Hoà, BIDV Khánh Hoà, VCB Nha Trang được định hướng cụ thể như sau:
Đối với Agribank Khánh Hoà:
(i) Nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các chỉ số an toàn hoạt động, cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bền vững cao về tài chính; (ii) Khai thác tối đa tiềm năng thị trường nông thôn truyền thống; (iii) Đầu tư công nghệ thông tin tạo cơ sở phát triển đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, hiện đại;
(iv) Phát triển đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập; (v) Tăng cường tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của n gâ n h à n g. Đặc biệt chú ý tới việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu cuả n gâ n h à n g. Tích cực nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh, linh hoạt với thay đổi của thị trường. Xây dựng duy trì và phát triển quan hệ khách hàng, đặc biệt là lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng; (vi) Tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề cho phát triển bền vững; (vii) Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các thông lệ quốc tế vào công tác tổ chức quản lý và điều hành ngân hàng; (viii) Nâng cao năng suất lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới khách hàng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực xây dựng một lực lượng lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại.
* Định hướng hạn chế và xử lý nợ xấu của Agribank Khánh Hoà như sau:
(i) Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng bền vững, chất lượng, hiệu quả và an toàn, phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định; (ii) Chủ động tạo nguồn vốn để xử lý các khoản nợ xấu bằng việc trích lập dự phòng rủi ro; (iii) Tập trung làm sạch bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý cơ bản các khoản nợ xấu, tận thu hồi tối đa các khoản nợ đã chuyển hạch toán ngoại bảng để tăng năng lực tài chính của Ngân hàng; (iv) Nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng là thực hành tiết kiệm trong kinh doanh để dồn trích đủ dự phòng rủi ro nhằm đáp ứng cơ bản nguồn vốn để xử lý dứt điểm nợ xấu còn tồn đọng cũng như các khoản nợ xấu phát sinh sau này; (v) Gắn phương án xử lý nợ xấu, xây dựng phương án tăng vốn điều lệ để tăng năng lực và tiềm lực tài chính cho ngân hàng; (vi) Đề ra các giải pháp xử lý khả thi để đảm bảo xử lý dứt điểm nợ xấu [8].
Đối với BIDV Khánh Hoà:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Khánh Hoà nói riêng là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng. Mục tiêu hoạt động là trở thành ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu
Việt Nam. Với phương châm hoạt động là hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
Nhiệm vụ của ngân hàng là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của luật pháp, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Chính sách kinh doanh là chất lượng - tăng trưởng bền vững - hiệu quả an toàn, cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại.
Ngân hàng cam kết với khách hàng: Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất; chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm và dịch vụ đã cung cấp.
* Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, BIDV khánh Hoà đã đưa ra định hướng phát triển với hoạt động xử lý nợ xấu như sau:
Tín dụng: Đa dạng hóa hình thức tín dụng cho thích hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, để đạt được mục tiêu sinh lợi.
Chính sách đối với các khoản nợ xấu bao gồm quy định mức rủi ro có thể chịu được đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng vùng và chuẩn bị các điều kiện để đối phó với rủi ro, các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác. Tỷ lệ nợ xấu là 1.1% trong năm 2013.
Ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro hợp lý dựa trên cơ sở phân loại nợ và giá trị tài sản đảm bảo của từng khoản vay. Chính sách giải quyết nợ xấu liên quan tới nhiều bên: ngân hàng, khách hàng, chính quyền địa phương, tòa án … Lập bộ phận chuyên trách giải quyết các khoản nợ xấu [9].
Đối với VCB Nha Trang:
Dựa trên những điều kiện thuận lợi về địa bàn đầu tư cũng như định hướng phát triển của VCB Nha Trang trong hoạt động tín dụng là “an toàn và hiệu quả”. VCB Nha Trang dự kiến hoạt động tín dụng trong những năm tới sẽ là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại tỉnh Khánh Hòa. Mặt khác, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác và sự phát triển của các hình thức đầu tư trực tiếp, hoạt động tín dụng của ngân hàng có chiều hướng tăng trưởng chậm lại. Cụ thể định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới như sau:
Về cho vay ngắn hạn: Tiếp tục thẩm định và cho vay các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng thiết yếu theo định hướng phát triển như điện, điện tử, các sản phẩm công nghệ cao đồng thời hỗ trợ xuất khẩu. Tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định, tăng nhanh tốc độ giải ngân của các dự án trung và dài hạn đã ký kết, đồng thời tiếp tục tìm kiếm những dự án khả thi có hiệu quả.
Về đối tượng cho vay: Ngân hàng chủ trương giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động không có hiệu quả. Ngân hàng sẽ tập trung cho vay các đối tượng là công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh. Ngoài ra ngân hàng cũng chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp được cổ phần hoá từ các doanh nghiệp nhà nước trước đây và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tăng trưởng tín dụng và đi đôi với việc duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu hợp lý cho các khách hàng có năng lực tài chính đủ mạnh, tính thanh khoản cao/kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng.
Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo. Đặc biệt ngân hàng sẽ tiếp cận các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả. Khuyến khích những khách hàng hiện tại đưa tài sản đảm bảo vào thế chấp tại ngân hàng, tăng dần tỷ lệ vay có tài sản đảm bảo.
Tăng cường công tác khách hàng trên cơ sở áp dụng mô hình quan hệ khách hàng theo phương thức quản lý khách hàng của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Sắp xếp, phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm của VietcomBank.
Bám sát, theo dõi chặt chẽ các đơn vị có nợ tồn đọng, đồng thời tích cực thu hồi những khoản nợ đọng đã được xử lý, đựơc trích lập dự phòng rủi ro, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ không sinh lời để nâng cao năng lực tài chính.
Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, phát huy tốt hơn vai trò của phòng quản lý rủi ro tín dụng nhằm phát hiện, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Xây dựng cơ cấu tín dụng có khả năng sinh lời cao, phù hợp với quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, xu hướng vận động của nền kinh tế (nhất là các ngành hàng chịu tác động mạnh khi thực hiện các cam kết WTO), ưu tiên phát triển tín dụng vào các khu vực kinh tế phát triển, năng động và phù hợp với thời hạn nguồn vốn thanh toán của ngân hàng.
Thực hiện chính sách lãi suất, phí hợp lý, bảo đảm tính cạnh tranh, hiệu quả phù hợp với đặc điểm, mức độ rủi ro của từng khoản vay.
Một số chỉ tiêu chính:
- Tổng tài sản đến 31/12/2012: 3,198 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân 18%- 19%/ năm, thì đến năm 2015 dự báo sẽ khoảng 5,812 tỷ đồng.
- Huy động vốn đến 31/12/2012 đạt 3,261 tỷ đồng, dự báo đến năm 2015 trên 5,500 tỷ đồng.
- Dư nợ tín dụng đến 31/12/2012 là 3,087 tỷ đồng, dự báo đến năm 2015 là 5,000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn xấp xỉ 2% tổng dư nợ vào cuối năm 2012 và sẽ dưới 1,3% vào cuối năm 2015 [10].