Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 40)

Từ các kinh nghiệm quản trị nợ xấu ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong quản trị nợ xấu của Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đối với mỗi một quốc gia khi xử lý nợ xấu thì sự hỗ trợ của Chính phủ và các Ban ngành chức năng là điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hướng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu. Chính phủ có thể ban hành các văn bản, quy định tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cũng như hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nằm ngoài tầm kiểm soát, điều tiết xử lý của NHTM.

Thứ hai, việc xử lý nợ xấu nhìn chung đều thông qua một tổ chức trung gian là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của chính bản thân Ngân hàng và công ty mua bán nợ hoặc xử lý nợ trực thuộc Chính phủ. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nước mà tổ chức này có cách thức tổ chức này có cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều có nhiệm vụ chung là mua lại nợ của các NHTM đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về.

Thứ ba, việc xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra. Nếu thời gian xử lý nợ xấu càng dài thì kết quả thu được càng hạn chế, nếu xử lý nợ xấu càng nhanh thì hệ thống Ngân hàng cũng như nền kinh tế càng có lợi.

Thứ tư, khi phân loại các khoản tín dụng, có thể dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng,…giống như các NHTM Trung Quốc đã áp dụng.

Thứ năm, trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng 1 lần để có thể quản trị tốt nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng của mình giống như các NHTM Thái Lan đã áp dụng.

Thứ sáu, việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong tương lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu đối với các Ngân hàng đòi hỏi có các giải pháp tổng thể và các chính sách kinh tế vĩ mô phải lành mạnh.

Thứ bảy, một vấn đề nữa có thể thấy, đó là trong khi xử lý nợ xấu các NHTM phải chấp nhận tổn thất khá lớn, song với mục tiêu hạn chế tối đa thiệt hại và thu hồi vốn nhanh nhất [4]

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Ở chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề cập đến khái niệm về nợ xấu cũng như sự khác biệt trong cách phân loại nợ xấu của Việt Nam và thế giới, ảnh hưởng của nợ xấu tới nền kinh tế, tới ngân hàng…, các dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, đồng thời trình bày một số kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

Nội dung của chương này là cơ sở lý luận, là nền tảng của các chương tiếp theo. Biết được các phân loại nợ ở Việt Nam, hiểu được sự khác biệt so với cách phân loại của thế giới mới có thể có cái nhìn tổng quát về nợ xấu của các NHTM Việt Nam, giúp cho các NHTM có một đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình. Hiểu được tác động của nợ xấu tới nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng…điều này giải thích được tại sao phải ngăn ngừa nợ xấu, khẳng định được vai trò của công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)