Được tích tụ từ nhiều năm trước và bắt đầu nổi cộm trong năm 2012, dự kiến sẽ vẫn còn khó khăn vào năm 2013- nợ xấu đã trở thành vật cản lớn trong sự phát triển và ổn định của thị trường tiền tệ năm nay. Mặc dù không quá căng thẳng so với mặt bằng chung của cả nước nhưng việc tập trung xử lý nợ xấu vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng Khánh Hòa năm 2013, để cùng với cả nước ngăn chặn và giảI quyết triệt để "điểm nghẽn" này cho nền kinh tế.
Theo công bố của Ngân hàng nhà nước, số nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2012 ước khoảng 4.86% tổng dư nợ. Còn tại Khánh Hòa, nợ xấu toàn tỉnh chiếm tỷ trọng 2.29%, so đầu năm tăng 0.11%. Trong đó tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại & cổ phần nhà nước là 1.54%, ngân hàng thương mại cổ phần & liên doanh là 3.89%. Theo nhận định của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Khánh Hòa, con số này không lớn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên việc tập trung tăng trưởng tín dụng ổn định, hạn chế sự gia tăng nợ xấu vẫn là vấn đề được các ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu vì tình hình kinh tế dự kiến sẽ còn nhiều khó khăn.
Trước hết, có thể xem xét tổng quát thực trạng nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2009-2012 trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu của ngành ngân hàng tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2009-2012 Đơn vị: tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tổng dư nợ(TDN) 15,810 18,851 20,225 22,001 19.2 7.3 8.8 Nợ xấu 429 561 768 1,013 30.8 36.9 31.9 Tỷ lệ nợ xấu/TDN (%) 2.7 2.9 3.8 4.6 7.4 31 21.1 Nguồn: NHNN tỉnh Khánh Hoà
Qua bảng trên, nhận thấy: Nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2009 - 2012 có nhiều biến động. Cụ thể: Nợ xấu và tốc độ tăng trưởng nợ xấu tăng liên tục qua các năm, riêng năm 2012 nợ xấu tăng 1,776 tỷ đồng so với năm 2011. Lý do: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế kéo dài, thị trường chứng khoán, bất động sản ảm đạm đã làm giảm giá trị tài sản bảo đảm, thêm vào đó sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, hàng tồn kho tăng cao làm ứ đọng vốn trong sản xuất, doanh nghiệp không có đủ nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Hơn nữa, năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức độ rủi ro… là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu bắt đầu lộ diện rõ hơn và tăng trong năm 2012. Cùng với việc xác định rõ nguyên nhân, một chương trình xử lý nợ xấu đã được các cơ quan chuyên ngành triển khai thực hiện một cách quyết liệt và cam kết sẽ tiếp túc được đẩy mạnh thực hiện trong năm 2013. Đây là một trong những tín hiệu tích cực cho kinh tế Việt Nam trong năm mới.