0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Thực trạng về thị phần cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ (Trang 36 -36 )

Vào đầu năm 2008 khi khủng hoảng nền kinh tế xảy ra, khi mà NHNN đã chính thức đưa ra cơ chế điều hành lãi suất trần, các ngân hàng ngừng hoặc hạn chế tín dụng tiêu dùng làm cho hoạt tiêu dùng bị sụt giảm. Nhưng đến ngày 23/1/2009, NHNN ban hành thông tư số 01/2009/TT- NHNN hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với cho vay các nhu cầu phục vụ đời

sống. Nhiều ngân hàng đã rộng cửa cho vay tiêu dùng, các ngân hàng tiếp tục tung ra thị trường nhiều sản phẩm tín dụng có sức hấp dẫn để mở rộng thị phần của mình và nó vẫn phát triển mạnh đến giai đoạn hiện nay và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5. Kết quả tăng trưởng doanh số tín dụng tiêu dùng

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Doanh số CVTD 260 350 3.7% 3.5% 491 4.6% 4% Tổng DSCV 7826 9450 100 10612 100

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Agribank – Lạng Hạ)

Biểu đồ 2.5: Kết quả tăng trưởng doanh số tín dụng tiêu dùng

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy doanh số cho co vay tiêu dùng đều tăng qua các năm. Tăng từ 260 tỷ đông trong năm 2010 lên đến 491 tỷ đồng trong năm 2012. Tuy nhiên việc doanh số cho vay tiêu dùng tăng làm tăng tổng doanh số cho vay điều này chứng tỏ sản phẩm tiêu dùng ngày càng được chú trọng và phát triển hơn.

Trong năm 2010, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 260 tỷ chiếm 3.7% trong tổng doanh số cho vay, đây cũng là một tỷ lệ khá cao của hoạt động cho vay tiêu dùng khi mà kinh tế khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp lạm phát ngày càng tăng.

Bước sang năm 2011, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 350 tỷ đồng tốc độ tăng 3.5% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 3.7% trong tổng doanh số cho vay điều này cho thấy tín dụng tiêu dùng là phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện cho không chỉ cho chi nhánh mà còn cho các ngân hàng thương mại khác.Vệt Nam có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, thu nhập của người dân đang ngày càng cải thiện. Vì vậy, trong những năm tới, tín dụng tiêu dùng vẫn là thị trường tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích.

Trong năm 2012, doanh số cho vay tiêu dùng chỉ đạt 491 tỷ tốc độ tăng 4% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 4.6% trong tổng doanh số cho vay. Với sự kỳ vọng vào sự tăng trưởng và lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng thêm vào đó trên một góc nhìn rộng hơn, thị trường Việt Nam đang phản ảnh một thực tế là tín dụng tiêu dùng sẽ trở thành cứu cánh cho nhiều NHTM trong thời gian tới.

Nhìn chung với sự kỳ vọng vào lĩnh vực tiêu dùng và qua kết quả đạt được thì đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn trong tương lại cho ngân hàng, tránh rủi ro cũng như nợ xấu với tình trạng kinh tế hiện nay.

Bảng 2.6: Kết quả tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Dư nợ CVTD 82,4 1.96% 134 3.13% 62.2% 182 4.3% 35.8% Tổng dư nợ 4201 4277 100 4184 100

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank – láng hạ)

Biểu đồ 2.6: Kết quả tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng.

Dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng qua các năm từ 82.4 tỷ đồng năm 2010 lên đến 182 tỷ đồng năm 2012. Dư nợ tăng qua các năm do ngân hàng đã nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng, có những thay đổi hợp lý trong cơ cấu tín dụng, phù hợp với xu thế và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây cũng là tăng uy tín của ngân hàng nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tuy nhiên tín dụng tiêu dùng chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ cho vay, cụ thể năm 2010 dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 1.96%, năm 2011 chiếm 3.13% và năm 2012chiếm 4,3% trong tổng dư nợ tín dụng. Đây cũng là do chính sách tín dụng của chi nhánh chưa nâng cao được tỷ trọng cho vay tiêu dùng. Vì chi nhánh ngân hàng Láng Hạ chủ yếu là cho vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên trong phương hướng nhiệm vụ của mình chi nhánh đã có xu hướng dịch chuyển cơ cấu dư nợ như mở rộng cho vay tiêu dùng cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay hộ gia đình…

Bảng 2.7: Kết quả dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ TDTD 82.4 134 182 Ngắn hạn 62.1 75,4 98 73 130 71.4 Trung – dài hạn 20.3 24,6 36 27 52 28.6

Theo dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn ta thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ tín dụng . Năm 2010 dư nợ tín dụng chiếm 75,4% và đạt 62.1 tỷ đồng; năm 2011đạt 73% và đạt 98 tỷ đồng, và đến năm 2012 đạt 71.4% đạt 130 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ qua các năm đều tăng dần từ 24,6% trong năm 2010 xuống còn 27% trong năm 2011 và tiếp tục tăng 28.6% trong năm 2012. Hơn nữa, về số tương đối dư nợ tín dụng trung và dài hạn vẫn tăng qua các năm từ 20.3 tỷ đồng năm 2010 lên 52 tỷ đồng năm 2012 điều này với tình trạng khó khăn như hiện nay ngân hàng luôn tạo điều kiện cho người tiêu dùng.

