của Agribank Láng Hạ
2.3.2.1. Những kết quả đạt được
Số lượng khách hàng ngày càng tăng: Theo như số liệu đã phân tích ở trên thì trong 3 năm số lượng khách hàng tăng lên đến 2100 người trong năm 2012 và tăng lên 895 người so với năm 2010. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm tín dụng tiêu dùng của chi nhánh. Đây là một tín hiệu tốt thể hiện được năng lực cạnh tranh của ngân
hàng trong hoạt động tín dụng.
Dư nợ cho vay tiêu dùng và doanh số tín dụng tăng: sự tăng trưởng của năm 2012 so với năm 2010 đánh dấu sự khởi sắc của tín dụng tiêu dùng ngân hàng. Doanh số cho vay tăng 231 tỷ đồng so với năm 2010, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 99.6 tỷ đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc cải thiện lĩnh vực cho vay tiêu dùng phù hợp hơn và góp phần làm cho kết quả tài chính của chi nhánh được cải thiện một cách rõ rệt.
Hiệu quả cho vay tiêu dùng cao, doanh thu cho vay tiêu dùng tăng nhanh: điều này được chứng minh qua các số liệu ở bảg trên doanh thu cho vay tiêu dùng tăng 6845tỷ đồng so với năm 2010. Từ đó cho ta thấy hiệu quả cho vay tiêu dùng tương đối tốt, đây cũng là lí do để ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong trong lĩnh vực tiêu dùng giúp tăng doanh thu của ngân hàng.
Kiểm soát rủi ro: Tỷ lệ nợ quá hạn trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng nhỏ hơn tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Có được kết quả này là do ngân hàng đã có định hướng phát triển đúng đắn, thường xuyên theo dõi và kiểm tra các khoản nợ một cách sát sao. Mặt khác điều đó cũng khẳng định uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực này khi thu hút được một lượng khách đáng tin cậy, đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng hoàn trả các khoản vay tốt.
Tăng khả năng cạnh tranh trong tiêu dùng giúp ngân hàng huy động được một nguồn vốn lớn. Với đối tượng phục vụ là các cá nhân và hộ gia đình đó là một số lượng đông đảo làm cho số người biết đến Agribank Láng Hạ ngày càng nhiều, góp phần mở rộng đối tượng huy động huy động vốn và thực tế cho thấy đối tượng huy động vốn trong các năm gần đây đã tăng năm 2010 ngân hàng huy động được 9888 tỷ đồng, năm 2011 10325 tỷ đồng và đến năm 2012 là 9956 tỷ đồng trong 3 năm tăng 68 tỷ đồng.
tiêu dung đã mang lại cho ngân hàng những kết quả khả quan để phát triển hơn về sau này, là bước đi đúng đắn, là một hướng phát triển hiệu quả của ngân hàng. Không những góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, theo kịp với xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại hiện đại và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng phá bỏ về phạm vi cho vay. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện ngân hàng vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục để khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này được tốt hơn.
2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
Sản phẩm tín dụng chưa đa dạng: cơ cấu tín dụng tiêu dùng chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống như TDTD nhà ở, phương tiện đi lại, mua sắm vật dung gia đình, du học. Các sản phẩm này mang tính độc lập cao, nên ngân hàng hạn chế trong việc bán chéo các sản phẩm khác như thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ… Thêm vào đó các sản phẩm cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, ngân hàng nên gia tăng các sản phẩm trung dài hạn để tăng thị phần của mình.
Hạn chế về quy mô cho vay: Agribank Láng Hạ là một chi nhánh có tiềm lực lớn, và là chi nhánh số một nhưng các hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa thực sự xứng tầm năng lực của ngân hàng. Với địa điểm tại địa bàn ở Hà Nội và ở vị trí trung tâm thì hoạt động cho vay tiêu dùng chưa thực sự mở rộng thị phần để đáp ứng nhu cầu của người dân, ngân hàng vẫn hạn chế sản phẩm, về số lượng khách hàng.
Thời hạn tín dụng tiêu dùng chưa đủ dài: Các sản phẩm cho vay có thời hạn không dài. Nhưng chúng ta đã biết nhu cầu về nhà ở là quan trọng và họ muốn vay trong một thời gian dài, với số tiền lớn họ có thể không trả đúng hẹn. chính vì vậy mà ngân hàng nên điều chỉnh lại thời hạn cho vay.
vậy khó quản lý được mục đích vay vốn thực tế và sử dụng vốn của khách hàng. Vì thế mà có thể gây rủi roc ho ngân hàng về các khoản đã giải ngân.
Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:
- Chi nhánh Agribank - Láng hạ là ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chưa cổ phần hóa và vẫn còn tư tưởng bao cấp nên chưa thực sự nhạy bén trong công tác điều hành hoạt động. Vì vậy nên khi gia nhập thị trường CVTD gặp phải rào cản mạnh mẽ đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính trong và ngoài nước. Hoạt động Marketing của ngân hàng về cho vay tiêu dùng chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động quảng cáo của ngân hàng vẫn chung chung chưa thực sự có quảng cáo cụ thể nào về cho vay tiêu dùng chính vì vậy mà sự hiểu biết của khách hàng về các sản phẩm CVTD còn hạn chế.
