Phương án thiết kế:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây dựng Việt Nam (Trang 49)

Toà siêu thị đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp Hòa Bình cao 3 tầng và 1 tầng hầm được sử dụng làm dịch vụ công cộng, siêu thị và văn phòng làm việc có kết cấu bê tông cốt thép. Công trình siêu thị đỗ gỗ mỹ nghệ cao cấp Hòa Bình là khu vực siêu thị và dịch vụ công cộng cho nên lượng người đến làm việc, giao dịch, mua bán đông. Vì vậy công tác phòng cháy chữa cháy mang tính cấp thiết và bắt buộc. Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải được thiết kế lắp đặt với mức độ tin cậy cao nhất, hệ thống chữa cháy phải kịp thời và hiệu quả.

Phương án thiết kế hệ thống PCCC:

Xác định phương án thiết kế hệ thống PCCC cho các tầng khác nhau trong toà nhà: Căn cứ vào đặc điểm kiến trúc, tính chất nguy hiểm, cháy, nổ của công trình dựa trên các tiêu chuẩn của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC, đồng thời để phương án có tính khả thi cao, đảm bảo được yêu cầu phát hiện và chữa cháy kịp thời không để xảy ra cháy lớn, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có cháy xảy ra, hệ thống PCCC tại chỗ của công trình được thiết kế các hệ thống cụ thể như sau:

- Thiết kế lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cho toàn bộ toà nhà từ tầng hầm cho đến tầng 3.

- Thiết kế lắp đặt hệ thống chữa cháy tạo chỗ gồm:

o Hệ thống chữa cháy tự động Spinkler cho Gara ôtô, các tầng làm siêu thị kinh doanh.

o Hệ thống chữa cháy vách tường, xe đẩy chữa cháy, bình chữa cháy cho các khu vực sảnh tầng và toàn bộ công trình.

o Hệ thống chữa cháy và tiếp nước chữa cháy ngoài nhà ( ở tầng 1)

Hệ thống báo cháy tự động:

Khi trong khu vực bảo vệ xảy ra cháy, đám cháy sẽ sinh ra nhiệt lượng và khói nhất định, các yếu tố này sẽ toả ra môi trường sung quanh và tác động lên các đầu báo cháy. Khi các thông số của các yếu tố trên đạt đến giá trị nhất định chi phép đầu báo cảm nhận được đồng thời chuyển tín hiệu về trung tâm báo cháy ( Thông

qua hệ thống cáp tín hiệu ), trung tâm báo cháy sẽ phân tích các tín hiệu trên và phát tín hiệu báo động cần thiết bằng âm thanh, ánh sáng để thông báo cho mọi người sung quanh biết và có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời trung tâm truyền tín hiệu để điều khiển các hệ thống ngoại vi khác như hệ thống chữa cháy tự động, điều khiển cửa ngăn cháy, thông gió… Việc báo cháy còn có thể thực hiện được bằng việc ấn các nút báo cháy nhờ sự phát hiện của con người.

Giải pháp thiết kế hệ thống PCCC cho công trình bằng các hệ thống thiết bị sau:

- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động của hãng Network – Mỹ.

- Lắp đặt hệ thóng chữa cháy tự động Spinkler của hãng Tyco (Anh)

- Họng nước chữa cháy vách tường, trụ nước chữa cháy ngoài nhà của Trung Quốc sản xuất.

- Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu đa dạng, phù hợp với từng vị trí bảo vệ ( xe đẩy chữa cháy, bình chữa cháy sách tay bằng bọt, bột và CO2) của Trung Quốc sản xuất.

- Lắp đặt hệ thống đèn thoát nạn, (exit) báo động cháy, báo động âm thanh, hệ thống điều khiển thiết bị hút khói, cắt điện, cửa ngăn cháy vv…

Để đáp ứng nhu cầu đặt ra ta chọn thiết bị cho hệ thống báo cháy tự động cụ thể như sau:

- Tủ trung tâm báo cháy sử dụng loại model NX8 – 8 kênh. - Đầu báo khói quang model: 1412.

