Thứ nhất: HHNH cần có biện pháp kịp thời nắm tình hình, phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực thi luật Ngân hàng và các luật liên quan, cũng như các quyết định được ban hành, đồng thời kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi bổ sung, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về ngân hàng và các luật có liên quan.
Thứ hai: HHNH nên theo dõi tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cụ thể từng ngân hàng hội viên để kịp thời nắm bắt tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng của các tổ chức hội viên; từ đó tổng hợp, phản ánh với cơ quan nhà nước thẩm quyền để xem xét, tháo gỡ.
Thứ ba: HHNH cần thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, quảng bá chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực Ngân hàng nói chung và vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng, song song với đó là thành lập các diễn đàn trao đổi về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị nợ xấu trong các Ngân hàng, góp phần hỗ trợ các Ngân hàng hội viên đạt được mục tiêu kinh doanh và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ tư: HHNH có thể xây dựng các kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát về vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động ngân hàng từ các chương trình tài trợ của nước ngoài, nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát trong nước và ở nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu của các ngân hàng Hội viên. Bên cạnh đó, HHNH có thể hợp tác với các Học viện, Viện nghiên cứu, Trường Đại học và trung học chuyên nghiệp, Trung tâm Đào tạo trong nước, ngoài nước trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ Ngân hàng, tiếp nhận các chương trình dự án tài trợ trong lĩnh vực đào tạo và thực hiện các chương trình dự án đó từ các tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan đến quản trị nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức cho các ngân hàng hội viên