Thông thường nội dung này cán bộ lập dự án sẽ trình bày về quy mô của dự án như: tổng diện tích khu đất, hình dáng công trình, thể loại công trình: dân dụng, công nghiệp hay hạ tầng kỹ thuật,…Dự án có thuộc dự án quan trọng quốc gia hay không, dự án nhóm A, B, C,…
Tuy nhiên không phải bất kỳ dự án nào cũng sử dụng tất cả các nội dung, mà tùy từng dự án có những nét được trình bày khác nhau.
b,. Quy hoạch lãnh thổ và địa điểm xây dựng công trình.
Trong phần này Công ty tiến hành phân tích vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của khu vực xây dựng dự án. Trên cơ sở bản đồ địa hình, người soạn thảo bố trí giới hạn công trình, sau đó làm việc với bộ phận quy hoạch, xin chứng chỉ quy hoạch và phải được sự thỏa thuận, cho phép của chính quyền địa phương. Trong việc điều tra tự nhiên khi cần thiết có
thể phải điều tra thêm về khí tượng: mưa, nắng, gió, độ ẩm,… vì nó ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thi công. Còn việc khảo sát đo đạc địa hình, khoan dò địa chất, tính toán thủy văn để làm rõ cấu tạo địa tầng, tính chất cơ lý hóa của đất và nước trong đất. Từ đó mới giải quyết được các vấn đề về nền móng công trình, lựa chọn được các giải pháp kết cấu và tính toán được các kinh phí xây dựng phần chìm và phần nổi của công trình. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải xem xét kỹ để có cần đầu tư thêm không, mức độ đầu tư có chấp nhận được không. Từ việc xem xét tổng quan các vấn đề nói trên mà Công ty thường dùng chỉ tiêu kinh tế tổng quát để lựa chọn địa điểm, tức là địa điểm được lựa chọn phải bao gồm mọi chi phí