Bảng 4: Thông số kỹ thuật: Nguồn vận hành 16.5VAC/25VA Nguồn phụ W/25VA Transformer W/40/50VA Transfomer W/NX – 320 Powor Supply 500mA 1A 3A Loop Resistance Loop chuẩn

Đầu báo khói 2 dây

Tối đa 300 Ohms Tối đa 30 Ohms

Bộ điều khiển còi 2 tone

Dòng khi báo động 2.5A

Loop Response Chọn 50ms hoặc 500ms

Nhiệt độ khi vận hành ođộ – 49 độ Kích thước bàn phím LED 64’’*4’’*1.1’’ Kích thước bàn phím LCD 6.4’’*5.3’’*1’’ Màu/ Nguyên liệu bàn phím Trắng /ABS

Kích thước Panel 9.25’’*8.25’’*3.5’’

Màu Panel Trắng đục

Trọng lượng 91 bs

Qua công tác nghiên cứu hồ sơ cũng như đặc điểm kiễn trúc, tính chất nguy hiểm cháy trong các tầng, phòng của công trình, để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong quá trình sủ dụng. Khi thiết kế hệ thống báo cháy tự động, phương án thiết kế cho các khu vực cụ thể như sau:

- Tủ trung tâm báo cháy được lắp đặt tại phòng thường trực. (nơi thường xuyên có người trực 24/24)

- Chương báo cháy, nút ấn báo cháy, đèn chỉ vị trí cháy được lắp đặt ở khu vực gần cầu thang lên xuống của các tầng.

Hệ thống chữa cháy tại chỗ

Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.

- Mô tả: Từ đường ống trục chính có đường kính D100mm với 2 trục ống đứng, chạy thông tầng lên phía trên và đi vào các họng nước chữa cháy vách tường ở các tầng.

- Thiết kế: Mỗi họng nước chữa cháy vách tường được bố trí 1 cuộn vòi vải tráng cao su (vòi B) dài 20m và 1 lăng (lăng B) chữa cháy có đường kính đầu phun D13mm cho phép phun nước với lưu lượng q=2.5l/s. Các thiết bị trên đều được đặt trong một hộp gỗ hoặc tôn chôn chìm trong tường và nằm ở độ cao 1.25m tính từ tim họng nước đến mặt sàn. Hộp nước chữa cháy vách tường được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ lấy như các đầu cầu thang, hành lang…Số lượng họng chữa cháy vách tường bố trí 1 hộp 1 tầng.

Hệ thống chữa cháy tự động (Spinkler)

- Cấu tạo: Đầu phun nước tự động(Spinkler) sử dụng của hãng Tyco (Anh).

Các thông số kỹ thuật sau:

o Đường kính danh nghĩa của vòi phun 20mm

o Nhiệt độ làm việc 680c

o Không gian bảo vệ 12ft * 12ft (3.7m *3.7m) = 13.69m2

Thường có 2 loại đầu phun, một loại có giá đỡ đầu phun(giữ cho nước từ trong đường ống không chảy ra được) làm bằng ống thuỷ tinh, trong ống chứa chất lõng dãn nở mạnh khi tăng nhiệt, loại khác làm bằng phần tử(hợp kim) dễ nóng chảy.

Hệ thống chữa cháy và tiếp nước chữa cháy ngoài nhà.

- Trụ nước chữa cháy ngoài nhà: 1 trụ nước được bố trí ở góc công trình, Mỗi trụ nước cấu tạo 2 cửa mở, cửa mở có đường kính D65mm(phù hợp với cỡ vòi của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp hiện nay).

Bình xe đẩy và bình chữa cháy xách tay.

- Bình xe đẩy chữa cháy: Được bố trí ở tầng garage(tầng hầm) vì ở đây có xăng dầu xe ôtô và xe máy nên đám cháy có quy mô tốc độ phát triển lớn nên chất chữa cháy chủ yếu là bình bọt và bình bột đặt xen kẽ nhau. Các bình chữa cháy có khối lượng lớn (>25kg) được đật trên xe đẩy 2 bánh.

- Bình chữa vháy xách tay bao gồm bình bột chữa cháy BC và bình CO2, các bình chữa cháy để ở nơi dễ thấy, dễ lấy (đầu cầu thang, hành lang vv…). Bình

CO2 bố trí bảo vệ các phòng, tử kỹ thuật, các thiết bị điên, điện tử…(Xem bản vẽ thiết kế lắp đặt).

Tính toán bể nước chữa cháy:

Do toà nhà có diện tích nhỏ và chiều cao hạn chế, không gian chữa cháy thuận tiện, do vậy đơn vị thiết kế tính toán tình huống giả định có 1 đám cháy và sử dụng một bộ vòi rồng chữa cháy:

Vậy: Qcc = 2.5l/s = 9m3/h

Dung tích bể tối thiểu: Qbể = 9m3 * 3h = 27m3

Kết luận:

Qua quá trình nghiên cứu, tính toán, đối chiếu với các tiêu chuẩn của nhà nước và qua thực tiễn, phương án trên hoàn toàn phù hơp với các tiêu chuẩn quy định của nhà nước trong lĩnh vực PCCC, đồng thời mang tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây dựng Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w