Đánh giá tình hình hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)

2.2.5.1 Những thành tựu đạt được từ hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

Hoạt động M&A ngân hàng trong mấy năm qua diễn ra nhanh và tăng mạnh về số lượng và giá trị giao dịch. Giá trị cộng hưởng của thương vụ đã giúp hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam phát triển vững mạnh hơn đồng thời lượng vốn lớn của nhu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng được đáp ứng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong giai đoạn vừa qua.

Bên cạnh đó động mua lại và sáp nhập (M&A) được cho là một trong những giải pháp tái cấu trúc ngân hàng khả thi nhất để loại bỏ những bất cập, chênh lệch quá lớn về tài chính và khả năng quản trị của các ngân hàng. Chủ trương tái cấu trúc lại theo hướng giảm và loại bỏ các ngân hàng yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cũng chính là một trong những nội dung được Chính phủ khuyến khích thực hiện theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012.

Điểm lại hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam từ năm 2007 đến 2012 cho thấy, có tới 15 thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài, trong đó năm 2007 và 2008 có tới 10 thương vụ. Xét về giá trị, 2 trong số 15 thương vụ có giá trị lớn nhất là Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank trị giá 567,3 triệu USD trong năm 2011 và Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ mua lại 20% cổ phần Vietinbank trị giá 743 triệu USD năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động này không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng nội với nhau mà còn thu hút và hấp dẫn các đối tác nước ngoài tham gia vì họ nhìn nhận “miếng bánh” thị phần ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển nhất là mảng dịch vụ bán lẻ và thanh toán quốc tế.

Năm 2013, NHNN đã yêu cầu 9 NHTMCP yếu kém có vốn điều lệ chưa đủ 3.000 tỷ đồng và 13 ngân hàng khác có mức vốn điều lệ dưới 4.500 tỷ đồng sẽ phải tiến hành tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ nếu muốn tồn tại. Những ngân hàng thuộc diện này bao gồm: NHTMCP Sài gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa hợp nhất thành NHTMCP Sài Gòn; NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB); NHTMCP Nam Việt (Navibank); Ngân hàng Đại Tín (TrustBank); TienPhongBank; Ngân hàng Phương

Tây (Western Bank) hợp nhất với Tổng Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC) và GP Bank…

Nhiều ý kiến cho rằng, M&A là một trong những nội dung quan trọng để tái cấu trúc ngân hàng theo chủ trương của NHNN để hướng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, hiệu quả hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

2.2.5.2 Những mặt hạn chế

- Các thương vụ mua bán sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam còn đơn giản phần lớn là mua lại cổ phần, tài sản để trở thành cổ đông chiến lược của nhau. Các thương vụ thâu tóm hầu như không có.

- Các vụ mua bán sáp nhập ở nước ta còn khá khiêm tốn so với các nựớc trong khu vực cùng thời kỳ. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán của các Ngân hàng thương mại trong nước diễn ra theo xu hướng các ngân hàng lành mạnh, đang trên đà phát triển hợp nhất hoặc sáp nhập với tổ chức tín dụng có nguy cơ phá sản, hầu hết các giao dịch M&A đều do sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước chứ không phải là do tự nguyện. Giá trị giao dịch nhỏ, thông tin xung quanh các vụ giao dịch đều được bảo mật rất khó cho việc học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, bản chất của các hoạt động M&A chỉ là giải pháp để cứu vãn các ngân hàng đang nguy kịch, tránh sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng theo mục tiêu củng cố, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại.