Từ số liệu trên cho ta thấy ngân hàng đang duy trì cơ cấu dư nợ an toàn, mặt khác các hoạt động sản suất, tiêu dùng của người dân có thời gian ngắn, làm cho tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn lớn. Tổng dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng điều này chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Bảng 2.8: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

Cho vay mua nhà ở

36 43.7 49.2 36.7 81 44.5

Cho vay mua xe ô tô 4.4 5.3 5.8 4.3 9 4.9 Cho vay khác 42 51 79 58.9 92 50.6 Tổng dư nợ tín dụng TDTD 82.4 100 134 100 182 100

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn

Qua bảng và biểu đồ ta thấy cơ cấu dư nợ tín dụng theo mục đích vay vốn tăng giảm không đều. Trong năm 2010 cho vay khác chiếm tỷ trọng cao nhất 51%, chi nhánh thực hiện các khoản cho vay như: cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay mua thiết bị nội thất gia đình, thấu chi tài khoản, nhu cầu khác… cho vay mua phương tện đi lại chiếm 5.3% và cho vay nhà ở chiếm 43.7%. Bước sang năm 2011 tỷ trọng cho vay tăng giảm không đều cho vay mua nhà ở giảm 7% và chiếm 36.7% trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, trong khi đó cho vay khác lại tăng lên 7.9% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 58.9%, nguyên nhân ở đây là do trong năm 2011 với tình hình lạm phát cao, thị trường bất động sản bị chững lại, kinh tế càng khó khăn dẫn đến tỷ trọng cho vay mua nhà giảm. Sang năm 2012 với sự biến động đi xuống của thị trường bất động sản đã tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu mua được nhà với giá rẻ hơn chính vì vậy tỷ trọng của tín dụng mua nhà tăng lên đến 44.5% và tăng 7.8% so với năm 2011, cho vay mua ô tô cũng tăng lên đến 4.9% trong tỷ trọng cho vay tiêu dùng và kéo theo đó tỷ trọng cho vay khác giảm xuống còn 50.6%. Với tình hình kinh tế như hiện nay ngân hàng nên

thận trọng trong cơ cấu vốn của mình, để tránh rủi ro cũng như mang lại cơ cấu vốn an toàn nhất cho chi nhánh.

Bảng 2.9: Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

nợ Tỷ trọng (%) nợ Tỷ trọng (%) nợ Tỷ trọng (%) Nợ xấu 0.8 0.97 1.5 1.12 1.8 1.15 Dư nợ TDTD 82.4 100 134 100 182 100

( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động Agribank – Láng Hạ)

Tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng đều tăng qua các năm từ 0.97% trong năm 2010 lên 1.15% trong năm 2012. Nguyên nhân ở đây là do với sự phát triển chậm cũng như sự khó khăn của nền kinh tế làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản từ đó tỷ lệ thất nghiệp gia tăng khiến cho việc chi trả các khoản vay không đúng hạn hơn nữa lạm phát gia tăng NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho lãi suất biến động mạnh . Ở đây ngân hàng cần đánh giá cũng như theo dõi các khoản vay sát sao hơn cũng như đưa ra chính sách tín dụng hợp lý cho chi nhánh mình.

Bảng 2.10: Doanh thu cho vay tiêu dùng so với tổng doanh thu

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Doanh thu CVTD 38372 11 40510 11.2 45217 11.4 Tổng doanh thu 34683 1 100 36038 0 100 40156 7 100

Nhìn vào biểu đồ và số liệu trên ta thấy doanh thu từ cho vay tiêu dùng tăng trưởng đều đặn qua các năm từ 38372 tỷ năm 2010 lên 45217 tỷ đồng năm 2012 làm cho tỷ trọng doanh thu tiêu dùng trong tổng doanh thu cũng tăng lên từ 11% năm 2008 lên 11.4% năm 2012. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu cho vay tiêu dùng trong tổng doanh thu vẫn còn thấp chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nhưng khi xét đến vấn đề này chúng ta cần phải xem xét tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng, xét trong cả 3 năm tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ vẫn thấp hơn tỷ trọng doanh thu cho vay tiêu dùng trên tổng doanh thu, điều này cho ta thấy lãi từ cho vay tiêu dùng của ngân hàng khá cao, doanh thu cao chứng tỏ khách hàng khá tin tưởng vào ngân hàng và thể hiện được năng lực cạnh tranh của mình. Với ưu thế là một chi nhánh hoạt động lâu năm, với đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi, ngân hàng đang tạo hình ảnh và lòng tin của mình ở khách hàng để nâng cao được năng lực của mình trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Bảng 2.11: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng

Đơn vị: người

Năm 2010 2011 2012

Số khách hàng 1205 1580 2100

(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của Agribank Láng Hạ)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng khách hàng vay tiêu dùng ngày càng tăng và tăng mạnh qua các năm nếu năm 2010 số lượng này là 1205 nhưng đến năm 2012con số này đã tăng 2100 người. Điều đó cho ta thấy chất lượng tín dụng, sản phẩm của ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, người dân chọn ngân hàng là địa chỉ tin cậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Chỉ uy tín của mình đã giúp ngân hàng nâng cao được khả năng cạnh tranh và được khách hàng biết đến nhiều hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ (Trang 36 -36 )

×