Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân. Quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng đầu tư quá mức, mở rộng kinh doanh bằng mọi giá trong khi các nguồn lực về con người, vốn, công nghệ...và thị trường chưa đầy đủ, dẫn đến hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ tại Ngân hàng.
Cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với các đối tác cũng như quan hệ vay vốn tại NHTM. Nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ quy định của pháp luật. Tránh tình trạng vi phạm cam kết do nguyên nhân không biết hoặc hiểu sai quy định, dẫn đến cố tình gây cản trở NHTM trong việc thực hiện các quyền đối với tài sản, nghĩa vụ nợ của khách hàng và/hoặc người bảo lãnh.
Chú trọng nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính cung cấp cho NHTM thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập. Thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình tài chính, luồng tiền luân chuyển để có thể chủ động trong kinh doanh, khắc phục kịp thời khi tình hình tài chính có dấu hiệu suy giảm, mất cân đối.
Không ngừng nâng cao năng lực tài chính, có chính sách phân phối lợi nhuận cho phù hợp, đặc biệt chú trọng đến việc trích lập các quỹ dự phòng nhằm nâng cao khả năng chống đỡ đối với những biến động theo chiều hướng bất lợi của thị trường.
Chủ động phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời những thông tin ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng, không được che dấu, làm sai lệch thông tin nhằm đạt những mục đích nhất định.
Doanh nghiệp khi gặp khó khăn cần chủ động hơn nữa trong việc lựa chọn các giải pháp sáp nhập, hợp nhất hoặc có những phương án tăng vốn kịp thời, đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài và không thể cứu vãn. Trong trường hợp không thể cứu vãn, doanh nghiệp cũng cần chủ động tuyên bố phá sản theo luật phá sản, đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đã được đề cập ở chương 2 về thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nói chung và ba ngân hàng Agribank Khánh Hoà, BIDV Khánh Hoà, VCB Nha Trang nói riêng, ở chương 3 tác giả đã đưa ra những giải pháp tăng cường xử lý nợ xấu sẽ giúp cho các ngân hàng có thể giải quyết tốt trong công tác xử lý nợ xấu đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, đối với những giải pháp không thể thực hiện được, tác giả cũng xin được kiến nghị một số vấn đề liên quan đến công tác xử lý nợ xấu nhằm hoàn thiện phần nào hệ thống các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng để từ đó đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của các NHTM là một trong những trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay. Vấn đề giải quyết nợ xấu, làm lành mạnh tình hình tài chính của các NHTM cũng là một nhân tố quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bởi sự yếu kém của hệ thống NHTM sẽ có tác động tiêu cực tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong thời gian tới, nhất là khi nước ta đang trong lộ trình hội nhập quốc tế.
Vấn đề nợ xấu vẫn còn rất bức xúc trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tuy nhiên các ngân hàng, các doanh nghiệp cũng như các chủ thể kinh tế vẫn còn tâm lý xem những khoản nợ quá hạn, nợ xấu này là tài sản thực có, hay là của để dành của mình. Do vậy, vẫn còn tâm lý chờ đợi để thu đủ giá trị của các khoản nợ. Việc hạn chế mức thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng của ngành ngân hàng trong nền kinh tế, giúp cho các đơn vị tổ chức và các thành phần kinh tế có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đát nước, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tốt công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước.
Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của NHTM. Muốn vậy đòi hỏi các NHTM phải thực hiện đổi mới nhằm tăng cường hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, phải có bước phát triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm hội nhập với kinh tế thế giới.
Ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro nên nợ xấu phát sinh là tất yếu và trong dự tính. Công tác xử lý và thu hồi nợ xấu là hoạt động nghiệp vụ thông thường của ngân hàng. Do đó các ngân hàng phải luôn luôn sẵn sàng tâm thế chấp nhận rủi ro trong phạm vi nhất định để có thể tồn tại và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
2. Nguyễn Đức Cường (2006), Những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng. Số 54, trang 99 - 100.
3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê. 4. TS. Vũ Quang Huy và Vũ Trọng Tài (2008), Kinh nghiệm các nước trong phòng ngừa và xử lý tín dụng, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng. Số 71, trang 56 - 62 5. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Đà Nẵng
6. Trần Thị Hồng Thắm (2007), Giải pháp xử lý và ngăn ngừa nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Báo cáo tổng kết NHNN tỉnh Khánh Hoà năm 2009, 2010, 2011, 2012 8. Báo cáo tổng kết ngân hàng Agribank Khánh Hoà năm 2010, 2011, 2012 9. Báo cáo tổng kết ngân hàng BIDV Khánh Hoà năm 2010, 2011, 2012 10.Báo cáo tổng kết Ngân hàng VCB Nha Trang năm 2010, 2011, 2012 11. Một số website:
http:// www.vneconomy.com.vn http:// www.vnexpress.net
http:// www.vnmedia.vn http:// www.dantri.com.vn