- Với nhiều kĩ thuật và bước đi phức tạp trong khi ngành M&A mới xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nên kinh nghiệm và nguồn nhân lực không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường mặt khác xuất hiện trung gian tài chính tư vấn nhưng hoạt động thiếu chuyên nghiệp nên hiệu quả các thương vụ M&A không cao. Hoạt động M&A được thực hiện thiếu tính toán cẩn thận. các tiêu chí lựa chọn ngân hàng mục tiêu không phù hợp với thực tế mang nhiều khuynh hướng chụp giật. Cách xác định giá thâu tóm thiếu cẩn trọng dẫn đến hiệu quả của thương vụ không như mong muốn hay thiếu kế hoạch hoà hợp văn hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Thiếu thông tin và đánh giá hiệu quả sau khi M&A được diễn ra cũng như tích hợp công nghệ thông tin đang là những rào cản cản trở hoạt động này. Điều này có thể dẫn tới những rủi ro trong quản trị ngân hàng khi chưa được tích hợp hệ thống corebanking mới

- Việc rò rỉ thông tin về hoạt đông M&A giữa các ngân hàng với nhau sẽ gây tâm ký hoang mang và lo lắng của khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng. Điều này

ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì ngân hàng kinh doanh dựa vào niềm tin và uy tín.

- Mặc dù môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý đã có nhiều cải thiện trong những năm vừa qua. Nhưng nếu xem xét một cách chi tiết thì nhiều thương vụ M&A ngân hàng thất bại một phần do thiếu những thông tin hoặc có nhưng không chính xác. Vẫn tồn tại những vụ đàm phán ngầm giữa hai bên không có đơn vị tư vấn trung gian nhằm thu lợi nhuận trong ngắn hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu bức tranh tổng quát về ngân hàng thương mại Việt Nam, tình hình sáp nhập và mua lại ngân hàng tại việt Nam trong thời gian vừa qua từ đó đưa ra tính tất yếu phải tiến hành M&A ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời phù hợp với xu thế tất yếu của kinh tế thế giới. Qua đó nêu lên những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này tại Việt Nam để các NHTMCP Việt Nam

CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 Phương hướng

3.1.2.1 Các ngân hàng nhỏ sẽ “bắt tay” với các ngân hàng nhỏ

Các Ngân hàng nhỏ ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và có đất sống bởi lẻ nó có thị trường riêng, những phân khúc thị trường mà các ngân hàng lớn hơn và các ngân hàng khác bỏ qua hoặc chưa có điều kiện đáp ứng được. Sự tồn tại của các ngân hàng nhỏ là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng cũng như khai thác triệt để các khe hở của thị trường.

Tuy nhiên, với điều kiện nền kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay, các ngân hàng nhỏ đã bắt đầu bộc lộ những lúng túng trong cách quản trị điều hành và những yếu kém trong vấn đề thanh khoản. Để nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh buộc các ngân hàng phải nghĩ đến việc liên kết thành một khối.

- Hình thức liên kết, sáp nhập các ngân hàng nhỏ có thể được thực hiện như sau: + Thành lập các liên hiệp ngân hàng gồm 3-5 ngân hàng nhỏ: vẫn duy trì tư cách pháp nhân riêng của từng ngân hàng, chỉ thành lập hội đồng tín dụng thống nhất, chính sách tín dụng thống nhất, đường lối chiến lược thống nhất, sáp nhập các bộ phận dịch vụ, hệ thống thanh toán, tiếp thị, quảng cáo, thông tin.

+ Sau giai đoạn đầu, khi các ngân hàng đạt đến mức độ “hòa hợp” các ngân hàng sẽ tiến tới sáp nhập hoàn toàn thành một khối thống nhất hình thành một pháp nhân mới.

- Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện:

+ Ưu điểm: Các ngân hàng nhỏ có chiến lược kinh doanh, phương pháp quản lý tương đồng, đối tượng khách hàng có đặc điểm giống nhau. Ban đầu có sự liên kết sẽ cho phép các ngân hàng nhỏ vẫn tiếp tục tự chủ phát huy thế mạnh của mình bằng cách khai thác đối tượng khách hàng truyền thống đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm bằng cách liên minh, liên kết với các ngân hàng nhỏ khác. Sau một thời gian, các ngân hàng nhỏ tiến hành sáp nhập thành một pháp nhân mới sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và tránh tình trạng “cú sốc” văn hóa giữa các ngân hàng với nhau.

