Kết quả hoạt động của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 43)

 Công tác huy động vốn:

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hang và là tài nguyên quan trọng bậc nhất của bất kể một ngân hàng nào. Sự tăng trưởng của nó có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 2009 - 2012 Đơn vị: tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 10/09 11/10 12/11 Tăng trưởng bình quân (%) Tổng vốn huy động 15,766 20,450 23,004 31,158 29.7 12.5 35.4 25,9

Theo nguồn tiền gửi

Tiền gửi TK dân cư 10,704 14,487 17,650 23,202 35.3 21.9 31.5 29.6

Tiền gửi tổ chức kinh tế 4,376 5,124 4,544 6,993 17.1 -11.3 53.9 19.9

Tiền gửi kho bạc, khác 686 839 810 963 22.3 -3.5 18.9 12.6

Theo loại tiền

Bằng đồng Việt Nam 12,815 16,909 19,353 28,802 31.9 14.4 48.8 28.4 Bằng ngoại tệ và vàng 2,951 3,541 3,651 2,356 20 3.1 -35.5 -4.1 Theo loại hìnhTCTD Khối TMNN 8,778 11,060 12,667 16,925 26 14.5 33.6 24.7 Khối TMCP, LD, QTD 6,988 9,390 10,337 14,233 34.3 10.1 37.7 27.4 Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

Bảng số liệu trên cho thấy tổng huy động vốn của các Chi nhánh TCTD có mức tăng trưởng qua các năm dù thị trường tiền tệ gặp nhiều biến động. Điều này cho thấy công tác huy động vốn ngày càng khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể: Tốc độ tăng năm 2010 so với năm 2009 là 29.7%, tốc độ tăng năm 2011 tăng so với năm 2010 là 12.5%, như vậy tốc độ tăng trưởng năm 2011 thấp hơn năm 2010. Lý do: Trong năm 2010, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng trưởng, mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Sau chính sách tiền tệ thắt chặt đầu năm 2009 và nới lỏng dần vào cuối năm đến năm 2010 hoạt động ngân hàng đi vào ổn định cùng với sự ổn định của lãi suất cơ bản, lạm phát giảm, niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng tăng trở lại.Các Chi nhánh TCTD đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đảm bảo nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Đến

31/12/2012, nguồn vốn huy động đạt 31,158 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 8,154 tỷ đồng với 35.4%.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2009- 2012 vẫn luôn duy trì ổn định và tăng trưởng. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong bối cảnh nền kinh tế luôn bị ảnh hưởng bất lợi đến công tác huy động vốn.

Cơ cấu theo nguồn tiền gửi:

- Huy động tiết kiệm từ dân cư và phát hành giấy tờ có giá có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt 17,650 tỷ đồng so với đầu năm 2010 tăng 3,163 tỷ đồng với 21.9%, năm 2012 đạt 23,202 tỷ đồng, so với đầu năm 2011 tăng 5,552 tỷ đồng với 31.5%, chủ yếu tăng ở tiền gửi VND, tăng 9,449 tỷ đồng với 48.8%, trong khi tiền gửi ngoại tệ và vàng giảm 1,295 tỷ đồng với 35.5%. Đây là nguồn vốn quan trọng cho hoạt động ngân hàng phát triển bền vững, chiếm 71.3% trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ và có tính ổn định khá cao. Trong đó, huy động từ dân cư bằng đồng Việt Nam tăng trưởng cao 30%, cho thấy, người dân vẫn tin tưởng và giữ tiền đồng bên cạnh các công cụ tích trữ khác như vàng, đôla.

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2012 đạt 6,993 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 2,449 tỷ đồng với 53.9%. Tiền gửi thanh toán thu hộ tiền thuế cho Kho bạc 963 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 153 tỷ đồng với 18.9%.

Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động theo nguồn tiền gửi (2010 - 2012)

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2010 2011 20122 14,487 17,650 23,202 5,124 4,544 6,993 839 810 963

Tiền gửi TK dân cư

Tiền gửi tổ chức kinh tế Tiền gửi kho bạc, khác

Cơ cấu theo loại tiền:

- Huy động bằng VND có mức tăng trưởng qua các năm, cụ thể năm 2012 đạt là 28,802 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 9,449 tỷ đồng với 48.8%; trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư VND giữ mức tăng trưởng mạnh, đạt 23,202 tỷ đồng, tăng 5,552 tỷ đồng với 31.5%.

- Huy động bằng ngoại tệ 2,356 tỷ đồng, so với năm 2011 giảm 1,295 tỷ đồng với 35.5%. Các biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước (trần lãi suất huy động ngoại tệ thấp, tỷ giá ổn định) đã có tác động rõ rệt. Huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm. Người dân đã bán ngoại tệ cho ngân hàng và có xu hướng chuyển từ tiết kiệm bằng ngoại tệ sang gửi tiết kiệm đồng VN; Do đó, tiền gửi tiết kiệm bằng VND tăng trưởng cao 4.8% trong khi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ giảm 35.5%.