- Chính sách cho vay tiêu dùng chưa thực sự thông thoáng và có những rào cản nhất định. Ở một số ngân hàng khác đã phát triểnloại hình cho vay có tín chấp hoặc cho vay với 100% giá trị khoản vay thì các loại hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng vẫn chủ yếu là cho vay có tài sản bảo đảm và giới hạn tối đa là 85% nhu cầu vay của khách hàng. Điều này cũng hạn chế năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Nguồn nhân lực còn hạn chế: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, số lượng nhân viên tín dụng có trình độ năng lực chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế trong CVTD còn ít, do đó không đáp ứng được nhu cầu vay ngày càng phát triển nhanh chóng. Trong khi đó, ngân hàng lại tập trung chú trọng cho vay đối với doanh nghiệp nên đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng được tổ chức chủ yếu để phục vụ đối tượng này. Chính vì vậy, khi có các khoản vay TDTD phát sinh với số lượng lớn thì thiếu bộ phận chuyên trách + Nguyên nhân khách quan:
Môi trường kinh tế: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm lạm phát tăng cao giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân. Có 2 nhân tố chủ yếu quyết định đến tiêu dùng là thu nhập và của cải. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, thu nhập khả dụng của người dân giảm rõ rệt,thu nhập thường xuyên của người lao động của người dân cũng trở nên bấp bênh hơn. Hơn nữa do lạm phát và những biến động của thị trường tài chính nên nhiều khách hàng không gửi tiền vào ngân hàng mà quay ra đầu tư vào lĩnh vực khác làm nguồn vốn của ngân hàng giảm đáng kể. Chính vì vậy mà hoạt động cho vay của ngân hàng giảm hơn trước.
Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường: nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường TDTD Việt Nam, các ngân hàng cổ phần, ngân hàng nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã hướng mục tiêu vào đó. Các sản phẩm mới liên tục được tung ra thị trường với nhiều tiện ích đi kèm tạo nên tính đa dạng của sản phẩm. Trong khi đó, sản phẩm tín dụng tiêu dùng của Agribank Láng Hạ hiện còn quá ít, đơn giản. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng phải không ngừng cải tiến phát triển các sản phẩm dịch vụ, đồng thời đưa ra chính sánh giá cạnh tranh.
Nguyên nhân từ phía khách hàng: Do tiêu chí đưa ra ngày càng nhiều do vậy để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là rất khăn. Trong điều kiện hiện nay, thông tin cập nhập thường xuyên và mọi người đều có thể xem xét đánh giá các ngân hàng với nhau. Khách hàng ngày càng đòi hỏi các yêu cầu cao hơn, họ muốn được với thủ tục nhanh gọn, thời gian nhanh nhất. Những khách hàng có trình độ và tài chính lành mạnh sẽ đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Ngoài ra do tâm lý e ngại việc việc đi vay mua sắm tiêu dùng đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người, họ sợ nợ nần, sợ phải đi vay ngân hàng. Chính vì thế mà khả năng thu hút của khách hàng giảm đi khá nhiều.
luật chưa có hướng dẫn cụ thểcho vay tiêu dùng, chủ yếu áp dụng các văn bản chung trong cho vay và các qui định liên quan. Trong khi CVTD có nhiều điểm khác biệt, điều này làm cho ngân hàng phải cân nhắc các khoản vay một cách cẩn thận để cho vay vì sự vướng mắc khi giải quyết các tranh chấp nếu có phát sinh. Theo quy định của ngân hàng thì chỉ nhận thế chấp đối với bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận sỡ hữu nhà ở và đất vì vậy đã làm hạn chế cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Việc phát mại các tài sản đảm bảo của khách hàng khi khách hàng không trả được nợ của tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn. Theo quy định, khi đến hạn, khách hàng không trả được nợ mà không được tổ chức tín dụng gia hạn hoặc cơ cấu lại nợ, thì tổ chức được quyền phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ gốc và lãi. Tuy nhiên trên thực tế ngân hàng phải thực hiện nhiều thủ tục khởi kiện và việc thụ lý hồ sơ kéo dài đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Môi trường văn hóa - xã hội: mỗi một vùng lại có những nét văn hóa khác nhau, do đó nhu cầu chi tiêu và tiêu dùng cũng mang một nét khác biệt. Người dân Việt Nam vẫn có thói quen tích lũy đủ thì mới tiêu dùng, họ có thói quen vay người thân hơn là vay ngân hàng. Chính vì vậy mà hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng bị giảm đáng kể.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ việc phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng và năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo$PTNT chi nhánh Láng Hạ để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế nguyên nhân, ta thấy tuy tham gia vào thị trường cho vay tiêu dùng chưa lâu nhưng ngân hàng đã gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên ta cũng phải nhìn nhận khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng còn yếu kém so với một số ngân hàng khác. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động CVTD, chi nhánh phải có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong tương lai, đưa lĩnh vực CVTD trở thành một trong những nghiệp vụ đóng cai trò chủ đạo trong tương lai. Chương 3 chúng ta sẽ đề cập đến một số giải pháp kiến nghị với hi vọng nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Chương 3