+ Giá trị cộng hưởng sau giao dịch M&A:

 Giá trị cộng hưởng hoạt động: lợi thế kinh tế nhờ quy mô, tiết kiệm được chi phí do loại trừ được những yếu tố trùng lắp như giảm bớt số lượng các chi nhánh, nhân sự, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ.

 Giá trị cộng hưởng tài chính: Tăng cường tính thanh khoản do tăng vốn điều lệ, nguồn huy động, và đặc biệt là năng lực cho vay các dự án lớn, góp vốn mua cổ phần vào các doanh nghiệp, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới mà vẫn đảm bảo theo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.

+ Những khó khăn khi thực hiện:

Mô hình này sẽ khó thực hiện bởi tâm lý sợ sự thay đổi của các nhà quản trị ngân hàng và vì vấn đề phân chia lợi ích khi liên kết với các ngân hàng nhỏ cùng cấp.

Các ngân hàng nhỏ sáp nhập với nhau không có yếu tố “cú hích kỹ thuật” từ các ngân hàng lớn hơn, do các ngân hàng nhỏ cơ sở kỹ thuật như nhau và không có điểm nổi trội nên phải tốn thời gian và chi phí cho hoạt động R&D và tìm chiến lược kinh doanh mới, quản lý mới cho ngân hàng sau sáp nhập.

3.1.2.2 Ngân hàng lớn sáp nhập và mua lại ngân hàng nhỏ

Đây sẽ là xu hướng sẽ có nhiều khả năng xảy ra nhất trong giai đoạn sắp tới, khi các ngân hàng nhỏ bị “ đuối” trong điều kiện kinh tế khắt nghiệt như hiện nay và trong thời gian sắp tới. Các ngân hàng lớn cũng đang ngấm ngầm chạy đua chuẩn bị chiến lược mua lại các ngân hàng nhỏ hơn để mở rộng thị trường.

- Hình thức sáp nhập các ngân hàng lớn với các ngân hàng nhỏ diễn ra như sau: + Giai đoạn đầu, các ngân hàng lớn sẽ tham gia góp vốn, liên doanh, liên kết và trở thành cổ đông chiến lược với các ngân hàng nhỏ hơn.

+ Giai đoạn tiếp theo, các ngân hàng lớn sẽ tiến hành sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ hơn .

- Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện: + Ưu điểm

Các ngân hàng lớn trước hết sẽ trở thành cổ đông chiến lược trong các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao năng lực điều hành và tài chính đồng thời trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực như quản trị ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bán buôn, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Vì các ngân hàng nhỏ vẫn còn đất sống và phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng cũng như lợi thế của mình thì các

ngân hàng lớn sẽ chưa tính đến việc sáp nhập hay mua lại. Các ngân hàng lớn sẽ nghĩ đến việc mua lại, sáp nhập khi các ngân hàng nhỏ không còn nguồn lực để khai thác thị trường cũng như tiềm năng của mình.

+ Những khó khăn khi thực hiện

Các ngân hàng nhỏ và các ngân hàng lớn có những dòng sản phẩm khác nhau, phân khúc thị trường không đồng nhất, văn hóa làm việc khác nhau, việc về sống “chung dưới một mái nhà” giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn để tạo ra sự hòa hợp và đạt được những giá trị như mong muốn.

- Giá trị cộng hưởng sau hoạt động M&A

+ Giá trị cộng hưởng hoạt động: Khả năng làm giá lớn hơn xuất phát từ việc giảm bớt cạnh tranh và nâng cao thị phần, dẫn tới thu nhập từ hoạt động và lợi nhuận cao hơn. Đặc biệt, các ngân hàng lớn có được nguồn khách hàng, các chi nhánh, nhân sự ở những phân đoạn thị trường mà các ngân hàng nhỏ đã xây dựng.

