Khủng hoảng tài chính thế giới

Một phần của tài liệu giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ mà bắt nguồn từ sự sụp đổ của các bong bóng bất động sản và các khoản cho vay dưới chuẩn của các NH ở Mỹ không chỉ gây chấn động đến hệ thống tài chính của Hoa Kì mà cơn địa chấn này lan rộng và đe doạ sự ổn định đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hệ thống tài chính nhiều nước bị tê liệt, hàng loạt các doanh nghiệp công ty lớn bị phá sản, kéo theo đó là bao hệ luỵ năm 2009 như tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp cao… dẫn đến suy thoái trên phạm vi toàn cầu. Trong một thế giới toàn cầu hoá sâu và rộng như ngày

nay nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực là không tránh khỏi. Về phương diện vĩ mô, khủng hoảng tài chính làm cho Việt Nam giảm tốc độ tăng trưởng, thâm hụt thương mại, đầu tư FDI cùng lượng kiều hối giảm mạnh, áp lực tăng giá đồng nội tệ…Về phương diện vi mô, các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, giá đầu vào cao trong khi xuất khẩu giảm mạnh. Hàng loạt các doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Tác động của nó đến ngành tài chính ngân hàng còn lớn hơn. Mặc dù mức độ trình độ, liên kết các ngân hàng TM Việt Nam với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế song những tác động là đáng kể. Thị trường chứng khoán sụt giảm trầm trọng bất chấp can thiệp của Chính phủ. Thị trường tiền tệ bất ổn tính thanh khoản thấp, lãi suất huy động tăng đến mức chóng mặt tạo nên cuộc đua lãi suất tiền gửi giữa các NHTM . Các doanh nghiệp khát vốn song khó có thể vay vốn từ NH nội. trong khi đó các NH nước ngoài đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi phân khúc thị trường điều chỉnh dần sang khối NH nước ngoài. Đồng thời các NH nước ngoài thực hiện chính sách “sói gửi chân”nhằm tăng lượng cổ phần nắm giữ để trở thành cổ đông chiến lược trong các ngân hàng TMCP đang diễn ra phổ biến

Có thể dễ dàng nhận thấy áp lực thực sự khi các NHTM Việt Nam nói chung và NHTMCP nói riêng có đủ mạnh để cạnh tranh với khối NH nước ngoài trên chính mảnh đất vốn từ lâu gọi là “Sân nhà” khi thực trạng còn manh mún thiếu liên kết với nhau.

Một phần của tài liệu giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)