Phần rác thải và vệ sinh môi trường: Những yêu cầu chung:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây dựng Việt Nam (Trang 56)

Những yêu cầu chung:

Đây là một cong trình siêu thị thương mại được xây dựng mới. Vì vậy việc giải quýêt các chất thải, về sinh môi trường cần phải theo kịp yêu cầu văn minh sạch đẹp của xã hội.

Nước bẩn sinh hoạt cần phải được thu gom triệt để, không được tự sả ra sông, hồ trước khi xử lý.

Cần có những quy định cụ thể đối với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở gần khu định cư, để các khu công nghiệp này không gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Cần đảm bảo chỉ tiêu cây xanh đô thị trong các khu dân cư. Thu gom triệt để chất thải rắn về khu tập trung xử lý.

Nội dung giải quyết cụ thể: Rác thải sinh hoạt:

Tiếu chuẩn thải rác sinh hoạt 1.0kg/người/ngày dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt giai đoạn 2020 là 89 tấn/1ngày. Khối lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp trong giai đoạn 2020 là 100tấn/ 1ngày.

Mỗi khu chức năng đều được bố trí xe rác đẩy tay, ôtô chở rác chung trường đào tạo nhân lực Vinaconex nhận rác từ vị trí này vận chuyển đến bãi rác chung của toàn khu vực. Không duy trì tình trạng điểm đổ rác trung gian gây mất vệ sinh. Động viên, giáo dục việc sử dụng túi lilon đựng giác và tiện cho việc thu gom.

Đặt các thùng rác loại 40kg ở nơi công cộng, khu tập thể và thùng rác loại nhỏ 0,4m3 ở trục đường chính.

Rác được vận chuyển tới khu xử lý, rác được chôn lấp hợp vệ sinh trong giai đoạn đầu tương lai xử lý thành phân compot và các hình thức chế biến xử lý chất thải rắn hiện đại khác.

Vị trí chế biến xử lý chất thải rắn trên khu đất theo quy hoạch chung của đô thị, cần thiết phải lập dự án riêng cho khu vực chôn lấp rác này.

Đánh giá của sinh viên: Công việc thiết kế các hạng mục công trình kiến trúc, qui hoạch, các giải pháp về kết cấu công trình… của công ty đều dựa trên qui định và các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng được của nhà nước hay các Bộ, ban, ngành hay các công văn chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là giải pháp về PCCC, cấp thoát nước và các thông số kĩ thuật được tính toán trong nội dung này.

1.3.2.4 .Đánh giá tác động môi trường

Đặt vấn đề:

Tác động môi trường của công trình có quy mô và mức độ không lớn. Đánh giá tác động môi trường của Dự án này nhằm phân tích các thành phần và chất lượng môi trường tại khu vực triển khai thực hiện Dự án và vùng liên quan trước khi có dự báo và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong qua trình xây dựng và khi Dự án đi vào hoạt động.

Dự báo tác động môi trường khi thực hiện Dự án:

- Về quan điểm phát triển, Dự án có một số định hướng sau đây:

Khai thác tối đa quỹ đất, hồ hoang hoá, đất nông nghiệp có năng xuất thấp cho phát triển khu định cư.

Đô thị hoá khu dân cư nông thôn, thôn xóm xen kẽ các khu chung cư.

Dự án phát triển khu đô thị là chủ yếu lên hoàn toàn không có các nhà máy công nghiệp. Vì vậy trong phần dưới đây, báo cáo không đề cập đến yếu tố ô nhiễm công nghiệp.

Đánh giá tác động của quy hoạch xây dựng đối với môi trường hệ sinh thái:

Khu vực Dự án chủ yếu là hồ nước và đất nông nghiệp. Như vậy giá trị về hiện trạng sinh thái khu vực Dự án là khá cao; không có loại giống quý hiếm cần bảo vệ để đa dạng nguồn gen.

Dự báo tác động của quy hoạch xây dựng đối với môi trường không khí và tiếng ồn:

Hiện nay trên địa bàn nguồn ô nhiễm không khí và tiếng ồn gần như là không có, chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt. Khi xây dựng Dự án, phương án giảm thiểu ô nhiễm giao thông là hoàn thiện hệ thống đường xá, kể cả mặt hồ. Trồng nhiều cây xanh trong khu vực đô thị nhằm giảm ô nhiễm khí độc bụi và tăng cảnh quan. Khi Dự án đi vào hoạt động thì tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn sẽ nằm trong giới hạn cho phép.

Dự báo tác động của quy hoạch xây dựng đối với môi trường nước:

Trong tương lai, khi hoàn tất các hạng mục công trình, về cơ bản hệ thống tiêu thoát nước khu vực Dự án sẽ được hoàn thiện. Hệ thống thu gom rác thải được xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu tăng dân số trong khu vực.

Xét về tổng thể, Dự án sẽ làm tăng khối lượng rác thải ra môi trường. Vì vậy cần phải tính toán khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận nước thải (sông, hồ) cũng như thiết kế trạm xử lý nước thải. Về nguyên tắc chung, mọi loại nước thải đô thị đều phải được xử lý trước khi thải ra môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

Dự báo tác động của quy hoạch xây dựng đối với môi trường rác thải:

Dự kiến trong tương lai khi Dự án đi vào hoạt động thì mức sinh rác sẽ khoảng 1,0kg/người/ngày. Như vầy mức sinh rác của khu định cư sẽ tăng, vì vậy cần tăng cường các phương tiện thu gom rác thải và chuyển đến bãi rác tập trung khi đặt vấn đề rác thải sẽ được giải quyết và không ảnh hưởng tới môi trường.

Đánh giá chung:

Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực đang ở tình trạng tốt. Đặc biệt là môi trường không khí và môi trường tiếng ồn. Do hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Dự án khi tiến hành xây dựng sẽ có hướng xấu đi. Đề nghị các cấp thẩm

quyền sớm tạo điều kiện để Dự án sớm được thực thi, góp phẩn giải quyết vấn đề môi trường chung của toàn khu vực

Đánh giá của sinh viên: CDC đưa ra dự báo về mức độ ảnh hưởng tới môi trường là rất sát sao, bên cạnh đó còn thu thập được đầy đủ thông tin có liên quan, từ đó biết được đặc điểm của khu đất, môi trường xung quanh về sinh thái, con ngừoi, văn hóa… và đưa ra các giải pháp về môi trường hợp lý.

1.3.2.5 .Hệ thống điện - chống sét - điện nhẹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây dựng Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w