Kiến nghị với Chính Phủ và cơ quan Nhà nước, Bộ ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Trang 63)

một mặt làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, góp phần làm tăng khả năng cạnh trạnh của ngân hàng trên thị trường, mặt khác đối với xã hội, nó làm cho đời sống vật chất của người dân ngày càng tăng cao, làm tăng cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá dịch vụ trong nước phát triển, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Từ thực tế đó, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy tín dụng tiêu dùng, tạo môi trường thuận lợi cho tín dụng tiêu dùng phát triển. Sau đây là một số kiến nghị:

Thứ nhất, Nhà nước cần bình ổn môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô của nước ta hiện nay còn chứa đưng rất nhiều sự biến động và nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới nền sản xuất cũng như đời sống của người dân như lạm phát tăng, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên gia súc và trên cây trồng, giá xăng dầu tăng, giá điện, giá than tăng..

Do vậy, nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mô, tránh những biến động mạnh gây ảnh hưởng đến người dân như hỗ trợ người dân trong việc khắc phục khó khăn, kiềm chế lạm phát và các chỉ số giá tiêu dùng bằng các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô.. Việc Nhà nước bình ổn được thị trường trong nước sẽ tạo ra môi trường kinh tế lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, tăng lưu thông hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm tăng thu nhập và mức sống của người dân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh

Thứ hai, Nhà nước nên hỗ trợ và thúc đẩy ngành sản xuất hàng hoá tiêu dùng chất lượng cao trong nước

Khi bước vào hội nhập, các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu của người dân ngày càng tràn ngập trên thị trường. Tuy nhiên so với mặt bằng thu nhập của các nước trên thế giới, thu nhập của người dân Việt Nam vẫn còn thấp. Vì vậy để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng

của người dân và phù hợp với thu nhập của họ, nhà nước nên hỗ trợ phát triển các nghành sản xuất hàng hoá tiêu dùng chất lượng cao, giá cả phải chăng, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người dân.

Thứ ba, Hoàn thiện môi trường pháp lý.

Luật pháp Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho các hoạt động trên nhưng sự cụ thể của luật mới là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để các tổ chức tín dụng yên hoạt động kinh doanh. Các nước phát triển trên thế giới đều đã xây dựng hệ thống pháp luật tín dụng tiêu dùng chặt chẽ và khoa học, đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động tín dụng tiêu dùng ở các nước này phát triển nhanh chóng. Do đó, việc trước mắt là Nhà Nước cần sớm ban hành luật tín dùng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đẩy mạnh và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng như:

- Tạo cơ chế khuyến khích các ngân hàng cho vay bán lẻ đưa ra các tỉ lệ dự hấp dẫn hơn.

- Sớm ban hành luật tín dụng, các nước phát triển trên thế giới đều đã xây dựng hệ thống Luật tín dụng tiêu dùng chặt chẽ và khoa học và đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển nhanh chóng.

- Đơn giản hóa các thủ tục cầm cố, công chứng và tạo khung khổ pháp lý để thu hồi nợ cầm cố.

Thứ tư, Nhà nước cần có các lộ trình cụ thể để tăng lương cơ bản cho CBCNV

Lương chính là nguồn trả nợ chủ yếu của các khách hàng khi vay tiêu dùng. Chính vì vậy, nếu Nhà nước xây dựng được một lộ trình tăng lương cụ thể và phù hợp sẽ giúp cho CB CNV chủ động hơn trong việc thoã mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Song song với lộ trình tăng lương ấy, Nhà nước cũng cần có các biện pháp cụ thể nhằm tránh giá cả leo thang khi chuẩn bị tăng lương.

Mặt khác, bằng việc tăng lương sẽ giúp cho CBCNV có thu nhập ngày càng cao hơn, và khách hàng của tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng. Chính vì vậy mà khi lương tăng, nguồn tài chính cho cán bộ công nhân viên dồi dào hơn. Họ có nhiều sự lựa chọn nhằm thoã mãn nhu cầu các nhu cầu ngày càng cao, và họ cũng có được nguồn tài chính ổn định và cao trong tương lai để có thể trả nợ nếu khách hàng đã tiến hành vay tiêu dùng tại các ngân hàng.

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước nên hoàn thiện các văn bản pháp quy về tín dụng tiêu dùng

Việc hoàn thiện các văn bản pháp quy về tín dụng tiêu dùng sẽ tạo ra hành lang pháp lý cụ thể cho tín dụng tiêu dùng phát triển. Trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình tín dụng tiêu dùng, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với tín dụng tiêu dùng.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần thống nhất hệ thống thông tin liên ngân hàng

Trong xu thế hiện nay, các ngân hàng thương maị quốc doanh cần phải thống nhất và phối hợp với nhau mới giữ vững được thị trường. Các thông tin về khách hàng của các ngân hàng thương mại nếu được quản lý tại ngân hàng Nhà nước sẽ giúp các ngân hàng biết rõ hơn về khách hàng, tránh được tình trạng vay đảo nợ của khách hàng, tránh rủi ro cho các ngân hàng.

3.3.3.Kiến nghị với ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Thứ nhất, NHNo&PTNT Việt Nam linh hoạt điều chỉnh lãi suất điều vốn đặc biệt đối với các chi nhánh thừa vốn.

Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn vì vậy lãi suất huy động vốn trên thị trường ngày càng tăng cao.

Nếu ngân hàng No&PTNT Việt Nam linh hoạt điều chỉnh lãi suất điều vốn sẽ làm tăng tính cạnh tranh của hệ thống các ngân hàng Nông nghiệp nói chung và ngân hàng NNo&PTNT 24 Láng Hạ nói riêng, giúp ngân hàng có được nguồn vốn rẻ để sử dụng cho tín dụng tiêu dung.

Thứ hai, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần có cơ chế quản lý khách hàng trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp.

Ngân hàng nên có cơ chế quản lý khách hàng trong hệ thống NHNo$PTNT để làm giảm tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống dẫn đến tranh giành khách hàng của nhau gây mất uy tín của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam .

Ngày nay, trước áp lực cạnh tranh,các ngân hàng luôn tìm mọi cách để giữ vững thị trường, đồng thời phải tìm cách để mở rộng quy mô thị trường của ngân hàng mình. Chính vì vậy mà đang diễn ra một thực tế là các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng trong hệ thống ngân hang No&PTNT Việt Nam đang tìm mọi cách để giành giật thị trường của nhau. Đối với các ngân hàng ngoài nghành thì đây là một biện pháp tốt nhất để tăng thị phần, nhưng đối với các ngân hàng trong nghành, việc giành giật thị phần khách hàng lẫn nhau sẽ làm tăng chi phí, làm giảm uy tín và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của toàn nghành. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, ngân hàng No&PTNT nên có các biện pháp chỉ đạo cụ thể, trước mắt là xây dựng,và vận hành cơ chế quản lý khách hàng trong hệ thống, từ đó giúp các ngân hàng an tâm hơn và chủ động hơn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác hệ thống.

KẾT LUẬN

Với tình hình nền kinh tế trong nước và thế giới ngày càng khó khăn như hiện nay. Trước mắt ngân hàng chính là sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ đến từ các ngân hàng trong nước mà từ các tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới. Bản thân ngân hàng phải tự biết phát huy tối đa những lợi thế mà mình đang có để vượt qua những thách thức, tận dụng mọi cơ hội phát triển để đứng vững trên thị trường. Đối với ngân hàng NNo&PTNT 24 Láng Hạ, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng đã và đang được xem là một lợi thế khi hội nhập. Hoà chung vào sự tăng trưởng ấy phải kể đến sự tăng trưởng của loại hình tín dụng tiêu dùng. Tín dụng tiêu dùng là một hình thức tín dụng với đối tượng vay chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, mục đích vay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, quy mô món vay nhỏ, chi phí giao dịch cao nhưng lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng, ngân hàng cũng như nền kinh tế-xã hội là rất lớn. Đối với khách hàng, tín dụng tiêu dùng mang lại cho họ cơ hội được có một cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn trong bối cảnh điều kiện tài chính chưa cho phép. Đối với ngân hàng , dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cũng như tổng thu nhập, nhưng với sự tăng trưởng của loại hình này đã mang lại cho ngân hàng cơ hội để đa dạng hoá danh mục sản phẩm tín dụng, từ đó phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thu hút được nhiều khách hàng đến thực hiện giao dịch với ngân hàng hơn, hình ảnh cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định trong lòng khách hàng và các đối tác kinh doanh. Đối với nền kinh tế xã hội, việc tín dụng tiêu dùng phát triển một mặt góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy nền sản xuất phát triển, mặt khác giảm bớt gánh nặng cho các nhà quản lý khi giải bài toán phát triển nền kinh tế bền vững. Nói chung, tín dụng tiêu dùng xét về mọi mặt đều có lợi ích rất lớn trong việc thoã

mãn nhu cầu dân cư về tín dụng, tạo lợi nhuận và sự thịnh vượng cho ngân hàng cũng như nền kinh tế.

Ngân hàng NNo&PTNT 24 Láng Hạ đã trải qua nhiều năm phấn đấu và trưởng thành, gặt hái được rất nhiều thành công,thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng có rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển và cung cấp các loại hình tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng.

Quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này đã giúp em củng cố và hiểu sâu hơn kiến thức về tín dụng tiêu dùng mà mình đã được tiếp thu và tìm hiểu trong nhà trường, đồng thời cũng cung cấp cho em rất nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Với vốn kiến thức của bản thân về tín dụng tiêu dùng, cùng với việc tham khảo tài liệu và ý kiến của các cán bộ tín dụng trong ngân hàng, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đối với ngân hàng NNo&PTNT 24 Láng Hạ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng phát triển cũng như một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đối với ngân hàng Nhà nước và ngân hàng No&PTNT Việt Nam để hỗ trợ thêm cho NNo&PTNT 24 Láng Hạ. Từ đó em hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng

Do có sự hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo, sự tiếp xúc thực tế… nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các bạn sinh viên, các cô chú, anh chị tại chi nhánh hay bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để chuyên đề được hoàn thiện hơn và có ứng dụng thực tế hơn

Cuối cùng, em xin chân thành cảm các thầy cô đã giảng dậy em trong thời gian qua, các anh chị tại ngân hàng NNo&PTNT 24 Láng Hạ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w