Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan:

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 89)

Kiến nghị với Chính phủ:

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Đó là những hoạt động liên quan tới công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhượng bất động sản hay các thủ tục liên quan đến phá sản, phân chia tài sản trong các quan hệ dân sự như hôn nhân, thừa kế… Khuôn khổ pháp lý càng đồng bộ, rõ ràng thì quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu trở nên nhanh chóng và ngăn ngừa hiệu quả các tiêu cực làm nguy cơ nợ xấu phát sinh.

Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về đảm bảo tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm cũng như kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt là hình thức bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất, bất động sản. Chính phủ cần có các quy định cụ thể, tạo khuôn khổ pháp lý cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.

Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại doanh nghiệp

Hậu quả của gánh nặng nợ xấu không phải do ngân hàng mà đây vốn là hậu quả của cơ cấu kinh tế không hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần tiến hành đẩy nhanh và mạnh hơn nũa công tác đổi

mới, sắp xếp lại, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để giúp ngân hàng có điều kiện tiến hành thu nợ cũng như tạo nên khu vực kinh tế mới năng động hiệu quả hơn. Điều này tạo cơ hội mới để ngân hàng có thể tăng cường đầu tư cho nền kinh tế và góp phần hạn chế nợ xấu.

Tăng cường vai trò giám sát nội bộ và kiểm soát đối với doanh nghiệp

Chuẩn bị cho quá trình hội nhập tài chính khu vực và quốc tế không chỉ cần những thay đổi lớn, đồng bộ về các chính sách đầu tư, tài chính mà các doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường vai trò và hoạt động kiểm tra và giám sát nội bộ. Các công ty kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đơn thuần đối với đối với kiểm toán mà cần tư vấn cho các doanh nghiệp về tài chính, kế toán và giải pháp quản lý. Phát triển hoạt động kiểm toán bắt buôc đối với doanh nghiệp, thực hiện công khai tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay hợp lý, an toàn, giúp hạn chế nợ xấu.

Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Chính phủ cần nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng.

 Kiến nghị với các Bộ ngành có liên quan:

Với Tổng cục địa chính, Sở Tư pháp, Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an và các cấp chính quyền địa phương: Cần có sự phối hợp và hỗ trợ chặt chẽ hơn nữa với các NHTM trong việc xử lý TSĐB, đẩy nhanh tiến độ thi hành án, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm bán đấu giá tái sản, đơn giản hoá thủ tục cũng như rút ngắn thời gian xử lý TSĐB liên quan tới các vụ án.

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)