Theo loại hình TCTD:

Năm 2012, khối NHTM Nhà nước huy động đạt 16,925 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 4,258 tỷ đồng với 33.6%; Khối NHTM cổ phần, Liên doanh, Quỹ Tín dụng đạt 14,233 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 3,896 tỷ đồng với 37.7%. Về thị phần, khối NHTMNN chiếm 54.3%, khối NHTMCP, LD, QTD chiếm 45.7%.

Biểu đồ 2.2: Tổng vốn huy động theo loại hình TCTD (2010 - 2012)

Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

 Đánh giá công tác huy động:

Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng huy động bằng VND giữ mức tăng trưởng cao (35,5%), kể cả tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi tổ chức kinh tế. Điều này cho thấy trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, các kênh đầu tư nhiều rủi ro nên người dân có xu hướng chuyển sang gửi tiết kiệm đảm bảo an toàn vốn. Hiện tượng tiền gửi tổ chức kinh tế liên tục tăng và tăng cao so với đầu năm cho thấy, trước tình trạng cầu tiêu dùng giảm sút, tỷ suất lợi nhuận thấp, một số doanh nghiệp giảm vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà gửi vào ngân hàng. Đồng thời, các biện pháp điều hành của Ngân hàng

Nhà nước (trần lãi suất huy động ngoại tệ thấp, tỷ giá ổn định, kiên quyết không gia hạn việc huy động vàng, quy định đối tượng được vay ngoại tệ sử dụng trong nước phải có đủ nguồn thu ngoại tệ) đã có tác động rõ rệt. Tiền gửi ngoại tệ của tổ chức và dân cư giảm, chứng tỏ lòng tin của người dân vào giá trị của tiền đồng và chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, góp phần giảm tình trạng "đô la hóa", “vàng hoá” của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương của Chính phủ.

 Hoạt động tín dụng:

Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt động cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các Chi nhánh tổ chức tín dụng bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, duy trì và đáp ứng vốn tín dụng kịp thời cho các thành phần kinh tế; Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa các rủi ro và hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 2009 -2012 Đơn vị: tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 10/09 11/10 12/11 Tăng trưởng bình quân (%) Tổng dư nợ 15,618 18,515 20,225 22,001 18.5 9.2 8.8 12.2

Theo loại tiền

Dư nợ VND 14,524 16,310 16,911 17,925 12.3 3.7 6.0 7.3 Dư nợ ngoại tệ 1,094 2,205 3,314 4,076 101.6 50.3 23.0 58.3 Theo kỳ hạn nợ Ngắn hạn 9,215 10,583 11,900 12,486 14.8 12.4 4.9 10.7 Trung dài hạn 6,403 7,932 8,325 9,515 23.9 5.0 14.3 14.4 Theo loại hình TCTD Khối TMNN 11,037 12,361 13,314 15,209 12 7.7 14.2 11.3 Khối TMCP, LD, QTD 4,581 6,154 6,911 6,792 34.3 12.3 -1.72 14.9 Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay qua các năm đều tăng, đến 31/12/2012, dư nợ cho vay của các Chi nhánh TCTD trên địa bàn đạt 22,001 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1,776 tỷ đồng với 9.33%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng cả nước (8.91%). Bên cạnh nguồn vốn của các TCTD trong nước, các doanh nghiệp (chủ yếu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) còn dùng nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư và bổ sung vốn hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 24 doanh nghiệp vay trung dài hạn nước ngoài đã đăng ký với NHNN, với tổng dư nợ vay 189,76 triệu USD, tương đương 3,952 tỷ đồng; so với đầu năm tăng 55% với 67,36 triệu USD, tương đương 1,400 tỷ đồng.

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ:

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền tệ (2009 - 2012)

Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

Cho vay bằng đồng Việt Nam là 17,925 tỷ đồng, chiếm 81.47% trong tổng dư nợ, so với đầu năm tăng 1,014 tỷ đồng với 6%; Dư nợ bằng ngoại tệ đạt 4,076 tỷ đồng, chiếm 18.53% dư nợ; so đầu năm tăng 762 tỷ đồng với 23%.

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:

Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn (2009 - 2012)

Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà

Qua các năm, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 55% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân đối với dư nợ cho vay trung dài hạn là 14.3%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ cho vay ngắn hạn là 10.7%.

Cơ cấu dư nợ theo loại hình TCTD:

Dư nợ cho vay của Khối Ngân hàng TMNN năm 2012 đạt 15,209 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1,895 tỷ đồng với 14.2%, chiếm 69.1% thị phần; khối Ngân hàng TMCP, LD, QTD đạt 6,792 tỷ đồng, so với đầu năm giảm 119 tỷ đồng với 1.72%, chiếm 30.9% thị phần.

Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ cho vay theo loại hình TCTD (2009-2012)

 Cho vay các đối tượng ưu tiên đến ngày 31/12/2012:

+ Cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn: dư nợ đạt 3,245 tỷ đồng, so đầu năm tăng 465 tỷ đồng với 17.7%, chiếm 14.75% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay NNNT tập trung ở các đối tượng: chi phí sản xuất nông lâm ngư diêm nghiệp 48.8%, chế biến tiêu thụ nông lâm thuỷ sản 20.34%, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 10.06%, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi NNo trên địa bàn nông thôn 8.58%.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012, các Chi nhánh NHTM đã hạ lãi suất đối với các khoản vốn đã cho vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất tối đa không quá 11%/năm cho các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu. Dư nợ đến cuối năm 2012 đạt 69,24 tỷ đồng với 4 doanh nghiệp và 1.243 hộ gia đình.

+ Cho vay phục vụ xuất khẩu: dư nợ đạt 2,860 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ toàn tỉnh. Dư nợ cho vay xuất khẩu trong năm 2011 đã đạt mức tăng trưởng khá cao 27,48%, sang năm 2012, tình hình kinh tế còn khó khăn, thị trường tiêu thụ giảm nên nhu cầu vốn mới của DN không cao, các đơn vị tập trung trả nợ và một số TCTD tăng điều kiện cấp tín dụng tín dụng nên dư nợ không tăng.

 Cho vay các lĩnh vực không khuyến khích:

Dư nợ 2,756 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12.52% dư nợ toàn tỉnh, so đầu năm tăng 144 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng là 1,266 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 254 tỷ đồng; dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS là 1,490 tỷ đồng, so với đầu năm giảm 110 tỷ đồng.

 Cho vay Ngân hàng Chính sách Xã hội:

Dư nợ đến 31/12/2012 đạt 1.434,5 tỷ đồng, so đầu năm tăng 143 tỷ đồng với tỷ lệ 11.1%. Tỷ lệ nợ xấu 0.84%. Dư nợ cho vay một số chương trình lớn như sau: Cho vay hộ nghèo: 406 tỷ đồng; Cho vay giải quyết việc làm: 61 tỷ đồng; Cho vay sinh viên: 519 tỷ đồng; Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 113 tỷ đồng; Cho vay chương trình nước sạch VSMT: 304 tỷ đồng; Cho vay hộ dân tộc thiểu số: 138 tỷ đồng; Cho vay hộ nghèo làm nhà ở: 10 tỷ đồng; Cho vay DNNVV: 6 tỷ đồng.

 Chất lượng tín dụng:

Các chi nhánh TCTD thực hiện đúng quy định về cho vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Đến cuối tháng 12/2012, nợ xấu toàn tỉnh (không bao gồm CNNH Phát triển) chiếm tỷ trọng 2,29%, so đầu năm tăng 0,11%. Tỷ lệ nợ xấu của khối NHTMNN&CPNN là 1.54%, NHTMCP& LD là 3.89%.

 Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp:

Vốn tín dụng ngân hàng vẫn duy trì khá ổn định đối với các doanh nghiệp uy tín, doanh nghiệp quản trị tốt, hoạt động có hiệu quả và một số doanh nghiệp khó khăn tạm thời trên địa bàn; tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên và thế mạnh của Tỉnh.

Đến cuối tháng 12/2012, số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng trên địa bàn là 2.134 doanh nghiệp, so với đầu năm giảm 48 doanh nghiệp. Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 14,002 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 6.4%, chiếm 63.64% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn. Đến ngày 31/12/2012, các chi nhánh TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 81 doanh nghiệp và 133 khách hàng cá nhân với số dư nợ 793,56 tỷ đồng; Đã điều chỉnh giảm lãi suất các hợp đồng cũ về mức tối đa 15%/năm đối với 29.918 khách hàng gồm 1.718 doanh nghiệp và 28.200 cá nhân hộ gia đình, tổng số tiền được điều chỉnh là 5,820 tỷ đồng, chiếm khoảng 79% dư nợ vay cũ có lãi suất trên 15%. Toàn tỉnh, hiện nay tỷ lệ dư nợ có lãi suất từ 15% trở xuống chiếm 81,40%. Trong đó, tỷ lệ dư nợ có lãi suất từ 15% trở xuống chiếm 83.5% dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, và 72.2% đối với lĩnh vực không khuyến khích.

 Đánh giá công tác tín dụng:

Năm 2012, dư nợ cho vay tăng trưởng thấp hơn định hướng, nhưng cơ cấu dư nợ tín dụng dịch chuyển theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương tập trung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ các ngành, lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 49.4%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 39.5%, nông - lâm - thuỷ sản 11.1%. Doanh số cho vay cả năm ước đạt 40,550 tỷ đồng, so với năm trước tăng 4.8%; Doanh số thu nợ 39,470 tỷ đồng, tăng 7.4%. Các TCTD tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)