công nghệ của kinh tế thị trường của xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Thanh niên sinh viên phải hăng say trong học tập rèn luyện, mới nắm vững chìa khóa thành công, bước vào đời một cách vững chắc; quan điểm lịch sử cụ thể là như vậy.