+ Giá trị cộng hưởng tài chính: thể hiện dưới dạng luồng tiền lớn hơn và chi phí huy động vốn thấp hơn hoặc cả hai. Cụ thể, có thể khai thác nguồn tiền gửi dư thừa từ các ngân hàng nhỏ để thực hiện các dự án cho vay của mình, đồng thời ngược lại, ngân hàng lớn sẽ đầu tư vào các dự án mà các ngân hàng nhỏ không đủ vốn để đầu tư hoặc bị khống chế các tỷ lệ an toàn về vốn của Ngân hàng Nhà Nước.

Các ngân hàng lớn tiến hành mua các ngân hàng nhỏ vì các lợi ích về thuế , ví dụ các ngân hàng lớn tận dụng các lợi thế về thuế để ghi tăng tài sản của ngân hàng bị mua hoặc sử dụng được khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh thuần để giảm bớt thu nhập. Các ngân hàng có lãi mua một ngân hàng đang thua lỗ để giảm bớt gánh nặng về thuế, hoặc tăng mức khấu hao tài sản nhờ đó tiết kiệm chi phí thuế và tăng giá trị doanh nghiệp.

3.1.2.3 Các ngân hàng cùng quy mô (lớn, trung bình) và cùng chiến lược phát triển sáp nhập với nhau

Theo mô hình này, các ngân hàng cùng quy mô (trung bình, lớn) sẽ bắt tay hợp tác với nhau, xu hướng này đã xảy ra ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu, và hiện nay bắt đầu ở Châu Á. Khi mà thị trường tài chính ngân hàng đạt được mức phát triển tương đối ổn định, các nguồn lực được khai thác một cách tương đối toàn diện thì xu hướng sáp nhập các ngân hàng cùng quy mô xảy ra. Chẳng hạn, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu, hay ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và ngân hàng Công Thương Việt Nam sáp nhập lại sẽ tạo ra những ngân hàng đủ lớn tăng khả năng cạnh tranh với các tập đoàn tài chính quốc.

- Các ngân hàng cùng quy mô, cùng chiến lược phát triển trong hoạt động sáp nhập M&A được thực hiện như sau

+ Giữ cổ phiếu chéo với nhau thông qua hoạt động góp vốn liên doanh, đầu tư mua cổ phần và hợp tác liên kết trong nhiều lĩnh vực như tín dụng, sản phẩm thẻ, công nghệ thông tin….

+ Tiến hành sáp nhập các ngân hàng với nhau để hình thành các ngân hàng mạnh hơn.

- Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện này: +Ưu điểm

Sản phẩm của các ngân hàng này khá đồng nhất, văn hóa và quy trình làm việc tương đồng, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng giống nhau nên việc sáp nhập các ngân hàng cùng quy mô sẽ thuận lợi, tốn ít thời gian và chi phí cho hoạt động sáp nhập. + Những khó khăn khi thực hiện

Mô hình này có khả năng thực hiện. Khi nền tài chính phát triển khá cao và ổn định. Các nguồn lực được khai thác triệt để, thị trường đã khai thác hiệu quả và đạt đến mức bão hòa cần có sự sáp nhập của các ngân hàng để giảm chi phí hoặc tăng cường khả năng bành trướng sang những thị trường mới hơn để khai thác. Việc ngồi vào bàn đàm phán cho hoạt động sáp nhập ngân hàng giữa các nhà quản trị và điều hành sẽ khó khăn hơn do ai cũng có thế mạnh của mình và không muốn đánh mất vị trí hiện tại.

- Giá trị cộng hưởng sau hoạt động M&A

+ Giá trị cộng hưởng hoạt động: Tiết kiệm được chi phí nhờ tăng quy mô do cắt giảm được các yếu tố trùng lắp như mạng lưới chi nhánh như hiện nay, cắt giảm chi phí, do giảm nhân sự, tập trung nguồn lực cho nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn. Tăng cường khả năng khai thác thị trường, bành trướng và tập trung quyền lực.

+ Giá trị cộng hưởng tài chính: Tăng lợi thế về quy mô do đó tăng cường khả năng đầu tư vào các dự án lớn, nguồn tài chính dồi dào từ nguồn vốn tự có và khả năng

Một phần của tài liệu giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)